Sat. Dec 9th, 2023

Libération hôm nay 28/08/2023 nhận định « Một năm rưỡi sau khi khởi đầu cuộc chiến tranh ở Ukraina, đồng rúp bị hụt hơi ». Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất chỉ đạo từ 8,5 % lên 12,5 % để cố gắng ngăn đồng rúp bị sụt giá tiếp. Nhiều nhà kinh tế nhận định tình trạng này cho thấy viễn cảnh không mấy gì tốt đẹp cho nước Nga, có người không hiểu tại sao phương Tây không nhân đó trừng phạt thêm.

 

Một cơ sở đổi tiền cạnh một pa-nô quảng cáo tuyển quân trên đường phố Matxcơva ngày 14/08/2023. Đồng rúp đã mất giá hơn 25 % kể từ đầu năm nay. AP – Alexander Zemlianichenko

Thụy My

 

Đồng rúp sẽ còn mất giá

Không mấy ai ngạc nhiên, vì từ đầu năm, đồng rúp đã bị mất giá 25 % so với đô la Mỹ, vượt ngưỡng 100 rúp đổi 1 đô la. Giáo sư Oleg Itskhoki của đại học California giải thích : « Đồng rúp sụt giá vì vốn đầu tư rút đi nhiều hơn thặng dư thương mại ». Tư bản chạy khỏi Nga từ đầu cuộc xâm lăng, nhưng thặng dư thương mại rất cao vào mùa xuân 2022 do những biện pháp trừng phạt đầu tiên khiến giá nguyên vật liệu của Nga tăng cao, còn nhập khẩu ít đi. Do đó đồng rúp vào tháng 6/2022 ở mức cao nhất kể từ bốn năm.

 

Từ mùa hè vừa qua, xuất khẩu bắt đầu đi xuống còn nhập khẩu tăng nên thặng dư thương mại giảm, nhưng vốn đầu tư tiếp tục ra đi. Thế nên việc đồng rúp mất giá là xu hướng kéo dài chứ không phải nhất thời, và vụ nổi loạn của Yevgeny Prigozhin hồi tháng Sáu càng đẩy nhanh hơn quá trình. Việc phương Tây áp đặt trần giá 60 euro/thùng dầu khiến giá bán của Nga giảm mất 40 % so với năm 2022.

 

Nguồn thu từ năng lượng ít đi là vấn đề lớn cho nỗ lực chiến tranh của Nga. Theo Viện Kinh tế Gaidar ở Matxcơva, trong 5 tháng đầu năm nay chính quyền Nga chi cao hơn 50 % so với cùng kỳ năm 2021. Tuần báo The Economist ước tính ngân sách Nga đã phải chi thêm 5.000 tỉ rúp (63 tỉ euro) cho vũ khí. Bán đảo Crimée và những vùng giáp giới với Ukraina được lợi về kinh tế nhờ đầu tư quân sự, tuy nhiên cư dân gần như hàng ngày phải chịu đựng những vụ tấn công của Ukraina bằng rốc-kết và drone.

 

***Chỉ có cách « làm chư hầu cho Trung Quốc hay nhờ cậy vùng Vịnh »

 

Chi nhiều nhưng nguồn thu từ dầu khí ít đi dẫn đến thâm hụt ngân sách, cần phải vay nợ. Cho dù có thể dựa vào Ngân hàng Trung ương và 585 tỉ dự trữ bằng vàng, ngoại tệ, cuộc chiến tiêu tốn rất nhiều và kéo dài không biết đến bao giờ. Chuyên gia Julien Vercueil của Inalco lưu ý : Dù Nhà nước Nga nợ ít, nhưng ít có khả năng vay mượn, « trừ phi làm chư hầu cho Trung Quốc hay nhờ cậy các nước vùng Vịnh ».

 

Từ đầu cuộc xâm lăng, Nga cố tự cung tự cấp, một chiến lược « kỹ nghệ hóa đảo ngược ». Tuy nhiên chỉ có 30 % doanh nghiệp tìm được sản phẩm nội địa thay thế hàng nhập từ phương Tây, có nghĩa là Nga tiếp tục lệ thuộc đến hai phần ba. Việc quay sang nhập hàng châu Á khiến giá thành tăng mà chất lượng giảm. Đặc biệt trong nhiều lãnh vực, công nghệ phương Tây tân tiến hơn rất nhiều so với thị trường châu Á. Theo giáo sư Maria Demertzis ở Florence, Nga không thể tự sản xuất tất cả và nhiều loại hàng sẽ có chất lượng tệ hơn nhưng giá mắc hơn.

