Sat. Dec 2nd, 2023

 

image.png

Chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 của Nga tại Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế « Army-2020 », ở căn cứ không quân Kubinka, vùng Matxcơva, Nga, ngày 25/08/2020. REUTERS – MAXIM SHEMETOV

Thùy Dương

Sau 15 tháng chiến tranh, trái với các dự báo ban đầu, không quân Nga vẫn không « làm chủ » được bầu trời Ukraina nói chung và Kiev nói riêng. Chẳng những thế, phi đội của Nga dường như vẫn « mất hút », không mấy khi « xuất đầu lộ diện ».

Có nhiều ý kiến cho rằng đây là một trong những điều bất ngờ trong chiến tranh Ukraina, bởi không quân Nga từ trước tới nay vẫn được xem là có khả năng ồ ạt tấn công đối phương, nhờ sức mạnh vượt trội hơn so với không quân Ukraina.

Vincent Tourret, nhà nghiên cứu hợp tác với Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (FRS) của Pháp, phân tích trên đài France Culture ngày 19/05/2023 :

« Có thể đạt được ưu thế chiến lược nhờ không quân. Nhưng trên không, quan trọng là các thiết bị cảm biến hiệu quả đến đâu (…), có thể phát hiện một thiết bị đang tiến về phía mình hay không ? Phía Ukraina đã chứng tỏ họ rất giỏi về việc này. Thế nhưng, ở phía bên kia, các phi đội của Nga đông hơn nhiều, có thể tiếp cận và phát hiện các mục tiêu Ukraina ở khoảng cách xa hơn nhiều.

Phi đội của Nga, về lý thuyết, lẽ ra đã phải thắng lớn trong cuộc xung đột, thế nhưng họ đã tỏ ra thiếu năng lực, tự vô hiệu hóa mình. Không quân Nga cũng cho thấy những yếu kém về công nghệ, cho thấy họ không thể điều khiển thiết bị chính xác. Trái với ước đoán ban đầu, phi đội của Ukraina vẫn tiếp tục chiến đấu và trụ được ».

Nhìn lại 1 năm chiến tranh, trang Futura Sciences ngày 16/02 nhận thấy rất hiếm khi không quân Nga tham chiến. Cả Nga và Ukraina đều không bên nào thực sự chiếm ưu thế trên không. Về phía Nga, các cuộc giao tranh chủ yếu do các lực lượng pháo binh và xe thiết giáp đảm nhiệm. Không giống như các phương tiện trên bộ và đặc biệt là xe tăng, mà theo ước tính là một nửa số xe của Nga hoạt động trên chiến trường Ukraina đã bị phá hủy, hoặc bị đối phương thu giữ, lực lượng Không quân – Vũ trụ Nga (VKS) vẫn còn gần như nguyên vẹn. Trên thực tế, chiến đấu cơ và oanh tạc cơ của Nga được sử dụng chủ yếu để phóng tên lửa tầm xa ngay từ lãnh thổ Nga.

 

Số lượng dồi dào

Ngoài những loại máy bay cũ đôi khi có từ thời Liên Xô, chẳng hạn như Su-25 và Su-30, Nga còn có một số « ngôi sao » mang tính biểu tượng như Sukhoi Su-57, còn được gọi là Felon. Được thử nghiệm vào năm 2018 tại Syria và chính thức được triển khai từ năm 2020, loại máy bay siêu thanh thế hệ thứ 5 này rất đa năng, tương tự như Rafale của Pháp. Sukhoi Su-57 đã được triển khai từ khi xung đột bắt đầu nổ ra, nhưng không tiếp cận các vùng chiến. Nga sợ rằng Sukhoi Su-57 sẽ bị bắn hạ và đối phương có thể phân tích, tìm hiểu về loại phi cơ này dựa trên các mảnh vỡ. Vả lại, chỉ cần một máy bay Sukhoi Su-57 bị hư hại hoặc bị bắn rơi cũng đủ làm hoen ố vĩnh viễn danh tiếng của loại máy bay này, cũng như việc xuất khẩu chúng.

