Biden khẳng định Trung Quốc chưa giao vũ khí cho Nga
Về câu hỏi Trung Quốc đã vượt lằn ranh đỏ giao vũ khí cho Nga trong cuộc chiến Ukraina hay chưa, thì sau ngoại trưởng Blinken, đến lượt tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trả lời là chưa.
Dự thượng đỉnh Mỹ-Canada tại Ottawa với thủ tướng Justin Trudeau, ông Biden hôm qua 24/03/2023 xác định cho đến nay, Trung Quốc “không và chưa cung cấp” vũ khí cho Nga. Nhưng điều đó không có nghĩa là trong tương lai Bắc Kinh sẽ không liều lĩnh “làm chuyện này”. Tổng thống Biden tuy nhiên nói thêm ông không “xem nhẹ” những khả năng của cả Trung Quốc lẫn nước Nga trên vấn đề vũ khí. Tại thượng đỉnh Canada và Mỹ, lãnh đạo hai nước cam “hỗ trợ người dân Ukraina, giúp họ tự vệ trước cuộc xâm lược thô bạo và man rợ mà Vladimir Putin đang tiến hành”.
Bốn nước Bắc Âu thành lập lực lượng Không Quân chung để đối phó với Nga
Hình minh họa: Chiến đấu cơ F35 của Không Quân Na Uy, tại căn cứ Overland, ngày 03/11/2017. AP – Ned Alley
Thanh Hà
Tư lệnh Không Quân Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch hôm 24/03/2023 thông báo đã ký kết một văn bản ghi nhớ nhằm thành lập một lực lượng phòng thủ chung, hoạt động trong khuôn khổ của liên minh quân sự NATO. Mục tiêu nhằm đối phó với mối “đe dọa ngày càng lớn của Nga”. Việc Matxcơva xâm lược Ukraine thúc đẩy bốn nước Bắc Âu nói trên thắt chặt hợp tác Không Quân.
Trả lời hãng tin Anh Reuters tư lệnh Không Quân Đan Mạch, tướng Jan Dam nhấn mạnh yếu tố gắn kết các bên là cuộc xâm lược Ukraina do Nga phát động từ tháng 2/2022 và đây sẽ là một lực lượng phòng thủ “có tầm cỡ”. Na Uy hiện có 57 chiến đấu cơ F-16, gần 40 chiếc F-15. Lực lượng Không Quân của Phần Lan cũng rất hùng hậu với hơn 60 F/A-18 và hàng chục chiến đấu cơ F-35 sắp được giao. Về phía Đan Mạch, Copenhagen hiện đang có 58 chiếc F-16 và 37 chiến đấu cơ F-35. Riêng Không Quân Thụy Điển sử dụng hàng nội là loại máy bay Gripens.
Reuters cho biết thêm lãnh đạo Không Quân của bốn nước Bắc Âu đã đặt bút ký văn bản nói trên hồi tuần trước tại căn cứ quan sự Ramstein của Đức. Tư lệnh Không Quân của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, tướng James Hecker đã chứng kiến sự kiện quan trọng này. Từ tháng 11/2022, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch đã bắt đầu thảo luận về kế hoạch thành lập chung một đơn vị phòng thủ giữa các lực lượng không quân của bốn nước. Truyền thông Na Uy sáng nay cho rằng với lực lượng phòng thủ chung, bốn nước liên quan giờ đây hành động “như một”.
Hai trong số bốn quốc gia nói trên có đường biên giới chung với nước Nga, nhưng cả bốn cùng có nhu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh hải ở các vùng biển Baltic (Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch) và Biển Bắc (Na Uy và Đan Mạch). Đó là những khu vực Hải Quân Nga sử dụng. Không phận của các quốc gia Bắc Âu sát cạnh với không phận của Nga.
Liên Hiệp Châu Âu thỏa thuận cung cấp đạn cho Ukraina
Tại cuộc họp thượng đỉnh Hội Đồng Châu Âu ngày 23/03/2023 tại Bruxelles, 27 thành viên của Liên Âu đã nhất trí phê chuẩn thỏa thuận về việc cung cấp đạn dược cho Ukraina, được thông qua 3 ngày trước tại hội nghị cấp bộ trưởng.
Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, tại thượng đỉnh Liên Âu, Bruxelles, ngày 23/03/2023. AP – Olivier Matthys – Anh Vũ
Theo Juliette Gheerbrant, đặc phái viên của RFI tại hội nghị, Pháp đánh giá đây là thỏa thuận « lịch sử ». Trước hết là về thời gian nhanh chóng.Từ khi thủ tướng Estonia, Kaja Kallas, đề xuất về một vấn đề được cho là nhạy cảm đến khi có quyết định cuối cùng hôm qua chỉ có 5 tuần.
Thỏa thuận này dự trù các nước Liên hiệp Châu Âu cung cấp cho Kiev một triệu đạn pháo lấy từ kho dự trữ của khối. Để bù lại, Ủy Ban Châu Âu tháo khoán 1 tỷ euro. Ngoài ra, 1 tỷ euro khác sẽ được dành để cùng mua đạn dược. Một tin vui cho công nghiệp quốc phòng châu Âu là các hợp đồng mua đạn dược này sẽ được thực hiện với các nhà sản xuất Liên Âu và Na Uy.
Có điều là dù các quyết định đều được đưa ra cực kỳ nhanh, nhưng cũng phải đợi đến tháng 05/2023 thì Ủy Ban Châu Âu mới tiến hành đặt hàng và cũng còn phải mất nhiều tháng nữa thì kho đạn mới này mới có được.
Vẫn theo đặc phái viên của RFI, 27 nước đã thông qua văn kiện khẳng định lại rằng các tội ác của Nga phải được xét xử. Lệnh bắt giữ mới đây của Tòa Hình Sự Quốc Tế (CPI) nhắm vào tổng thống Nga Vladimir Putin và bà Maria Lvova-Belova, lãnh đạo cơ quan quyền trẻ em Nga, là động thái tích cực, nhưng liên quan đến tội ác xâm lược một quốc gia, 27 nước thành viên Liên Âu muốn thành lập một tòa án chuyên biệt tại La Haye, như đề xuất của Ủy Ban Châu Âu.
Một nội dung thảo luận khác liên quan đến các trừng phạt đối với Nga : Làm sao có thể chống được hiện tượng lách trừng phạt, tiếp tục buôn bán với Nga bằng cách thông qua nước thứ 3. Đây là một lỗ hổng mà 27 nước phải tìm cách bịt lại, trước khi thảo luận loạt trừng phạt mới.
TIN VUI CHO GIA ĐÌNH CÓ TRẺ EM BỊ NGA BẮT CÓC
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, hôm qua 23/03, thông báo Liên Âu sẽ tổ chức một hội nghị nhằm xác định nơi ở hiện nay của các trẻ em bị Nga bắt cóc tại Ukraina và để đưa các em về quê nhà.
Nhân chuyến viếng thăm Nga của Xi, thử so sánh sức mạnh quân sự của Nga -Trung. Thử hỏi Nga và Trung Quốc, quân đội nào mạnh hơn ?
Cũng trên lãnh vực quân sự, Le Figaro đặt câu hỏi « Liệu quân đội Trung Quốc đã vượt qua quân đội Nga hay chưa ? ». « Kỷ nguyên mới » trong quan hệ Nga-Trung khởi đầu một cách mất thăng bằng cả về quân sự lẫn công nghệ, thế mạnh xưa nay của Kremlin giảm dần theo với đầu tư khổng lồ của Bắc Kinh vào kỹ nghệ quốc phòng. Nhà nghiên cứu Marc Julienne của IFRI cho biết : « Chủ yếu là hải quân và không quân Trung Quốc gia tăng về số lượng ». Đô đốc Vandier, tham mưu trưởng hải quân Pháp ước tính cứ mỗi bốn năm Trung Quốc lại có thêm lượng tàu chiến ngang ngửa Pháp và đến 2030 sẽ cao gấp 2,5 lần.
