Ukraina bắn hạ 7 UAV, tấn công 8 sở chỉ huy và 13 khu vực tập trung quân nhân của Nga

 

Vào ngày 11 tháng 5, Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraina cho biết trên Facebook rằng, vào ngày thứ 442 của cuộc xâm lược toàn diện của Nga, các lực lượng Nga đã tiến hành hơn 30 cuộc tấn công vào các mặt trận Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Marinka. Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Ukraina đã thực hiện 13 cuộc không kích vào các thiết bị quân sự của Nga và triển khai pháo binh tấn công 8 sở chỉ huy và 13 cụm quân nhân Nga.

Trích dẫn từ Bộ Tổng tham mưu: “Trong ngày hôm nay, các lực lượng Nga đã thực hiện sáu cuộc tấn công bằng tên lửa, bao gồm các cuộc tấn công vào các thành phố Sloviansk, Kostiantynivka và Zaporizhzhia. Họ cũng tiến hành 46 cuộc không kích và triển khai các hệ thống tên lửa đa phóng (MLRS) để tiến hành 69 cuộc tấn công tiếp theo vào các vị trí của lực lượng Ukraina và các khu định cư dân sự.

Thật không may, đã có dân thường thương vong, và một số tòa nhà dân cư cũng như các cơ sở hạ tầng hành chính và dân sự khác đã bị hư hại”.

Tuy nhiên Ukraina cũng đã bắn hạ 7 UAV Nga. Các đơn vị Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Ukraina đã tấn công 8 sở chỉ huy của Nga, 13 khu vực tập trung quân nhân và thiết bị của Nga, một kho đạn dược, một kho chứa nhiên liệu và dầu nhờn, 5 đơn vị pháo binh dã chiến, một hệ thống phòng không và hai mục tiêu quan trọng khác.

Trích dẫn từ Bộ Tổng tham mưu: “Các lực lượng địch đang tiếp tục tập trung các nỗ lực chính của chúng vào các mặt trận Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Marinka. Trong ngày, các lực lượng địch đã tiến hành hơn 30 cuộc tấn công vào các mặt trận này. Giao tranh ác liệt vẫn tiếp tục ở các mặt trận Bakhmut và Marinka”.Trên mặt trận Sivershchyna và Slobozhanshchyna, lực lượng Nga đang tiếp tục duy trì sự hiện diện tại các khu vực gần biên giới Nga-Ukraina.

Trong suốt cả ngày, họ tiến hành các cuộc không kích vào các khu vực lân cận Krasnyi Khutir, Krenydivka, Znob-Novhorodske và Uralove và triển khai súng cối, pháo binh để bắn vào Odradne, Dvorichanske, Kamianka, Topoli,.. vv..

Ở mặt trận Lyman, các lực lượng Nga đã tiến hành các chiến dịch tấn công ở khu vực lân cận Rừng Serebrianske nhưng không thành công và tiến hành một cuộc không kích vào Spirne.

Ở mặt trận Bakhmut, các lực lượng Nga đang tiếp tục thực hiện các chiến dịch tấn công. Giao tranh ở Bakhmut vẫn tiếp tục. Trong suốt cả ngày, quân đội Nga đã không thành công trong việc tiến tới khu định cư Stupochky và tiến hành các cuộc không kích vào Bakhmut, Kurdiumivka và New-York.

Các lực lượng Nga đã tiến hành các chiến dịch tấn công không thành công ở vùng lân cận Avdiivka trên mặt trận Avdiivka và nã pháo vào Novokalynove, Berdychi, Stepove, Avdiivka, Sieverne, vv..

Ở mặt trận Marinka, Lực lượng Phòng vệ Ukraina đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Nga gần thành phố Marinka. Hostre, Herohiivka, Marinka và Pobieda ở Donetsk đã bị Nga bắn.

Lực lượng Nga đang ở thế phòng thủ trên mặt trận Zaporizhzhia và Kherson. Họ tiến hành các cuộc không kích vào các khu vực trong và xung quanh Mala Tokmachka, Omelnyk và Kizomys.

Các lực lượng Nga cũng tấn công nhiều khu định cư nằm gần đường liên lạc, bao gồm Vremivka và Novopil (thuộc vùng Donetsk) cùng Olhivske, Huliaipole, Zaliznychne, Huliaipilske và Bilohiria,vv..

