DƯỚI ĐÂY LÀ BỨC TÂM THƯ TÔI ĐÃ GỬI TẬN TAY NGUYÊN CHỦ TỊCH QH NGUYỄN THỊ KIM NGÂN, NGƯỜI LÁNG GIỀNG GẦN KÍNH MẾN CỦA TÔI.


Kính gửi chị Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Khoá XIV.
Hôm nay ngày 12/12/2022 ngày Tiểu Cát có nghĩa là điều may mắn
Em xin phép được trình bày với chị về trường hợp của nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng, người cùng chồng mình là ông Huỳnh Uy Dũng đã thiện tâm ủng hộ rất lớn về vật chất tinh thần cho công tác an sinh xã hội tỉnh Bến Tre. Với công trình cung cấp nước ngọt miễn phí cho người dân tại hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang. Nhờ đó, hàng ngàn hộ dân tại tâm vùng hạn, mặn đã không còn khát nước ngọt.

Được biết tình hình trên qua truyền thông, vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng (Chủ đầu tư Khu du lịch Đại Nam, phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) một mặt cho xe và người chuyển thẳng nước sạch, nước tinh khiết của Đại Nam từ Bình Dương về Bến Tre giải khát, giải mặn cho bà con. Xe và người chở nước tiếp tục ở lại dùng phương tiện vận chuyển nước từ các sà lan do mạnh thường quân các nơi đưa về và tiếp tục vận chuyển đến những nơi xa xôi, khó khăn trong tỉnh cho đến khi mùa mưa trở lại, do địa phương không đủ phương tiện. Đồng thời, đích thân cả hai người đến trực tuyến các nơi khảo sát, lắp đặt máy lọc nước nhiễm mặn thành nước ngọt cho người dân sử dụng. Các tỉnh trong vùng bị nhiễm mặn có nhu cầu hỗ trợ đều được vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng, Nguyễn Phương Hằng sẵn sàng đáp ứng vô điều kiện.
Đặc biệt, vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng – Nguyễn Phương Hằng còn quyết định sẽ trích số tiền lớn nhằm hỗ trợ toàn bộ kinh phí để xây dựng, lắp đặt hàng loạt hệ thống lọc nước RO thẩm thấu ngược, theo tiêu chuẩn của Mỹ, đặt tại tỉnh Bến Tre.
Tất cả các nghĩa cử đó đã được ông Phan Văn Mãi – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre ghi nhận.


1. Trao tặng vườn cao su cho bộ đội Trường Sa
Năm 2013, CEO Nguyễn Phương Hằng quyết định trao tặng vườn cao su tọa lạc ở 2 xã của huyện Lộc Ninh, titnh Bình Phước có diện tích hơn 360ha cho bộ đội Trường Sa. Đây là mảnh đất có trị giá hơn 170 tỷ đồng thời đó và được bộ đội Trường Sa phát mãi khối tài sản này dùng làm nguồn tiền phục vụ cho cuộc sống và công tác. Việc hiến đất cho cơ quan chính quyền nhà nước là những việc rất hiếm gặp trong xã hội đương thời. Chính vì vậy việc làm của bà Hằng như một “ngọn lửa” thổi bùng đến trái tim yêu nước trong mỗi con người Việt Nam trong thời điểm ấy hướng về biển đảo Trường Sa ruột thịt, động viên tinh thần cho các chiến sĩ tiếp túc canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc nước Việt.
Đây được xem là một hành động đầy tính nhân văn và nghĩa tình. Chị Phương Hằng từng chia sẻ: “Thực lòng tôi luôn luôn có tình cảm và thương những bộ đội và những người làm công tác bảo vệ. Họ là những người dám hy sinh cả một đời để cống hiến cho Tổ quốc. Họ không có điều kiện để làm kinh tế, không có cơ hội làm giàu cho bản thân và gia đình. Vợ con và những người thân của họ rất thiệt thòi.
Vì chồng tôi – anh Huỳnh Uy Dũng cũng đã từng là bộ đội, cũng đã kể cho tôi nghe gian khổ của bộ đội sống nay, mai chết nơi chiến trường, nên tôi đã quyết định trao toàn bộ số tài sản thật của tôi để chia sẻ phần nào khó khăn với các anh bộ đội nơi hải đảo xa xôi.
…Tôi chưa bao giờ đến Trường Sa, chỉ xem qua truyền hình và có lần tôi đã khóc khi xem chương trình có bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TP.HCM trong một chuyến ra thăm Trường Sa, đã có một anh bộ đội xin “được ôm cô Thảo” để nhớ về người mẹ của mình nơi quê nhà. Nước mắt tôi tuôn trào khi xem hình ảnh đó. Nhìn những chốt gác hiu quạnh giữa biển cả, tôi càng chạnh lòng và xót xa. Đó là tình cảm thật của con người với nhau.”
2. Quỹ từ thiện “Trái tim Hằng hữu”
Ngoài những đóng góp to lớn cho bộ đội trường Sa, CEO Phương Hằng cùng chồng mình còn thành lập nên Quỹ từ thiện “trái tim Hằng Hữu”. Đây là hội từ thiện tim lớn nhất Việt Nam, với mong muốn chữa lành những con tim “tật nguyền” của những đứa trẻ kém may mắn trong cuộc sống, chương trình đã mang lại sự sống cho hàng trăm đứa trẻ có bệnh tim bẩm sinh. Không những thế, CEO Nguyễn Phương Hằng còn sẵn lòng “cam kết trọn gói” cùng với Bệnh viện Nhi Đồng 1 thực hiện điều trị bệnh tim bẩm sinh và não úng thủy cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Những nghĩa cử cao đẹp của chị như một vị bồ tát “sống” trong mắt những đứa trẻ cơ nhỡ, khó khăn, bởi CEO là người tái sinh sự sống cho những đứa trẻ ấy.

