Pham Quang Chiểu 3-4-2023
***IMF phê duyệt khoản vay 15,6 tỷ USD cho Ukraine
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết hôm thứ Sáu, ban điều hành của họ đã phê duyệt chương trình cho vay 15,6 tỷ USD trong bốn năm cho Ukraine, theo Reuters.
Đây là một phần của gói 115 tỷ USD toàn cầu để hỗ trợ nền kinh tế Ukraine khi nước này chống lại cuộc xâm lược kéo dài 13 tháng của Nga.
Quyết định này dọn đường cho việc giải ngân ngay lập tức khoảng 2,7 tỷ USD cho Kiev và yêu cầu Ukraine thực hiện các cải cách đầy tham vọng, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, IMF cho biết trong một tuyên bố.
Khoản vay mở rộng (EFF) là chương trình tài chính thông thường quy mô lớn đầu tiên được IMF phê duyệt cho một quốc gia tham gia vào một cuộc chiến tranh quy mô lớn.
Chương trình IMF dài hạn trị giá 5 tỷ USD trước đây của Ukraine đã bị hủy bỏ vào tháng 3/2022 khi quỹ này cung cấp 1,4 tỷ USD tài trợ khẩn cấp với một số điều kiện. IMF đã cung cấp thêm 1,3 tỷ USD theo chương trình “cửa sổ lương thực” vào tháng 10 năm ngoái.
Một quan chức của IMF cho biết gói 115 tỷ USD mới bao gồm khoản vay của IMF, 80 tỷ USD cam kết cho các khoản tài trợ và khoản vay ưu đãi từ các tổ chức đa phương và các quốc gia khác, và các cam kết xóa nợ trị giá 20 tỷ USD.
Ukraine phải đáp ứng một số điều kiện trong hai năm tới, bao gồm các bước tăng doanh thu thuế, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, duy trì sự độc lập của ngân hàng trung ương và tăng cường các nỗ lực chống tham nhũng.
IMF cho biết, những cải cách sâu hơn sẽ được yêu cầu trong giai đoạn thứ hai của chương trình nhằm tăng cường sự ổn định và tái thiết sớm sau chiến tranh, quay trở lại khuôn khổ chính sách tài chính và tiền tệ trước chiến tranh, tăng cường khả năng cạnh tranh và giải quyết các lỗ hổng của ngành năng lượng.
Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết chương trình này “thực sự vững chắc” và bao gồm các cam kết từ chính quyền Ukraine để đạt được 19 tiêu chuẩn cấu trúc chỉ trong năm tới.
Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của IMF Gita Gopinath cho biết chương trình phải đối mặt với những rủi ro “đặc biệt cao” và sự thành công của nó phụ thuộc vào quy mô, thành phần và thời gian tài trợ bên ngoài để giúp thu hẹp khoảng cách tài chính, tài chính bên ngoài, cũng như khôi phục tính bền vững của nợ Ukraine.
“Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine tiếp tục có tác động kinh tế và xã hội tàn khốc”, bà nói, đồng thời ca ngợi chính quyền Ukraine vì đã duy trì “sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô nói chung” bất chấp những căng thẳng của chiến tranh.
Quyết định này chính thức hóa một thỏa thuận của IMF đạt được với Ukraine vào ngày 21/3, có tính đến con đường gia nhập Liên minh châu Âu của Ukraine sau chiến tranh.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hoan nghênh khoản tài trợ mới.
“Đó là một sự trợ giúp quan trọng trong cuộc chiến của chúng tôi chống lại sự xâm lược của Nga,” ông viết trên Twitter. “Chúng ta cùng nhau hỗ trợ nền kinh tế Ukraine. Và chúng ta đang tiến tới chiến thắng!”
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen, người đã nỗ lực trong năm qua để đảm bảo gói tài trợ của IMF và có chuyến thăm bất ngờ tới Ukraine vào tháng Hai, cho biết gói này sẽ giúp đảm bảo ổn định kinh tế và tài chính của đất nước và đặt nền tảng cho quá trình tái thiết lâu dài. .