 

Về oanh tạc cơ, « ngôi sao » của Nga là máy bay ném bom BlackJack nổi tiếng, tức là Tu-160, còn được người Nga gọi là « Thiên nga trắng ». Được đưa vào hoạt động vào cuối những năm 1980, BlackJack là oanh tạc cơ siêu thanh có năng lực hạt nhân có tải trọng nặng nhất hiện nay. Tốc độ tối đa của loại máy bay này khi ở chế độ siêu thanh là Mach 2,1, khoảng 1.000 km/h. Tu-160 có thể chở theo 40 tấn đạn dược. Đây chính là một trong những máy bay phóng tên lửa vào các cơ sở quan trọng ở Ukraina, có thể chở theo tới 12 tên lửa Kh-55. Tu-160 cũng có khả năng phóng tới 24 tên lửa Kh-15P. Đây là 2 loại tên lửa có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân, biến Tu-160 thành máy bay ném bom hạt nhân chiến lược.

 

Dù là Felon hay « Thiên nga trắng », Matxcơva đều muốn quảng bá các máy bay hiện đại này để chứng tỏ khả năng chiến đấu của Nga. Tuy nhiên, hiện tại, theo Futura Sciences, điện Kremlin không mạo hiểm điều những phi cơ này đến quá gần các vùng chiến trận, vì sợ mang tiếng nếu chúng bị bắn hạ hoặc trúng đạn.

 

Trong khi đó, báo Pháp Le Monde cũng có nhiều bài viết phân tích những lý do khác làm hạn chế khả năng tiêu diệt đối phương của lực lượng Không quân – Vũ trụ Nga, cho dù số phi cơ của Nga dồi dào hơn Ukraina rất nhiều. Lực lượng VKS chưa bao giờ thực sự tìm cách chinh phục bầu trời Kiev, do đó cũng « chỉ » mất 82 chiến đấu cơ, chủ yếu là Sukhoï Su-25 và Sukhoï Su-34, và 87 máy bay trực thăng, nhất là Kamov Ka-52 « Alligator », theo trang Oryx, chuyên thống kê các thiệt hại vật chất của Nga và Ukraina, và được Le Monde ngày 19/05 trích dẫn.

 

Military Balance, báo cáo do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) của Anh xuất bản, hàng năm vẫn nêu chi tiết về tình trạng kho vũ khí quân sự trên thế giới, cho biết, trước khi nổ ra chiến tranh Ukraina, Nga có một phi đội gồm hơn 1.300 chiến đấu cơ.

 

Sai lầm về chiến thuật ?

Theo các chuyên gia, vấn đề nằm ở chiến thuật và năng lực, chứ không phải về số lượng. Về chiến thuật, khác với Tây phương, vốn dĩ coi việc kiểm soát bầu trời là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ hành động nào trên mặt đất, Nga chủ yếu coi lực lượng không quân là lực lượng hỗ trợ cho pháo binh. Do đó, Matxcơva đã không cho lực lượng không quân thực hiện các chiến dịch tấn công lớn vào thời điểm đầu chiến tranh Ukraina, điều mà theo Le Monde, lẽ ra đã có thể triệt phá năng lực phòng không, không quân của Ukraina. Vì thế, khi có máy bay địch thì tính cơ động của lực lượng Nga bị hạn chế. Yohann Michel, nhà nghiên cứu tại IISS, nhận định : « Các phi công Nga sẽ luôn gặp khó khăn khi tiếp cận mặt trận, nếu họ không ngăn cản được không quân Ukraina hoạt động, ít nhất là ở một vùng trời ».