“Là một bệnh nhân tim bẩm sinh, con rất biết ơn lòng tốt của cô dành cho trẻ em Việt Nam. Một lần phẫu thuật là cả gia tài đấy các bạn à”
“Đấy cứu người nó phải thế, nguyên việc lấy doanh thu của khu Đại Nam ra để cứu người đã thấy nể phục bội phần rồi, bản thân mình không nhiều tiền, ít giúp đỡ người nghèo nên đừng nói nghìn tỷ chứ ai ủng hộ 50 nghìn thôi mình cũng thấy kính nể rồi”
“Khoan hãy bàn về chuyện ai sai ai đúng, nhìn những việc mà cô làm cho cộng đồng thì cô xứng đáng được trân trọng thay vì những lời chỉ trích”
3. Chương trình “Giờ vàng”
Thấy xót xa, trăn trở trước cảnh nạn nhân vụ tai nạn cận kề lằn ranh sinh tử, vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng đã thành lập chương trình “Giờ vàng” để cứu giúp những người bị tai nạn giao thông lúc họ ngặt nghèo nhất và cần cứu giúp nhất.


“Tôi chứng kiến cảnh nhiều người không may bị tai nạn giao thông giữa đường trong tình trạng thập tử nhất sinh mà không làm sao cứu giúp. Rồi những người này được nhập viện nhưng không có thân nhân, không ai đóng tiền nên rắc rối về thủ tục cấp cứu.
Tôi thấy xót xa quá. Cận kề giữa lằn ranh sinh tử, sống chết chỉ trong một cái chớp mắt, nhưng chỉ vì thiếu thủ tục đóng tiền mà một sinh mạng phải lìa trần. Bây giờ tai nạn giao thông đã giảm đi nhiều, đó là điều đáng mừng, là cái phước của nhân dân và đất nước mình.
20 năm trước đây mỗi năm cả nước có trên 35 ngàn người chết vì tai nạn giao thông và gấp đôi, gấp ba số đó bị thương tích, tàn tật, mất sức lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Giờ đã giảm đi nhiều nhưng tai nạn giao thông vẫn diễn ra đầy rẫy, mỗi ngày, khắp nơi. Điều đó làm tôi trăn trở và tôi thành lập chương trình này để cứu người bị tai nạn giao thông, lúc ngặt nghèo nhất mà họ cần cứu giúp.” Đây là chia sẻ của ông Huỳnh Uy Dũng thưa chị Kim Ngân ạ.