Tổng thống Mỹ đề cử Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân mới

image.png

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề cử Đại tướng Charles Q. Brown Jr., Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, để trình Quốc hội phê chuẩn làm Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân thay Đại tướng Mark Miley, người sẽ nghỉ hưu vào tháng 9 tới.

Nếu được phê chuẩn, Đại tướng Brown, 61 tuổi, sẽ trở thành người Mỹ gốc Phi thứ 2 đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội Mỹ. Trước đó, Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Đại tướng Colin Powell, là người da màu đầu tiên giữ chức vụ này vào năm 1993. Bên cạnh đó, ông Brown cũng sẽ là tướng không quân đầu tiên sau gần 20 năm được bổ nhiệm vào vị trí quan trọng này.

Đại tướng Charles Q. Brown Jr. sinh năm 1962 tại thành phố San Antonio, bang Texas và bắt đầu gia nhập quân đội Mỹ từ năm 1985. Là một phi công quân sự kỳ cựu, ông đã có hơn 2.900 giờ bay (trong đó có 130 giờ bay chiến đấu trực tiếp) trên nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau, chủ yếu là tiêm kích F-16.

Trước khi được bổ nhiệm là Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong lực lượng này như chỉ huy trưởng không quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương và phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung tâm của quân đội Mỹ.

Năm 2020, Đại tướng Brown được tạp chí Time bình chọn vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới.

Dự kiến, ông Brown sẽ có buổi điều trần trước Thượng viện Mỹ trước khi phiên bỏ phiếu phê chuẩn đề cử ông vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân được tiến hành.

TT Zelensky ký sắc lệnh thành lập hai chính quyền quân sự ở vùng Kherson

).

Ngày 11/5, tờ Interfax đưa tin, Tổng thống Ukraina –  ông Volodymyr Zelenskyy đã ký sắc lệnh thành lập thêm hai chính quyền quân sự ở vùng Kherson.

Sắc lệnh liên quan số 268 đã được công bố trên trang web của tổng thống.

Sắc lệnh viết: “Theo Luật pháp Ukraina ‘Về chế độ pháp lý của thiết quân luật’, Ukraina sẽ thành lập chính quyền quân sự làng Vynohradiv của quận Kherson thuộc vùng Kherson; và chính quyền quân sự thành phố Skadov của quận Skadovsky thuộc vùng Kherson”.

Tổng thống Ukraina cũng chỉ thị cho Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraina, Cơ quan quản lý nhà nước khu vực Kherson thực hiện các yêu cầu liên quan đến việc thành lập chính quyền quân sự theo luật ‘Về chế độ pháp lý của thiết quân luật’.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5.

Trung – Đức khẩu chiến, Ngoại trưởng Đức cứng rắn với Bắc Kinh

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) gần đây đã bắt đầu chuyến công du tới ba nước châu Âu để thuyết phục các nhà lãnh đạo châu Âu tăng cường đầu tư vào TQ. Tuy nhiên, quan hệ đối tác Trung-Nga đã trở thành một bài toán khó đối với ông. 

Tại Đức, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm châu Âu của ông Tần Cương, người đồng cấp Đức Annalena Baerbock đã có cuộc đối đầu gay gắt với ông Tần về “kế hoạch của EU trừng phạt các công ty Trung Quốc ủng hộ cuộc xâm lược của Nga”.

Khả năng áp đặt các hạn chế đối với tám công ty Trung Quốc đang được thảo luận trong EU. Tại cuộc họp báo sau cuộc gặp với bà Baerbock, khi được hỏi về triển vọng của các lệnh trừng phạt, ông Tần Cương tuyên bố rằng, ĐCSTQ kiên quyết phản đối bất kỳ lệnh trừng phạt đơn phương nào.

Ông cũng bảo vệ cách tiếp cận của Bắc Kinh, nói rằng: “Có sự trao đổi và hợp tác bình thường giữa các công ty Trung Quốc và Nga, điều này không thể bị gián đoạn”. Ông cũng nói thêm rằng, “Các vấn đề của Ukraina rất phức tạp…”

Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cũng sử dụng kinh tế như một mối đe dọa, nói rằng nếu Đức tách rời ĐCSTQ, chỉ vì “sự khác biệt” về chính trị, thì nền kinh tế lớn nhất Liên minh Châu Âu sẽ phải trả “giá đắt”.