“Tôi kêu gọi tất cả các chủ nợ chính thức và tư nhân khác tham gia sáng kiến này để hỗ trợ Ukraine khi nước này tự bảo vệ mình khỏi cuộc chiến vô cớ của Nga,” bà nói trong một tuyên bố. “Mỹ sẽ tiếp tục sát cánh cùng Ukraine và người dân nước này chừng nào còn có thể.”
IMF cho biết các tổ chức tài chính quốc tế, các công ty thuộc khu vực tư nhân và hầu hết các chủ nợ và nhà tài trợ song phương chính thức của Ukraine đã ủng hộ quy trình xử lý nợ hai bước cho Ukraine bao gồm các đảm bảo tài chính đầy đủ về xóa nợ và tài trợ ưu đãi trong và sau chương trình.
Sự hỗ trợ rộng rãi đã trấn an IMF, quan chức cấp cao của Bộ Tài chính cho biết, đồng thời nói thêm, “Điều đó thực sự hữu ích để họ thấy rằng chúng tôi thực sự có ý định đồng hành lâu dài.”
Kịch bản chiến tranh dài hơn
Quan chức IMF Gavin Gray nói với các phóng viên rằng kịch bản cơ bản của IMFcho rằng chiến tranh sẽ kết thúc vào giữa năm 2024, dẫn đến khoản thiếu hụt tài chính dự kiến là 115 tỷ USD, sẽ được các nhà tài trợ và chủ nợ đa phương và song phương chi trả.
Ông nói: “Kịch bản đi xuống” của quỹ cho thấy cuộc chiến sẽ tiếp tục đến cuối năm 2025, tạo ra khoảng trống tài chính lớn hơn nhiều là 140 tỷ đô la, điều này sẽ đòi hỏi các nhà tài trợ phải đào sâu hơn.
Gray cho biết chương trình đã được thiết kế để hoạt động, ngay cả khi hoàn cảnh kinh tế “tồi tệ hơn đáng kể” so với kịch bản cơ sở. Ông cho biết các quốc gia cung cấp bảo đảm tài chính đã đồng ý hợp tác với IMF để đảm bảo Ukraine có thể thanh toán khoản nợ của mình cho IMF nếu số tiền lớn hơn nếu cần
***Mỹ dự trù đợt viện trợ quân sự mới 2,6 tỉ đô la cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và tham mưu trưởng liên quân tướng Mark Milley trong một cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc ngày 15/03/2023. Getty Images via AFP – ALEX WONG
Thùy Dương
Mỹ dự kiến một đợt viện trợ quân sự mới cho Ukraina trị giá 2,6 tỉ đô la. Ngày 31/03/2023, các quan chức Mỹ cho biết thông báo có thể sẽ được đưa ra vào thứ Hai 03/04.
Reuters cho biết đợt viện trợ quân sự lần này chủ yếu liên quan đến đạn dược để hỗ trợ cho Kiev chuẩn bị đợt phản công mùa xuân. Danh sách đầy đủ các trang thiết bị viện trợ mới lần này theo dự kiến sẽ được hoàn tất trong hai ngày nghỉ cuối tuần này 01-02/04 và tổng giá trị viện trợ có thể sẽ còn được điều chỉnh. Tính từ khi quân Nga xâm lược Ukraine đến nay, Mỹ đã viện trợ cho Kiev tổng cộng 30 tỉ đô la.
Cũng trong ngày 31/03, theo Le Monde, tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, tướng Mark Milley, cho rằng dù không phải là không thể, nhưng dẫu sao thì Ukraina cũng chỉ có ít cơ hội đẩy lui toàn bộ các lực lượng của Nga ra khỏi lãnh thổ ngay trong năm nay 2023. Tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky, đã nhiều lần tuyên bố mục tiêu của Kiev là đánh đuổi hết quân Nga ra khỏi những khu vực đã bị Nga xâm chiếm.
Trả lời phỏng vấn Defense One, tướng Mark Milley nhận định đó là một nhiệm vụ quân sự lớn và « rất, rất khó » bởi « hàng trăm ngàn quân Nga vẫn đang còn ở các vùng lãnh thổ của Ukraine bị Nga xâm chiếm ».