Có thế hệ không được ngày nào ngồi học ở ngôi trường Lê Quý Đôn mới xây dựng ngày nào nhưng vẫn hay nhắc nhau, nhắc nhở các thế hệ học sinh Lê Quý Đôn về lòng biết ơn về một con người rộng rãi vô điều kiện, một hành động trượng nghĩa vô bờ bến.”,
Có một bài báo thời đó tôi vẫn còn nhớ như in cái nội dung “Trường chuyên Lê Quý Đôn đã được tỉnh giao khu đất đường Nguyễn Huệ nhưng chưa đủ tiền xây dựng vì ngân sách chỉ có 2 tỷ đồng”. Ở bài báo đó còn có câu “nói khích” là “Để duy trì đội bóng con ngựa ô tỉnh Bình Định mỗi năm ngân sách chi ra gần chục tỷ đồng nhưng ngân sách để xây cái trường chuyên đại diện cho tỉnh chỉ dăm bảy tỷ đồng là không có!”.
“Năm 2000, chủ khu công nghiệp Sóng Thần và cũng là chủ tịch KDL Đại Nam đã tặng cho trường chuyên Lê Quý Đôn Bình Định số tiền là 6,5 tỷ đồng, cộng với 2 tỷ ngân sách nhà nước để xây dựng ngôi trường khang trang trong thời gian kỷ lục, vì tiền tươi thóc thật mà.
Lưu ý thời điểm đó vàng khoảng 6,5 triệu/lượng tức 6,5 tỷ đồng tương đương 1.000 lượng vàng, sinh viên Cao Trung Hiếu chia sẻ.
5. Trao tặng nước ngọt cho bà con miền Tây
Miền Tây là khu vực còn thiếu nước ngọt. Nhưng để có nước ngọt sinh hoạt, người dân phải bỏ ra một số tiền rất lớn để mua nước ngọt từ các sà lan, xe bồn về sử dụng. Trước đây, giá nước máy chỉ khoảng 8.000 đồng/m3 nhưng nay nước bị nhiễm mặn, người dân phải mua nước ngọt từ nơi khác chở về với giá 150.000-200.000 đồng/m3. Giá nước ngọt cũng “mặn chát” như thế nhưng người dân không còn cách nào khác. Thấu hiểu được điều này, vợ chồng anh chị Dũng Hằng đã trao tặng nước ngọt cho bà con miền Tây.

6. Trong 6 năm, quỹ từ thiện Hằng Hữu của gia đình CEO Nguyễn Phương Hằng đã giúp đỡ Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) hơn 24 tỷ đồng để mổ tim cho 519 bệnh nhân nghèo.
Thông tin trên được cho biết trong báo cáo thực trạng và chi phí điều trị tim bẩm sinh do quỹ từ thiện Hằng Hữu giúp đỡ Bệnh viện Chợ Rẫy từ 2015-2021, được công bố tại hội nghị khoa học thường niên của bệnh viện năm 2022.
Thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm cả nước có khoảng 10.000-12.000 trẻ em phát hiện mắc bệnh tim bẩm sinh, tuy nhiên chỉ có khoảng 6.000 trẻ được can thiệp phẫu thuật. Số còn lại phải chờ, hoặc thậm chí tử vong trước khi phát hiện bệnh.


Nhờ vào chế độ chăm sóc đặc biệt và đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao ở đây, cháu bé đã được hồi sinh. Thế nhưng không thể không nhắc đến Phương Hằng, người giành cả đời người kiếm tiền và cũng dùng tiền để làm hàng nghìn việc ý nghĩa. Hồi sinh lại những trái tim, những bộ não bị lỗi của tạo hóa. CEO không phô trương, không khoe mẽ và cũng không bao giờ đứng ra kêu gọi từ thiện từ bất cứ ai. Có bao nhiêu chị làm thiện nguyện ngần ấy.
Những việc làm thiện nguyện của vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng, Nguyễn Phương Hằng tuy chẳng thể giúp đỡ hết được những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, nhưng cũng đã phần nào xoa dịu đi những mất mát mà họ phải gánh chịu. Người ta làm việc thiện thì “đao to búa lớn”, còn vợ chồng chị chẳng cần ai biết cũng chẳng muốn ai hay, chỉ mong muốn những sự đóng góp của mình có thể làm một điều gì đó cho những mảnh đời cơ cực, bệnh tật và thiếu thốn.


Không có chị Phương Hằng vạch mặt, thì lang băm siêu bịp bợm Võ Hoàng Yên chắc chắn vẫn tiếp tục lừa dối, bóc lột tận cùng người bệnh nghèo. Thậm chí nguy hiểm cả tính mạng như VTV, báo Pháp luật, Công an tỉnh Quảng Ngãi, Hà Tĩnh cũng đã bóc trần sự thật, khẳng định rõ Võ Hoàng Yên không chữa được bệnh nhân nào khỏi hết.

