



Sai lầm là một phần của cuộc sống – chúng ta ai cũng sẽ phạm lỗi vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời mình, và tất cả mọi người đều đáng có một cơ hội để được tha thứ.
Những người tài giỏi nhất cũng có lúc phạm lỗi, bởi không ai trong cuộc đời này có thể trưởng thành mà chưa một lần mắc những sai lầm của bản thân.
Sai lầm này cũng giống như đi vào tiệm cà phê để tìm mua đồ điện tử vậy: bạn không thể tìm thấy một thứ vốn không tồn tại!
Như tôi đã từng nhiều lần có nhận xét về những sự quan tâm đặc biệt của CEO Nguyễn Phương Hằng mà tôi đã quan sát giành cho nhân viên, người giúp việc của mình, trong bữa tiệc tối 16/3/2021 tại khu du lịch Đại Nam, và bữa cơm trưa chị cùng chồng mình là ông Huỳnh Uy Dũng đón tiếp đoàn 10 người gồm CCB, CMLT ở khu dân cư nhà tôi. Bởi cách CEO đối xử với những người xung quanh thể hiện rất rõ sự nhân văn, giàu lòng nhân ái của con người nơi chị ấy. Nếu bạn muốn đánh giá một ai đó chân thực nhất, hãy nhìn vào cách họ đối xử với những người thân, bạn bè và đồng nghiệp của họ. Một người đáng tin cậy không chỉ đối xử tốt với những người có quyền lực thấp hơn họ, mà còn quan tâm và tôn trọng mọi người xung quanh, không phân biệt địa vị, đẳng cấp. Và doanh nhân Nguyễn Phương Hằng chính là một người như vậy.
Sông có khúc, người có lúc – người dù có tài giỏi đến đâu cũng có lúc gặp trắc trở.
Cổ nhân nói rằng: Miệng có thể nhả ra hoa hồng, cũng có thể nhả ra loài cây gai góc xấu xí và để miệng nhả ra hoa hồng, con người có khi cần phải tu cả đời.
Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra, vì thế không nên nói quá nhiều, đa ngôn tất thất (nói nhiều ắt sẽ có sai sót).
Trong cuốn “Mặc Tử” có ghi chép rằng, học trò của Mặc Tử từng hỏi ông: “Nói nhiều có lợi không?”
Mặc Tử trả lời: “Ếch nhái kêu suốt ngày đêu, kêu nhiều đến mức mỏi miệng nhưng nào có ai nghe chúng kêu. Sáng sớm nay nhìn thấy một con gà trống, mặt trời vừa ló rạng nó liền cất tiếng gáy, cả thiên hạ chấn động, người người lục đục trở dậy.
Vậy kêu nhiều, nói nhiều có gì tốt đẹp? Chỉ vào những lúc hợp lý nhất, ta cất tiếng nói, như vậy lời nói mới có tác dụng mà thôi.”
Ví dụ mà Mặc Tử đưa ra đã nhắc nhở chúng ta rằng, trong cuộc sống thực không nên nói nhiều. Những người biết nói chuyện, những người thông mình sẽ chỉ nói những lời thích hợp trong những lúc phù hợp!
Những lời nói quá thẳng thắn trong nhiều hợp cũng gây rắc rối. Thứ mà con người có thể thể hiện trước mặt người khác nhiều nhất chính là ngôn từ và hành động, đặc biệt là ngôn từ. Thế nên, khi nói năng, cuồng ngôn là điều tối kỵ.
Cuồng ngôn sẽ gây ra sự khó chịu cho đối phương, gây ra thù hận… và dễ rước họa vào người.
Chị Phương Hằng đã bị nhiều người không hề biết mình lập nick giả, hàng ngàn người ào vào Fb của chị (có cả những kẻ từng là bạn rất thân) cũng thi nhau xúc phạm, vu khống chị và gia đình, con cái chị. “Tức nước” thì tất yếu dẫn đến “vỡ bờ”, đó là quy luật, cũng giống như việc “con giun xéo lắm cũng quằn”. Và CEO thì đã cả giận mất khôn…
Đã là người bình thường thì ai cũng có cảm xúc vui buồn, yêu thương hay nóng giận… Những trạng thái này có thể đến với bất kỳ ai, lúc nào và dù là ở nhà, trong trường học, nơi công sở hay ngoài đường. Trong số những cảm xúc ấy, nóng giận chính là “kẻ thù” giấu mặt đối với mọi người. Bởi, nó không chỉ gây tác hại đối với sức khỏe, mà nóng nảy hay bực tức thái quá sẽ mất tỉnh táo, dễ dẫn đến mắc sai lầm nghiêm trọng, thậm chí là không thể cứu vãn đối với bản thân và những người xung quanh. Vì thế, tục ngữ mới có câu “cả giận mất khôn” hay “giận quá mất khôn”. Với trường hợp của CEO câu tục ngữ này hoàn toàn đúng.
“Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa” – câu nói từ xưa của ông bà ta đến tận bây giờ vẫn chuẩn không lệch đi chút nào.
Khi bạn đối xử tử tế với người khác 10 lần, họ có thể cũng chẳng nhớ, nhưng chỉ 1 lần bạn làm họ phật ý, họ sẽ nhớ rất lâu và có thể phủ nhận hoàn toàn những điều tốt đẹp mà bạn dành cho họ. Cũng giống như một số người lạ lắm, bao nhiêu việc tốt mà người khác làm họ không hề thấy, nhưng chỉ chực chờ lỗi lầm xuất hiện là thể hiện sự không hài lòng.
Công bằng mà nói, CEO đã dâng hiến quá nhiều nghĩa cử cao đẹp với nhiều người, cùng hàng ngàn trái tim trẻ thơ, não úng thủy và ủng hộ cho TP.HCM cùng nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Công Đức này là vô lượng vô biên
Vậy nên, hãy trân quý những điều tốt ở nơi chị, ghi nhớ điểm tốt một phần nhỏ điều tốt đẹp của CEO trong Clip này
thay vì chỉ chăm chăm nhìn vào điều xấu ít ỏi mà họ có (cũng như bạn có), hay chỉ nhớ về sai lầm của họ, đừng vô ý làm tổn thương họ chỉ vì những việc nhỏ nhặt thưa tất cả các bạn ạ.
Ai đó nói rằng “Phẫn nộ và ghét giống như bị rắn độc cắn.” Khi bị rắn độc cắn, việc phải làm trước nhất là loại bỏ độc tố trước khi nọc độc tràn lan ra khắp cơ thể, chứ không phải là đi bắt rắn để trả thù con rắn đã cắn mình. Khoan dung và tha thứ là việc loại bỏ độc tố trong tấm lòng của chính bạn, rốt cuộc đó là sự lựa chọn vì bản thân mình.
Shakespeare đã nói rằng “Hãy bao dung về sự lỗi lầm của người khác. Hãy suy nghĩ sự lỗi lầm của người khác là lỗi lầm của tôi vào hôm qua.” Trên cả thế gian, không có một người nào không có lỗi lầm, sai lầm, thử nghiệm và thất bại. Ai cũng là sự tồn tại không hoàn hảo, và vì trong cuộc sống, biến cố cứ liên tục tiếp diễn ra nên cứ phải không ngừng tha thứ cho nhau. Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại là câu tục ngữ được ông cha ta đúc kết lại với ý nghĩa dạy con người nên tha thứ bỏ qua cho những người đã nhận ra lỗi lầm của mình.