 

Theo một nguồn tin quân sự Pháp, ngay cả một phi công dày dặn kinh nghiệm cũng không muốn bay vào vùng mà đối phương trang bị tốt hệ thống phòng thủ địa đối không, nhất là khi tỉ lệ đánh chặn của lực lượng phòng không Ukraina là trên 75%, được xem là « rất tốt ». Nhờ viện trợ của phương Tây, quân đội của Kiev có các thiết bị có khả năng đánh chặn « đa tầng » và chắc chắn. Không quân Nga có lẽ sẽ càng ít cơ hội hơn khi Ukraina tiếp nhận phi cơ F-16 do Mỹ chế tạo.

 

Tệ hơn nữa, kể từ khi xung đột nổ ra, các phi công Nga đã để lộ những thiếu sót, yếu kém đáng kể trong việc hỗ trợ các lực lượng mặt đất. Các phi công muốn tránh xa mặt trận, chỉ phóng tên lửa vào các vị trí cố định phía đối phương. Điều này trước hết là do thiếu sự huấn luyện phối hợp giữa các lực lượng, vốn là một đặc điểm nổi bật của quân đội Nga. Ngoài ra, không quân Nga cũng gặp khó khăn trong việc nhắm vào các vị trí của đối phương. Chuyên gia Vencent Tourret nhấn mạnh với Le Monde : « Nga có ít phương tiện xác định mục tiêu và thường là dùng tia laser, vốn chỉ hoạt động được trong điều kiện thời tiết quang đãng và ở các cự li gần. Chính vì thế, lực lượng Không quân – Vũ trụ Nga VKS gặp rất nhiều khó khăn khi nhắm vào các mục tiêu di động ». Việc thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng vũ trang cũng làm tăng nguy cơ bắn nhầm vào đồng đội, một nỗi sợ hãi của các phi công Nga.

 

Năng lực kém ?

Giới phân tích cho rằng việc thiếu phi công có kinh nghiệm cũng làm giảm khả năng tác chiến của lực lượng VKS. Theo một báo cáo tổ chức tư vấn RUSI của Anh (Royal United Services Institute), được công bố hồi tháng 11/2022 : « Với số giờ bay hạn chế và thực tế huấn luyện tại các đơn vị, VKS bước vào cuộc xung đột chỉ với chưa đầy 100 phi công đã được huấn luyện đầy đủ và đang hoạt động. Kết hợp với chiến thuật quân sự thường giao nhiệm vụ nguy hiểm nhất cho phi hành đoàn dày dặn kinh nghiệm nhất, sự tiêu hao của lực lượng VKS đã ảnh hưởng mạnh đến đội hình, làm giảm hiệu quả tổng thể của lực lượng cũng như khả năng đào tạo đội ngũ phi công mới ».

 

Những thiếu sót, yếu kém trong công tác bảo trì – vốn là « bảo trì trong điều kiện hoạt động » trong quân đội – cũng là một hạn chế của không quân Nga. Theo nhiều nghiên cứu, trước chiến tranh, tỷ lệ phi cơ sẵn sàng hoạt động được ước tính là dưới 50%, tương đối thấp so với ở các nước phương Tây. Tỉ lệ sẵn sàng hoạt động của phi đội chiến đấu cơ Pháp hồi năm 2021 là 81%, theo một báo cáo Quốc Hội Pháp công bố hồi tháng 02/2023. Le Monde trích dẫn nhà phân tích của IISS, « một cuộc chiến cường độ cao kéo dài 14 tháng là một thử thách đối với trang thiết bị và con người. Tỷ lệ sẵn sàng hoạt động của phi đội Nga từ trước chiến tranh đã không cao, và từ đó đến nay vẫn không được cải thiện ».

***Zelensky của Ukraine đưa chiến dịch chống lại Nga tới hội nghị thượng đỉnh Ả Rập, G7

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Ả Rập ở Ả Rập Saudi vào thứ Sáu trước điều mà một quan chức cấp cao cho biết sẽ là chuyến đi tới Nhật Bản để gặp gỡ các nhà lãnh đạo của các nền dân chủ hùng mạnh nhất thế giới.

image.png

Trong bức ảnh này do Cơ quan báo chí Ả Rập Saudi, SPA cung cấp, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy được chào đón bởi Hoàng tử Badr Bin Sultan, phó thống đốc Mecca, bên phải, khi ông đến sân bay Jeddah, Ả Rập Saudi, Thứ Sáu, ngày 19 tháng 5 năm 2023. AP

 

RFI

 

Văn phòng của Zelensky cho biết ông được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập ở Jeddah, nơi ông gặp Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman trước khi tổ chức các cuộc gặp song phương khác.