Nga là đối tác lớn truyền thống, nhưng Matxcơva nhận ra Bắc Kinh mua vũ khí Nga để nghiên cứu rồi cóp theo, chẳng hạn tiêm kích J-11 của Trung Quốc là ăn cắp kiểu SU-27. Sau vụ chiếm Crimée, bị cô lập, Putin đành nới lỏng các quy định chuyển giao vũ khí cho Trung Quốc, bán cả hệ thống phòng không S-400. Nhưng cũng theo ông Marc Julienne, Bắc Kinh ngày càng ít mua vũ khí Nga hơn vì đã sản xuất được. Nhà nghiên cứu Léo Péria-Peigné của IFRI lưu ý, động cơ máy bay vẫn là của Nga, nhưng tiêm kích J-20 mới nhất trang bị động cơ nội địa.
Quân đội Nga với 700.000 binh sĩ và ngân sách 61 tỉ đô la không thể so sánh với 2 triệu lính Trung Quốc và 225 tỉ đô la hàng năm. Nhưng để nâng cấp, Bắc Kinh rất cần sự huấn luyện của Nga, chẳng hạn hải quân Trung Quốc hoàn toàn không có kinh nghiệm, phải học hỏi mọi thứ từ đồng nhiệm Nga. Chuyên gia Léo Péria-Peigné nhấn mạnh, vũ khí tốt nhưng chưa chắc người sử dụng đã giỏi. Trung Quốc chưa tham dự một cuộc chiến tranh nào kể từ năm 1979 – Le Figaro ghi chú thêm, « bị bại trận trước Việt Nam ».
Một nguồn tin quân sự ghi nhận Bắc Kinh « đổ ra rất nhiều tiền cho những thiết bị quân sự mà chất lượng chưa được thử thách, cho những binh sĩ chưa bao giờ xung trận ». Marc Julienne nghi ngờ về tinh thần chiến đấu của quân Trung Quốc trong những cuộc chiến tranh cường độ cao, Léo Péria-Peigné cho rằng bị bất ngờ trước những khó khăn quân Nga gặp phải ở Ukraina, Bắc Kinh thấy không thể chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Như vậy cuộc xâm lăng Ukraina lại giúp Đài Loan sống sót, cho đến khi nào sức mạnh đang tăng dần của Trung Quốc có thể đè bẹp.
Tổng tham mưu trưởng Mỹ dự đoán về cục diện chiến sự Ukraine năm 2023
Theo ông Milley, cả 2 phe Nga và Ukraine sẽ khó đạt được mục đích quân sự và chính trị của mình trước khi năm 2023 kết thúc. Về Ukraine, tướng Milley cho rằng quân đội của Tổng thống Volodymyr Zelensky sẽ chưa thể đẩy lùi toàn bộ lực lượng Nga ra khỏi lãnh thổ. Với Nga, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ nhận định Moscow “sẽ không thể đạt được tất cả các mục tiêu chính trị” trong năm nay.
“Chúng ta đang ở trong tình huống mà cả 2 phe sẽ không thể đạt được mục tiêu của mình thông qua biện pháp quân sự. Tình huống này sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định”, ông Milley nói.
Phát biểu với Quỹ Eurasia Group Foundation ngày 20/3, Đại tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đã đưa ra một số nhận định và dự đoán về tình hình xung đột Nga – Ukraine trong năm 2023.
Ngày 24/2, các lực lượng vũ trang Liên bang Nga đã mở một chiến dịch tấn công quân sự quy mô lớn nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine. Theo những tính toán ban đầu của quân đội Nga, cuộc xung đột Nga – Ukraine có thể chỉ kéo dài khoảng 100 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, tròn một năm đã trôi qua, cuộc xung đột giữa 2 nước láng giềng ở châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Sau một năm chiến sự khốc liệt, cả 2 bên Nga và Ukraine đều đã phải hứng chịu những tổn thất nặng nề về người và cơ sở vật chất. Nền kinh tế của 2 quốc gia cũng phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng do tác động của xung đột.
Thời gian tới, các chuyên gia nhận định quân đội Ukraine sẽ tăng cường các chiến dịch phản công nhằm nhanh chóng giành lại lãnh thổ. Tuy nhiên, nỗ lực phản công này có thể sẽ phải đối mặt với sự kháng cự mạnh mẽ từ phía quân đội Nga cùng lực lượng ly khai