Về khả năng Mỹ cấp cho lực lượng vũ trang Ukraine các tên lửa tầm xa ATACMS, tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ cho biết là cho đến nay, vẫn chưa có quyết định chính trị nào được đưa ra, nhưng dưới góc nhìn quân sự, tướng Mark Milley nói Mỹ chỉ có tương đối ít tên lửa tầm xa ATACMS và quân đội Mỹ cần bảo đảm là họ duy trì được số đạn dược cần thiết trong kho.
Thùy Dương
Mỹ dự kiến một đợt viện trợ quân sự mới cho Ukraina trị giá 2,6 tỉ đô la. Ngày 31/03/2023, các quan chức Mỹ cho biết thông báo có thể sẽ được đưa ra vào thứ Hai 03/04.
Reuters cho biết đợt viện trợ quân sự lần này chủ yếu liên quan đến đạn dược để hỗ trợ cho Kiev chuẩn bị đợt phản công mùa xuân. Danh sách đầy đủ các trang thiết bị viện trợ mới lần này theo dự kiến sẽ được hoàn tất trong hai ngày nghỉ cuối tuần này 01-02/04 và tổng giá trị viện trợ có thể sẽ còn được điều chỉnh. Tính từ khi quân Nga xâm lược Ukraina đến nay, Mỹ đã viện trợ cho Kiev tổng cộng 30 tỉ đô la.
Cũng trong ngày 31/03, theo Le Monde, tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, tướng Mark Milley, cho rằng dù không phải là không thể, nhưng dẫu sao thì Ukraina cũng chỉ có ít cơ hội đẩy lui toàn bộ các lực lượng của Nga ra khỏi lãnh thổ ngay trong năm nay 2023. Tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky, đã nhiều lần tuyên bố mục tiêu của Kiev là đánh đuổi hết quân Nga ra khỏi những khu vực đã bị Nga xâm chiếm.
Trả lời phỏng vấn Defense One, tướng Mark Milley nhận định đó là một nhiệm vụ quân sự lớn và « rất, rất khó » bởi « hàng trăm ngàn quân Nga vẫn đang còn ở các vùng lãnh thổ của Ukaina bị Nga xâm chiếm ».
Về khả năng Mỹ cấp cho lực lượng vũ trang Ukraina các tên lửa tầm xa ATACMS, tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ cho biết là cho đến nay, vẫn chưa có quyết định chính trị nào được đưa ra, nhưng dưới góc nhìn quân sự, tướng Mark Milley nói Mỹ chỉ có tương đối ít tên lửa tầm xa ATACMS và quân đội Mỹ cần bảo đảm là họ duy trì được số đạn dược cần thiết trong kho.
***TT Pháp muốn Trung quốc tham gia hỗ trợ thường dân Ukraina
Trọng Thành
Ít ngày trước chuyến công du Bắc Kinh, chính quyền Pháp hôm qua, 31/03/2023, phát đi tín hiệu mong muốn mở một ‘‘không gian’’ đối thoại giữa tổng thống Macron và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình về xung đột tại Ukraina. Một thông điệp chủ yếu khác mà Paris gửi đến Bắc Kinh là nên tránh đưa ra bất cứ một ‘‘quyết định gây thảm họa’’ nào, diễn đạt ngụ ý nhắc đến khả năng Trung Quốc hỗ trợ quân sự Nga.