Ông cũng đe dọa phía Đức rằng nếu EU có các hành động trừng phạt Bắc Kinh, ĐCSTQ sẽ có “những phản ứng cần thiết”, v.v.

Tuy nhiên, ngoại trưởng Đức hoàn toàn phớt lờ nội dung cuộc nói chuyện của người đồng cấp Trung Quốc Tần CươngBà nói tại cuộc họp báo rằng: “Trung lập nếu có nghĩa là ủng hộ kẻ xâm lược, thì đó là lý do tại sao nguyên tắc chỉ đạo của chúng tôi là: nói rõ rằng chúng tôi cùng phe với nạn nhân”.

Bà nhắn nhủ ông Tần Cương rằng, trong cuộc xâm lược Ukraina của Nga, cái gọi là “trung lập” của Bắc Kinh chẳng khác nào đứng về phía Nga. Bà cũng gây áp lực buộc Bắc Kinh phải làm nhiều hơn để giúp chấm dứt chiến tranh.

Theo Ngoại trưởng Đức, EU muốn bảo đảm rằng, các biện pháp trừng phạt hiện có đối với Nga không bị các nước thứ ba phá hỏng, “các quốc gia nên hợp tác để ngăn chặn các bên phân phối vũ khí của Nga liên quan đến chiến tranh.

Bà cũng nhấn mạnh rằng “các biện pháp trừng phạt nhằm vào các công ty cụ thể chứ không phải các quốc gia cung cấp các bộ phận chính cho các nhà phân phối vũ khí của Nga”.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng có bài phát biểu tại Nghị viện Châu Âu vào ngày 9 tháng 5, trong đó nêu quan điểm hoàn toàn trái ngược với thái độ của tổng thống Pháp Macron đối với ĐCSTQ.

Ông Scholz kêu gọi hợp tác toàn cầu hơn nữa trên cơ sở bình đẳng, đồng thời nhấn mạnh rằng “Hoa Kỳ vẫn là đồng minh quan trọng nhất của châu Âu”, và “ĐCSTQ cũng đang ngày càng trở thành một ‘đối thủ cạnh tranh’ và ‘đối thủ có hệ thống’ của châu Âu.

Đổi tên, chuyển trụ sở, công ty Trung Quốc cố giấu gốc gác để phát triển ra nước ngoài

Do mối quan hệ Trung – Mỹ ngày càng căng thẳng, để tránh những rủi ro địa chính trị tiềm ẩn, sau khi có được chỗ đứng ở nước ngoài và muốn phát triển hơn nữa ở thị trường Âu – Mỹ, một số công ty Trung Quốc đã thay đổi tên công ty và rời trụ sở sang các nước khác nhằm che giấu ‘thân phận’ đến từ Trung Quốc.

CNN gần đây đăng bài đề cập đến việc một số công ty Trung Quốc đã phát triển thành công ở nước ngoài và sau đó nỗ lực giữ khoảng cách với ‘nơi phát tích’ ở Trung Quốc.

Một trong những ví dụ khá nổi bật là Binance, nền tảng giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới. Công ty này được thành lập tại Thượng Hải vào năm 2017 và tạo ra một hệ thống giao dịch tần suất cao cho các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi thành lập, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu giám sát nghiêm ngặt và đàn áp ngành công nghiệp tiền điện tử ở nước này.

Vào tháng 3/2018, công ty Binance công bố thành lập văn phòng mới ở Malta – một quốc gia ở châu Âu. Kể từ đó, Binance đã cố gắng hết sức để làm mờ mối quan hệ giữa công ty này với Trung Quốc, và không mong muốn giới truyền thông gọi họ là “công ty Trung Quốc”.

Bài báo tiết lộ rằng, Giám đốc Binance Triệu Trường Bằng (Changpeng Zhao) từng viết trên blog cá nhân vào tháng 9 năm ngoái như sau: “Những nhân vật ở phương Tây phản đối chúng tôi đã cố gắng mô tả chúng tôi là ‘công ty Trung Quốc’, họ làm vậy là không có ý tốt”.

Gần đây khi trả lời câu hỏi của CNN, Binance cũng nhấn mạnh rằng công ty này “không hoạt động ở Trung Quốc, chúng tôi không có bất kỳ công nghệ nào được đặt tại Trung Quốc, bao gồm cả máy chủ hoặc dữ liệu”.

