Pham Quang Chiểu
***Ông trùm Wagner nói quân đội Ukraine “mạnh nhất thế giới”
***TIN MỚI 24/5/2023 CHẤN ĐỘNG: BINH ĐOÀN TỰ DO NGA NỔI DẬY TẤN CÔNG CHỐNG NGA. GỬI CẢNH BÁO ĐẾN ĐIỆN KREMLIN
***Zelensky tố cáo Nga xâm lăng Ukraine trước các diễn đàn quốc tế
***Chiếm được Bakhmut nhờ lính đánh thuê : Sự sa sút thảm hại của Nga
***Pháp kêu gọi lãnh đạo Trung Quốc Tập dàn xếp thỏa thuận hòa bình ở Ukraine
***Putin ký văn bản sáp nhập các khu vực Ukraine chiếm đóng vào Nga
TÊN LỬA TẦM XA Ồ ẠT PHÓNG THẲNG VÀO CRIMEA, NGA GẤP RÚT SƠ TÁN DÂN THƯỜNG
***Ông trùm Wagner nói quân đội Ukraine “mạnh nhất thế giới”
Trong một cuộc phỏng vấn với blogger thân Nga Konstantin Dolgov, ông Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu tổ chức quân sự tư nhân Nga Wagner, cho biết binh sĩ Ukraine “có tính tổ chức cao, được huấn luyện bài bản và trí thông minh của họ ở mức cao nhất, họ có thể vận hành bất kỳ thiết bị quân sự nào theo cả hệ thống chuẩn của Liên Xô hay NATO”.
“Bây giờ tôi có thể đánh giá dựa theo kinh nghiệm của bản thân, tôi biết các quốc gia khác nhau chiến đấu như thế nào. Hiện nay, tôi tin rằng binh sĩ Ukraine đang là một trong những đội quân mạnh nhất thế giới”, ông Prigozhin nói.
Ông Prigozhin cho biết hơn 10.000 chiến binh Wagner đã thiệt mạng trong trận chiến giành Bakhmut. Ông cũng thừa nhận Nga đã không đạt được nhiều thành công trong mục tiêu “phi quân sự hóa Ukraine”.
“Khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, họ (Ukraine) có 500 xe tăng và bây giờ họ có 5.000 xe tăng. Trước đây, họ chỉ có 20.000 người biết chiến đấu, còn hiện tại có 400.000 người biết chiến đấu. Vậy chúng ta (Nga) đã phi quân sự hóa họ (Ukraine) như thế nào? Có vẻ như chúng ta đã làm ngược lại, chúng ta đã quân sự hóa họ”, ông trùm Wagner nói thêm.
Khi được hỏi về các vụ xâm nhập xuyên biên giới ở tỉnh Belgorod của Nga gần đây, ông Prigozhin cho rằng lực lượng phòng vệ Nga “hoàn toàn không sẵn sàng chiến đấu dưới bất kỳ hình thức nào”.
Các thành viên của Wagner đã sát cánh cùng quân chủ lực Nga trong nhiều nhiệm vụ và đóng vai trò lớn trong các chiến dịch giành quyền kiểm soát các thành phố ở Ukraine, đặc biệt ở Bakhmut.
Ông Prigozhin từng nhiều lần chỉ trích giới chức quốc phòng Nga vì không cấp đủ đạn dược cho lực lượng Wagner trong trận chiến khốc liệt ở mặt trận Donbass, miền Đông Ukraine. Ông cho rằng, việc thiếu đạn dược đã khiến Wagner chịu thiệt hại nặng nề khi giao tranh với Ukraine ở chảo lửa Bakhmut.
Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ tuyên bố từ ông Prigozhin rằng Wagner không được cấp đủ đạn dược. Cơ quan này nhận định các nỗ lực làm chia rẽ nội bộ Nga sẽ phản tác dụng và chỉ có lợi cho đối thủ.
Thủ lĩnh Wagner xác nhận lực lượng này đã kiểm soát thành phố Bakhmut từ hôm 20/5. Ông tuyên bố lực lượng Wagner sẽ rút khỏi Bakhmut từ ngày 25/5 đến 1/6. Ngoài ra, các đơn vị của Wagner đã lập các tuyến phòng thủ ở vùng ngoại ô phía tây thành phố trước khi bàn giao lại quyền kiểm soát cho quân đội Nga.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và quân đội nước này cho đến nay vẫn bác bỏ thông tin Bakhmut thất thủ. Ukraine cho hay, lực lượng của họ tiếp tục tiến công ở các sườn của Bakhmut mặc dù tốc độ đã chậm lại và Nga đang đưa thêm quân tiếp viện đến.
***Zelensky tố cáo Nga xâm lăng Ukraine trước các diễn đàn quốc tế
Về mặt ngoại giao, Le Monde ca ngợi « Quyết tâm của Volodymyr Zelensky, từ thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập ở Djedda cho đến G7 ở Hiroshima ». Tại Nhật Bản, nhận được trợ giúp ý nghĩa về quân sự, tổng thống Ukraine cũng tiếp xúc với các nước « phương Nam » đang có thái độ nhập nhằng.