 

Họ đã thảo luận về kế hoạch hòa bình của Zelensky, tình hình an ninh ở Ukraine và các khoản đầu tư khả thi vào việc tái thiết đất nước, một tuyên bố của tổng thống cho biết. Zelensky cũng mời Hoàng tử Mohammed đến thăm Ukraine.

 

Zelensky kêu gọi các nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh chống lại ảnh hưởng của Moscow và xem xét các đề xuất hòa bình của ông, trong đó bao gồm việc rút lực lượng của Điện Kremlin khỏi các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine.

 

#PICTURE: Thái tử Mohammed bin Salman chào đón #Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập với tư cách là khách mời danh dự pic.twitter.com/l2QmVqF0F7

 

– Công báo Ả Rập (@Saudi_Gazette) ngày 19 tháng 5 năm 2023

“Tôi chắc chắn rằng không ai trong số các bạn sẽ đồng ý đầu hàng một phần ba đất nước của mình cho những kẻ xâm lược,” Zelensky nói bằng tiếng Anh.

 

“Một ưu tiên khác là bảo vệ cộng đồng Hồi giáo Ukraine,” Zelensky nói. “Crimea là nơi đầu tiên phải chịu sự chiếm đóng của Nga và hầu hết những người phải chịu sự đàn áp ở Crimea bị chiếm đóng là người Hồi giáo.”

 

Lãnh đạo Crimean Tatar Mustafa Dzhemilev tháp tùng Zelensky trong chuyến thăm.

 

Zelensky thăm Pháp sau khi EU tôn vinh cuộc chiến Ukraine ‘vì châu Âu’

Zelensky tập hợp sự ủng hộ của Vương quốc Anh đối với Ukraine trong chuyến thăm bất ngờ mới nhất

Zelensky sau đó sẽ tới dự hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, nơi các nhà lãnh đạo của các nền dân chủ hùng mạnh nhất thế giới nhằm tăng cường trừng phạt Nga vì cuộc xâm lược Ukraine, theo Oleksiy Danilov, thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine.

 

Tuy nhiên, văn phòng của Danilov sau đó đã đăng một tuyên bố rút lại thông báo của ông và nói rằng Zelensky sẽ xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh G7 thông qua liên kết video. Hành tung của Zelensky được giữ bí mật vì lý do an ninh.

 

***Click vào youtube dưới đây để xem vụ phái đoàn Nga cướp cờ Ukraine  bị đấm vào mặt lấy lại cờ

 

***Zelensky nói Macron ‘lãng phí thời gian’ khi cố gắng nói chuyện với Putin

 

Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên báo chí Ý hôm thứ Hai, nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang lãng phí thời gian để cố gắng thiết lập một cuộc đối thoại với Vladimir Putin, người đang chìm đắm trong “giấc mơ tái thiết đế chế Xô Viết cũ”.

 

image.png

Emmanuel Macron chào đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Cung điện Elysée ở Paris vào đầu tháng này. © REUTERS / SARAH MEYSSONNIER

Pham Quang Chiểu       Micheal Fitzpatrick

 

Trên một tờ báo Sunday của Pháp, Emmanuel Macron nói rằng điều cần thiết là phải đánh bại Nga trong cuộc chiến Ukraine, nhưng không làm mất mặt Moscow. Để đạt được mục tiêu đó, tổng thống Pháp đã đề xuất đàm phán với Vladimir Putin.

 

“Tôi muốn Nga bị đánh bại ở Ukraine và tôi muốn Ukraine có thể bảo vệ lập trường của mình”, nhà lãnh đạo Pháp nói khi trở về từ Hội nghị An ninh Munich.