Ngoài ra, trên trường quốc tế, các doanh nghiệp Trung Quốc khác như nền tảng thương mại điện tử Temu và Shein cũng đang cố gắng giữ khoảng cách với ‘gốc gác’ của họ. Các công ty này không chỉ thay đổi tên của công ty ở nước ngoài, di chuyển trụ sở của công ty sang các quốc gia khác, mà còn thuê người nước ngoài làm người đứng đầu công ty với hy vọng rằng mọi người sẽ không nhận ra họ là công ty đến từ Trung Quốc.

Trong đó, Temu quảng cáo rằng họ là một công ty Hoa Kỳ có trụ sở tại Boston và công ty mẹ của họ là PDD đặt trụ sở chính ở Dublin, Ireland. Nhưng trên thực tế, công ty mẹ của Temu – PDD (Pinduoduo) – lại là một công ty Trung Quốc chính hiệu và trụ sở nguyên gốc vẫn luôn ở Thượng Hải.

Shein là một nền tảng mua sắm rất thành công ở Mỹ. Hồi năm 2021, trên trang web của công ty này không đề cập một chữ nào tới việc nó được thành lập ở Trung Quốc mà chỉ nói rằng là một “công ty đa quốc gia”. Hiện nay, trang web của công ty lại ghi rằng trụ sở đặt tại Singapore và “trung tâm hoạt động chính là ở Hoa Kỳ và các thị trường lớn toàn cầu khác”, nhưng cũng không có một chữ nào nhắc đến Trung Quốc.

Về hiện tượng trên, bài báo đã trích dẫn phân tích của ông Scott Kennedy, một cố vấn cấp cao tại “Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế” (CSIS) của Mỹ, rằng nếu “[thừa nhận] là một công ty Trung Quốc, nó có thế sẽ không có lợi cho việc kinh doanh trên toàn cầu và dẫn tới nhiều rủi ro”.

Ông Kennedy cho rằng, việc các công ty Trung Quốc không sẵn lòng thừa nhận rằng họ đến từ Trung Quốc là vì, nó có thể sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh mà công ty xây dựng trên trường quốc tế, ảnh hưởng đến cách đối xử của các cơ quan quản lý giám sát trên toàn cầu đối với công ty, thậm chí là gây tác động đến sự tín nhiệm, thị trường, các đối tác hợp tác, cho đến cả việc mua đất đai và nguyên liệu, v.v.

Ông Ben Cavender, Giám đốc tại Thượng Hải của công ty cố vấn China Market Research Group (Tập đoàn Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc), cũng nói: “Khi một thực thể doanh nghiệp được coi là có liên quan tới Trung Quốc, họ sẽ tự gây ra tình huống rắc rối và khó khăn. Điều này gần như sẽ khiến chính phủ Hoa Kỳ tự động coi các công ty này là rủi ro tiềm ẩn”. Chính phủ Mỹ có thể sẽ suy luận rằng các công ty này có khả năng chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc hoặc kinh doanh bằng các thủ đoạn xấu.

Điều đáng nói là vào tháng 12/2022, Tạp chí Phố Wall cũng đưa tin về tình huống tương tự: Để phát triển ở Hoa Kỳ, một số công ty khởi nghiệp ở Trung Quốc đã đưa trụ sở ra khỏi Trung Quốc, hoặc thành lập một thực thể độc lập ở Singapore và các nước khác để che đậy sự thật rằng họ đến từ Trung Quốc.

Theo đó, sau khi thay đổi tên, các công ty này không còn đề cập đến nguồn gốc Trung Quốc của họ; hoặc là phát triển sản phẩm riêng cho thị trường Trung Quốc và quốc tế, và nhấn mạnh rằng dữ liệu hoặc mảng quản lý sản phẩm của họ ở thị trường trong và ngoài nước được phân tách rõ ràng.

Bài báo này cũng chỉ ra rằng, sở dĩ nhiều công ty Trung Quốc làm như vậy, một phần là vì kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm, môi trường quản lý giám sát bị siết chặt và chính sách Zero Covid bất định; một lý do quan trọng khác là để tránh gặp phải vấn đề nan giải như TikTok trong quá trình mở rộng.