 

Bên cạnh đó, tăng cường sản xuất còn vấp phải vấn đề thiếu nhân công. Tại Saint-Pétersbourg, các xưởng may không tìm được công nhân có tay nghề và vật liệu để đáp ứng những đơn đặt hàng quân phục ồ ạt. Ở vùng công nghiệp Sverdlovsk, một nhà máy xe tăng mới đây phải nhận hàng trăm tù nhân ở địa phương vào làm việc để đạt chỉ tiêu.

 

Kinh tế có thể là yếu tố giúp chấm dứt chiến tranh

Tình hình còn tệ hơn trong những ngành kỹ nghệ dân sự. Hàng ngàn người đã bị đưa ra mặt trận, nhiều người khác chạy trốn từ đầu cuộc chiến. Sử dụng lao động nhập cư cũng phức tạp vì trừng phạt khiến họ không thể gởi tiền về nước.

 

Kinh tế gia Liam Peach của Capital Economics phân tích, hầu như không còn cung trong nền kinh tế Nga, và kết quả tất nhiên là lạm phát. Nhà kinh tế Oleg Itskhoki kinh ngạc khi phương Tây không nhân lúc Nga đang yếu đi để trừng phạt thêm. Ông nhấn mạnh : « Đây chính là lúc kinh tế Nga đặc biệt dễ tổn thương. Cho đến mùa hè này, chúng tôi không nghĩ rằng kinh tế là nhân tố có thể làm kết thúc chiến tranh. Nhưng giờ đây ngày càng rõ là như vậy ».

 

Tuy Nga còn lâu mới sụp đổ như bộ trưởng kinh tế Pháp Bruno Le Maire dự báo vào lúc cuộc chiến mới bắt đầu, nhưng ngày càng chịu đựng kém hơn trước những đòn cấm vận từ các đồng minh của Ukraina và cái giá của cuộc chiến – mà chính mình đã gây ra, khi xâm lăng nước láng giềng cách đây 18 tháng.

 

Cách hành xử mafia lây lan ở những nước độc tài

 

 

Cũng liên quan đến Nga, bài xã luận của Libération nói về « Sự nhiễm độc mafia », mà nước Nga của Putin là trường hợp điển hình. Vladimir Putin đã gây sững sờ hồi năm 1999, khi tuyên bố sẽ tiêu diệt những người Chechnya chống Nga « đến tận nhà vệ sinh », và làm hàng ngàn người chết sau đó. Đây là khúc dạo đầu cho « chiến dịch chống khủng bố » mà thực ra là chiến tranh đế quốc với Ukraina : tội ác chiến tranh, đày ải, hủy diệt…

 

Tất cả những ai chống đối Nga và ông chủ điện Kremlin đều được xử lý như nhau từ hơn 25 năm qua. Boris Nemtsov, cựu bộ trưởng và dân biểu do chỉ trích Putin về Chechnya đã bị ám sát năm 2015. Luật sư Alexei Navalny vì tố cáo tham nhũng, sống sót sau vụ đầu độc nay vừa lãnh thêm 19 năm tù, có nghĩa là chung thân. Không thể nào đếm xuể số tài phiệt vụng về, tỉ phú không đứng vững ở balcon nên rơi xuống đường phố, hay lái xe quá tệ…Đôi khi là con cái của họ bị trừng phạt.

 

Vụ Yevgeny Prigozhin là câu chuyện muôn thuở của tay sai dám mơ đến chiếc ghế của ông trùm. Sau khi máy bay của các thủ lãnh Wagner bị rớt, những người dân Matxcơva được truyền hình phỏng vấn đều cho rằng đó là logic, cứ như họ đã quen với cách hành động mafia. Dù vậy một số nhà lãnh đạo châu Âu vẫn còn ngưỡng mộ Putin !

 

Còn phải kể đến thái tử Mohammed Ben Salman (MBS) với vụ ám sát rùng rợn nhà báo Jamal Khashoggi. Ả Rập Xê Út năm 2022 đã hành quyết 196 tội nhân, và hôm 21/08 bị Human Rights Watch (HRW) tố cáo biên phòng nước này đã bắn hạ hàng trăm di dân. Bên cạnh đó là Iran, Trung Quốc : mafia nay được bình thường hóa.

 

***Cuộc tấn công lớn nhất vào lãnh thổ Nga: Ukraine phá hủy “Người mù” của Putin Truyện của Jack Walls •

 

 10 giờ sáng Cuộc tấn công lớn nhất vào lãnh thổ Nga: Ukraine phá hủy “Người mù” của Putin Cuộc tấn công lớn nhất vào lãnh thổ Nga: Ukraine phá hủy “Người mù” của Putin © Được cung cấp bởi Z-LIVE NEWS Int.