Một lần nữa, Zelensky chứng tỏ khả năng áp đặt thảm kịch Ukraina trên mọi diễn đàn quốc tế. Tại G7, ông đạt được kết quả quan trọng về viện trợ quân sự : Sau xe tăng, sẽ đến chiến đấu cơ, dù mới ở thì tương lai. Tác động từ cú hích này rất đáng kể, cho thấy các đồng minh phương Tây đã vượt qua được nỗi lo bị Kremlin trả đũa. Theo Le Monde, cần phải nhắc lại cho những ai vẫn sợ rằng viện trợ quân sự sẽ kéo dài chiến tranh : những gì diễn ra ở Ukraina từ 2014 chứng tỏ ngược lại. Vũ khí chi viện vừa giúp bảo vệ người dân Ukraina, vừa đẩy lùi quân xâm lăng khỏi những vùng đất bị gieo rắc tai họa, đầy những thảm cảnh.
Trong hoàn cảnh tồi tệ nhất, quân đội Ukraine đã chuyển biến thành lực lượng hàng đầu. Việc tăng cường là bắt buộc, vì cũng như mùa hè 2022, Kiev cần phải tái lập thế công để đồng minh thêm tin tưởng, và đẩy kẻ xâm lăng vào chân tường, đặc biệt vào lúc Bakhmut bị chiếm hầu như hoàn toàn. Tiếp tục gia tăng quân viện cũng sẽ đáp ứng một phần các câu hỏi sẽ được đưa ra tại thượng đỉnh NATO ở Vilnius (Litva), vì bản thân việc này là cam kết đầy ý nghĩa với Ukraine về an ninh, trong khi không thể kết nạp Kiev vào thời điểm hiện nay
***Chiếm được Bakhmut nhờ lính đánh thuê : Sự sa sút thảm hại của Nga
Cuộc tấn công ngoại giao của tổng thống Ukraine còn nhắm vào mục tiêu trung hạn. Tỏ ra sáng suốt trước bước ngoặt đa cực của cuộc chiến, Volodymyr Zelensky không chỉ dựa vào các nước ủng hộ. Nhân dịp Nhật Bản mời các nước « phương Nam » quan trọng hiện đang tham gia trò chơi của Matxcơva, đánh đồng kẻ xâm lăng với nạn nhân, ông tiếp xúc để khiến họ phải xem lại thái độ. Cuộc chiến tranh này không chỉ là chuyện riêng của châu Âu, những nước nhỏ yếu nhất cũng không tránh khỏi tác động. Theo tờ báo, khi không tìm cách gặp Zelensky ở Nhật Bản, đồng nhiệm Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã mất đi cơ hội đưa đất nước ông lên ngang tầm với tham vọng.
Sự tương phản hết sức rõ rệt, giữa sức mạnh lòng tin của người luôn xuôi ngược để xiển dương chủ quyền và độc lập của Ukraina, với sự cô độc của Vladimir Putin. Tuy được hưởng lợi trước những tính toán mang tính cơ hội của một phần « phương Nam », chủ nhân điện Kremlin trong những giờ qua chỉ có thể tự an ủi bằng việc « giải phóng » Bakhmut – sau khi đã biến thành phố này thành bình địa – bởi một công ty lính đánh thuê tư nhân, bằng chứng cho sự xuống cấp thảm hại của Nhà nước Nga. Chọn bên, đối với các nước trên, hiển nhiên là điều cần thiết.
***Pháp kêu gọi lãnh đạo Trung Quốc Tập dàn xếp thỏa thuận hòa bình ở Ukraine
Pháp kêu gọi Trung Quốc sử dụng mối quan hệ với Nga để môi giới cho một thỏa thuận giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Voldymyr Zelensky nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Tập Cận Bình rời Moscow hôm thứ Tư sau khi thể hiện tình đoàn kết hoành tráng với Putin, mặc dù ông không ủng hộ trực tiếp cuộc chiến của Putin.
Bộ Ngoại giao Pháp đã đưa ra lời kêu gọi vào cuối ngày thứ Ba khi nhà lãnh đạo Trung Quốc cho biết nước ông ủng hộ một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột.
Tuyên bố của ông Tập được đưa ra sau cuộc hội đàm với ông Putin tại Điện Kremlin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chủ trì cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Moscow. AFP – GRIGORY SYSOYEV
Paul Myers
Pham Quang Chiểu
Tuyên bố của ông Tập được đưa ra sau cuộc hội đàm với ông Putin tại Điện Kremlin.
“Chúng tôi được hướng dẫn bởi các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc,” Xi nói. “Và thúc đẩy giải quyết hòa bình xung đột ở Ukraine. Chúng tôi luôn ủng hộ hòa bình và đối thoại.”
Ngay sau tuyên bố của ông Tập, Zelensky cho biết ông đã mời Trung Quốc đàm phán và đang chờ câu trả lời từ Bắc Kinh.
“Chúng tôi đã đề nghị Trung Quốc trở thành đối tác trong việc thực hiện công thức hòa bình,” Zelensky nói trong một hội nghị PRss. “Chúng tôi đang nhận được một số tín hiệu, nhưng vẫn chưa có thông tin cụ thể.”
Pháp đã nổi bật trong các nỗ lực ngoại giao để đạt được một lệnh ngừng bắn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp cho biết: “Thật không may, ở giai đoạn này, chúng tôi không thấy bất kỳ sự sẵn sàng nào từ phía Nga trong việc chấm dứt hành động gây hấn với Ukraine bằng cách rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine”.
“Ngược lại, tổng thống Nga tiếp tục khẳng định rằng Nga sẽ đạt được tất cả các mục tiêu chiến tranh của mình.”