Bài báo cho biết đã phỏng vấn hơn 20 người sáng lập, giám đốc điều hành hoặc nhà đầu tư của hơn 20 doanh nghiệp Trung Quốc. Họ đã chia sẻ tóm tắt về chiến lược nhằm giúp các công ty thành lập ở Trung Quốc có thể có được nguồn tài nguyên và tiếp cận thị trường tại Hoa Kỳ, cũng như tránh bị “quan tâm” đặc biệt vì cái mác công ty Trung Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á: chuyên gia tiết lộ 3 mục đích của Bắc Kinh

Khi chiến tranh Nga-Ukraina tiếp tục leo thang, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á đầu tiên do tổng bí thư ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì sẽ được tổ chức vào ngày 18 và 19 tháng 5 tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, điểm khởi đầu của Con đường tơ lụa.

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov, Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon, Tổng thống Turkmen Berdymukhamedov, Tổng thống Uzbekistan, Shavkat Mirziyoyev, và những người khác sẽ được mời tham dự cuộc họp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 8/5 rằng: “Đây là sự kiện ngoại giao lớn đầu tiên trong nước của chính phủ Trung Quốc trong năm nay. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 31 năm, nguyên thủ quốc gia của sáu nước đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh dưới hình thức vật lý, đây là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển quan hệ giữa ĐCSTQ và các nước Trung Á”.

Năm quốc gia ở Trung Á từng là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, sau khi Liên Xô tan rã, họ đã trở thành các nước nằm trong vùng ảnh hưởng của Nga và chịu ảnh hưởng chủ yếu của Matxcova. Đây cũng là một phần trong nỗ lực thúc đẩy “Con đường tơ lụa mới” của Bắc Kinh.

Sau 3 năm “bế quan” vì đại dịch Covid – 19, tháng 9 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã chọn Kazakhstan và Uzbekistan làm điểm dừng chân trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên. Khi đó, ngoại giới cho rằng ngoài việc muốn gặp Tổng thống Nga Putin, ông Tập còn bị đồn đoán về việc chú ý đến các góc săn trộm ở Matxcova.

Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Trung Quốc và là Tiến sĩ Khoa Chính trị của Đại học Columbia, ông Vương Quân Đào (Wang Juntao), tin rằng ĐCSTQ tích cực tham gia và chi phối Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á vì ba mục đích.

Thứ nhất là yêu cầu về địa lý của “Vành đai và Con đường”, thứ hai là ngăn cản người Hồi giáo Tân Cương kết nối với cộng đồng quốc tế, và thứ ba là lấp đầy khoảng trống sau khi Nga rời đi.

Tiến sĩ Vương nói với Sound of Hope rằng: “ĐCSTQ hiện muốn tăng cường ảnh hưởng của mình ở Trung Á, chủ yếu là để bù đắp cho việc Nga rút quân. Cuộc xâm lược Ukraina của Nga đã tác động mạnh đến Nga, quyền kiểm soát và ảnh hưởng của Matxcova đối với các quốc gia Trung Á này rất yếu.

Các nước này có nhu cầu phát triển kinh tế và ổn định chính trị của riêng mình, cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, tất nhiên ĐCSTQ sẽ lợi dụng tình hình để lấp đầy khoảng trống sau sự suy yếu của Nga.

Vì Bắc Kinh muốn thực hiện bẫy nợ Vành đai và Con đường, bẫy nợ đi qua các quốc gia ấy, vì vậy ĐCSTQ cần giành được sự ủng hộ của 5 nước Trung Á.

Ngoài ra, còn có vùng Hồi giáo (Tân Cương) của Trung Quốc, nếu muốn cắt đứt quan hệ với thế giới thì cần sự hợp tác của 5 nước Trung Á, đó là nhu cầu địa chính trị.

Tuy nhiên trên thực tế, ĐCSTQ không thể hòa thuận với các nước Trung Á đó, do hệ tư tưởng khác và hệ thống cai trị khác”.

By KBCHNTV

Nhả báo tự do là một người đang sống hải ngoại rời Việt Nam ngày 27/4/1975 và trở lại đất nước 10/9/2011 và thay đổi tầm nhìn. Nhưng tính cách làm báo với chủ trương tôn trọng sự thật nên tin tức của ông được chiếu cố bởi những người thích sự ngay thẳng.

Leave a Reply

Verified by MonsterInsights