 

Nga đang phải đối mặt với các cuộc tấn công lớn nhất vào lãnh thổ Nga kể từ khi cuộc chiến tranh xâm lược của Nga leo thang vào tháng 2 năm 2022. Điều này được dự án truyền thông NEXTA đưa tin thông qua mạng X, trước đây là Twitter.

 

 NEXTA viết: “Cuộc tấn công lớn nhất vào lãnh thổ Nga: máy bay IL-76 bị hư hại ở Pskov và một nhà máy vi điện tử ở Bryansk chuyên sản xuất linh kiện cho tên lửa “Iskander”.” Il-76 có tên đầy đủ là Ilyushin Il-76 và là máy bay vận tải hạng nặng được phát triển ở Liên Xô. Cho đến ngày nay, nó được sản xuất tại Nga. Tên lửa Iskander cũng do Nga sản xuất. Chúng được sử dụng trong cuộc chiến chống Ukraine. Video liên quan: Xung đột Ukraine (DW) trong những cộng đồng nhỏ bé này.

 

Tuần tin tức/Tuần tin tức Nga tăng cường đe dọa hạt nhân trong bối cảnh Ukraine có những bước tiến phản công 0:57 Kiev chứng kiến cuộc tấn công tồi tệ nhất của Nga trong nhiều tháng

 

 Reuters/Reuters Kiev chứng kiến cuộc tấn công tồi tệ nhất của Nga trong nhiều tháng 1:14 Noelreports cũng đưa tin qua Network X rằng một trong những máy bay ném bom “mù” của Putin có thể đã bị hư hỏng hoặc bị phá hủy

 

 “Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga thừa nhận hai máy bay vận tải quân sự Il-76 đã bốc cháy ở Pskov. Nhưng dữ liệu cập nhật lan truyền trên các phương tiện truyền thông Nga cho thấy 6 máy bay đã bị hư hỏng/bị phá hủy. Trong số đó được cho là có máy bay ném bom Tu-22”. Máy bay ném bom Tu-22 (Tupolev Tu-22, còn được NATO gọi là “Blinder”), là máy bay ném bom tầm trung của Liên Xô. Thông tin này vẫn chưa được xác minh độc lập và vì lý do này nên được đánh giá cẩn thận.

 

Nỗi sợ hãi lớn nhất của Putin: Báo cáo mới cho biết lực lượng Nga ‘đơn giản là không sẵn sàng chiến đấu’ ở Ukraine

Chuyện của Peter Suciu •

11 giờ sáng


Xe tăng T-90 của Nga. Tín dụng hình ảnh: Creative Commons. © Cung cấp năm   1945

Putin có một vấn đề mới ở Ukraine: Vào cuối Thế chiến thứ hai, Đức Quốc xã đã tìm cách bảo vệ các thành phố của mình bằng “Volkssturm” – lực lượng bảo vệ nhà của Đức. Được thành lập vào tháng 10 năm 1944, họ được huấn luyện kém, trang bị kém và phần lớn hầu như không làm chậm được bước tiến của Đồng minh và Liên Xô. Người ta ước tính có tới 650.000 quân Volkssturm đã tham gia chiến đấu trong khi đôi khi họ chịu thương vong 75%.

 

Đây là những gì người bảo vệ sẽ phải trả giá vào năm 2023

 

Đối tác của LeafFilter

Lợi thế duy nhất của họ là niềm tin vào sự vượt trội của họ.

 

Chuyển nhanh sang cuộc chiến ở Ukraine, và có thể lập luận rằng quân đội Nga hiện tại thậm chí không có bất kỳ niềm tin nào vào sự vượt trội.

 

Theo hầu hết các tài khoản, họ không được đào tạo tốt hơn nhiều và chỉ được trang bị tốt hơn một chút – nhiều người dựa vào mũ bảo hiểm thời Chiến tranh Lạnh và vũ khí nhỏ lỗi thời

By KBCHNTV

Nhả báo tự do là một người đang sống hải ngoại rời Việt Nam ngày 27/4/1975 và trở lại đất nước 10/9/2011 và thay đổi tầm nhìn. Nhưng tính cách làm báo với chủ trương tôn trọng sự thật nên tin tức của ông được chiếu cố bởi những người thích sự ngay thẳng.

Leave a Reply

Verified by MonsterInsights