 

“Tôi tin rằng, cuối cùng, điều này sẽ không kết thúc bằng quân sự,” Macron nói thêm, đồng thời dự đoán rằng cả hai bên sẽ không thắng thế trong cuộc xung đột vũ trang.

 

Nhưng anh ấy không, giống như một số người, muốn cuộc chiến diễn ra trên đất Nga. Ông nói, những người như vậy “trên hết muốn đè bẹp nước Nga.

 

“Đây chưa bao giờ là quan điểm của Pháp và sẽ không bao giờ như vậy.”

 

Macron khẳng định rằng Pháp có thể đóng một vai trò quan trọng như một trung gian hòa giải mạnh mẽ.

 

‘Macron đang lãng phí thời gian’

“Đối thoại là vô ích,” nhà lãnh đạo Ukraine nói trong một cuộc phỏng vấn được ba tờ nhật báo có ảnh hưởng nhất của Ý thực hiện vào cuối tuần này.

 

“Macron đang lãng phí thời gian của mình,” Zelensky tiếp tục. “Tôi đã đi đến kết luận rằng chúng tôi sẽ không thay đổi thái độ của Nga bằng cách nói chuyện.

 

“Họ đã quyết định tự cô lập mình trong giấc mơ xây dựng lại đế chế Xô Viết cũ, và chúng tôi không thể làm gì được.

 

“Việc họ quyết định có muốn hợp tác với cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau hay không là tùy thuộc vào họ.”

 

Ukraine cần sớm kết thúc chiến tranh

Về câu hỏi về chiến thuật của Nga, vốn gần đây đã chuyển sang một cuộc chiến tiêu hao, Zelensky nói rằng ông muốn chiến thắng càng sớm càng tốt.

 

“Kết thúc càng nhanh, chúng ta càng mất ít người. Vào năm 2014 (trong cuộc chiến Donbass), cuộc xung đột đã sa lầy và điều đó khiến chúng ta phải trả giá đắt.

 

“Thỏa thuận Minsk (chính thức chấm dứt chiến sự năm 2014) đã cho Putin thời gian để chuẩn bị cho cuộc tấn công năm ngoái.

 

“Nhưng chúng ta sẽ không rơi vào cùng một cái bẫy hai lần. Quân đội của chúng ta có động lực cao vì họ đang bảo vệ gia đình, nhà cửa của họ.”

 

Bahamut không đáng để giết tất cả mọi người

Tuy nhiên, ông Zelensky thận trọng về cái giá mà quân đội Ukraine phải trả cho các mục tiêu chiến lược cụ thể, như thành phố công nghiệp Bahamut.

 

“Điều quan trọng đối với chúng tôi là bảo vệ Bahamut,” anh nói, “nhưng không phải bằng bất cứ giá nào. Sẽ không tốt nếu tất cả mọi người đều bị giết.

 

“Chúng tôi sẽ chiến đấu miễn là hợp lý. Người Nga muốn tiến vào vùng Donbass, đến tận sông Dnipro nếu có thể.

 

“Chúng tôi sẽ làm những gì có thể để làm chậm chúng lại, trong khi chúng tôi sẵn sàng cho đợt phản công tiếp theo.”

 

Emmanuel Macron và Volodymyr Zelensky đã nói chuyện qua điện thoại vào Chủ nhật, trong đó nhà lãnh đạo Pháp hứa hẹn sẽ tiếp tục hỗ trợ NATO và cung cấp thêm thiết bị quân sự.

By KBCHNTV

Nhả báo tự do là một người đang sống hải ngoại rời Việt Nam ngày 27/4/1975 và trở lại đất nước 10/9/2011 và thay đổi tầm nhìn. Nhưng tính cách làm báo với chủ trương tôn trọng sự thật nên tin tức của ông được chiếu cố bởi những người thích sự ngay thẳng.

Leave a Reply

Verified by MonsterInsights