Theo AFP, trả lời báo giới, một cố vấn của tổng thống Pháp cảnh báo: ‘‘nếu Trung Quốc đưa ra một quyết định gây thảm họa, việc này sẽ có một tác động chiến lược đối với xung đột’’. Giới chức nói trên khẳng định : ‘‘chúng tôi muốn tránh điều tồi tệ nhất, và đây chính là nguyên do cần làm sao để họ nhập cuộc, để trình bày với họ về lập trường của chúng tôi’’. Trước đó, ngày thứ Năm 30/03, ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna cho biết tổng thống Pháp sẽ cảnh báo với các lãnh đạo Trung Quốc ‘‘điều căn bản là cần tránh’’ ủng hộ Nga trong các nỗ lực chiến tranh.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc gặp với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia ngày 15/11/2022. © Ludovic Marin / AFP
Về việc mở ‘‘không gian’’ đối thoại với Trung Quốc về xung đột ở Ukraina, phủ tổng thống Pháp cho biết tổng thống Emmanuel Macron muốn tìm thấy tiếng nói chung với Bắc Kinh trong ‘‘một số sáng kiến’’ nhằm ‘‘hỗ trợ thường dân’’ Ukraine, cũng như ‘‘xác lập một hướng đi về trung hạn nhằm tìm lối thoát cho xung đột’’. Theo Paris, cuộc đối thoại này là quan trọng bởi ‘‘Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới có khả năng tác động trực tiếp và sâu sắc đến xung đột, hoặc theo hướng này, hoặc theo hướng kia’’.
Theo Paris, cuộc đối thoại này là quan trọng bởi ‘‘Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới có khả năng tác động trực tiếp và sâu sắc đến xung đột, hoặc theo hướng này, hoặc theo hướng kia’’.
Pháp ‘‘hạ tầm mức hy vọng’’ đặt vào Trung Quốc
Tuy nhiên, theo AFP, sau chuyến công du Matxcơva của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cách nay mươi hôm, siết chặt quan hệ với chính quyền Putin, chính quyền Macron giờ đây ‘‘đã hạ tầm mức hy vọng’’ đặt vào Trung Quốc. Phủ tổng thống Pháp bảo đảm: ‘‘chúng tôi rất tỉnh táo’’.
Tổng thống Macron có chuyến công du Trung Quốc từ ngày 05 đến 07/04. Ngày 06/04, nguyên thủ Pháp dự kiến có cuộc đối thoại với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cùng tham gia chuyến đi Trung Quốc với tổng thống Pháp. Bà Ursula von der Leyen sẽ đến Paris ngày thứ Hai 03/04, để chuẩn bị chuyến công du.
Một xưởng chế tạo linh kiện bán dẫn của Toshiba và Western Digital, tại Yokkaichi, Nhật Bản, ngày 15/07/2016. © AP
Sau Hoa Kỳ và Hà Lan, ngày 31/03/2023 đến lượt Nhật Bản thông báo ý định hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất linh kiện bán dẫn từ tháng 07/2023. Trong thông báo, dù không nêu tên trực tiếp Trung Quốc nhưng Tokyo đã ngay lập tức hứng chịu phản ứng phẫn nộ của Bắc Kinh.
Theo AFP, dù tuyên bố với báo giới là biện pháp hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất linh kiện bán dẫn của Tokyo là nhằm mục đích « đề phòng » việc chuyển đổi sử dụng công nghệ sang phục vụ các mục đích quân sự, nhưng bộ trưởng Kinh Tế Nhật, Yasutoshi Nishimura, thứ Sáu 31/03 khẳng định biện pháp này không nhắm cụ thể đến bất cứ một nước nào.
Tokyo dự tính tham vấn công khai về các biện pháp hạn chế xuất khẩu 23 loại thiết bị chế tạo linh kiện bán dẫn tân tiến. Hãng tin Jiji, dẫn các nguồn tin chính phủ, cho biết các biện pháp mới sẽ liên quan đến hàng chục công ty của Nhật, trong đó có Tokyo Electron và Nikon.
Trong bối cảnh căng thẳng quốc tế trong những qua ngày càng gia tăng trong lĩnh vực chiến lược về thiết bị bán dẫn, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc, bộ trưởng Kinh Tế Nhật hôm qua khẳng định Nhật Bản « muốn đóng một vai trò có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế » với tư cách là nước có công nghệ thẻ nhớ điện tử tân tiến.
Đáp lại thông báo của bộ trưởng Kinh Tế Nhật, bà Mao Ninh, một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho rằng « chính trị hóa, công cụ hóa và quân sự hóa các vấn đề thương mại và công nghệ là cố tình gây bất ổn cho chuỗi cung ứng và sản xuất trên thế giới ». Đối với Bắc Kinh, Nhật Bản « làm hại người khác, nhưng cũng làm hại chính mình »