Sau khi sáp nhập vụ án với Công an tỉnh Bình Dương, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã chuyển hồ sơ sang VKS đề nghị truy tố doanh nhân Nguyễn Phương Hằng, về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Trước đó, đầu tháng 9, VKSND TP.HCM trả hồ sơ vụ án để cơ quan điều tra làm rõ vai trò đồng phạm, đồng thời xem xét việc nhập vụ án liên quan đến chị Nguyễn Phương Hằng do Công an Bình Dương khởi tố, nhằm giải quyết triệt để vụ án.
Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã có quyết định chuyển hồ sơ vụ án để Công an TP.HCM gộp vụ án để xử lý theo quy trình tố tụng.

Tại các buổi livestream, chị Phương Hằng đã phát ngôn những nội dung về chuyện bí mật đời tư cá nhân và nội dung gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của một số người như Hoài Linh, Vy Oanh và bà Hàn Ni. (Những cá nhân này rõ ràng là KHÔNG PHẢI TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC) thưa chị ạ.
Quá trình điều tra, CEO Nguyễn Phương Hằng khai nhận các thông tin mà chị đã phát ngôn về các cá nhân trên là do đọc trên mạng Internet, báo chí và nằm mơ… chứ chưa được kiểm chứng và không có căn cứ.

– Cụ thể, các bị hại của Nguyễn Phương Hằng đã gửi đơn tố cáo chị gồm: bà Đinh Thị Lan, ông Huỳnh Minh Hưng (thợ hát Đàm Vĩnh Hưng), bà Đặng Thị Hàn Ni, ông Nguyễn Đức Hiển, bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh.
– Trừ “bị hại” Đinh Lan là một kẻ “vô danh tiểu tốt”. Còn lại 5 người kia đều là những người “nổi tiếng” nhà báo, luật sư, thợ hát, cầu thủ, thợ cắt tóc…
Em xin được nói chi tiết rõ hơn về “Bị hại” Đinh Lan để chị Kim Ngân được rõ ạ.

Bà Lan cũng tự xưng mình quen biết và thân thiết nhiều người nổi tiếng trong giới showbiz như NSND Hồng Vân, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên hay giám đốc điều hành công ty Venus chuyên đào tạo về người mẫu Vũ Khắc Tiệp…
Tuy nhiên, kể từ khi người đàn bà nhiều chuyện này chen chân vào drama của CEO Nguyễn Phương Hằng tố cáo lang băm siêu bịp bợm Võ Hoàng Yên, thì mới được mọi người biết tới nhiều hơn nhưng là biết tới với quá khứ lừa đảo.
Cụ thể có một tài khoản đã nhắc tới người phụ nữ này từng lừa đảo mình và nhiều người khác.
Không những thế, “bị hại” Lan cũng thường xuyên livestream vu khống, xuyên tạc rất nhiều về cá nhân CEO Nguyễn Phương Hằng và Đại Nam, với những thông tin vu cho Đại Nam cướp đất, nợ nhiều tiền phải bán Đại Nam… mà kẻ này vẫn rất ngang nhiên, ngồi xổm trên pháp luật, nghiễm nhiên trở thành “bị hại”? thì quả là điều bất bình thường, không thể nào tin nổi thưa chị ạ.
Cũng như cô Vi Oanh thì cũng gây sự trước với CEO Nguyễn Phương Hằng. Thậm chí còn vu khống CEO cặp bồ lăng nhăng và lấy nhiều chồng…


Hình ảnh dung dị, thân thương của nữ Chủ tịch QH khi đó đã đọng lại mãi trong tim em cùng những người trong đoàn thưa chị Kim Ngân ạ.
Vâng, từ xa xưa, câu thành ngữ “Không có lửa làm sao có khói” muốn nói rằng phàm là việc gì trên đời đều xuất phát từ nguyên nhân nào đó, không có chuyện tự dưng mà thế này hay thế nọ. Cũng như CEO Nguyễn Phương Hằng, không bao giờ có chuyện chị ý tự nhiên chửi bới, xúc phạm ai đó, nếu chính họ không vô cớ gây sự thậm chí còn lăng nhục, bịa đặt trắng trợn nhiều điều không đúng cho chị. Bởi Bụt không trêu gà sao gà mổ mắt đúng không thưa chị.
Có chăng CEO Nguy Phương Hằng chỉ có lỗi khi không biết kiềm chế cảm xúc. Trong bối cảnh công nghệ phát triển, mạng xã hội là kênh tương tác ngày càng phổ biến. Nhưng nó sẽ trở thành “con dao hai lưỡi” nếu như người dùng không kiểm soát được cảm xúc, phát ngôn thiếu chuẩn mực. Trong một “thế giới thu nhỏ”, mỗi người có quyền bày tỏ những quan điểm, chia sẻ tâm tư, cảm xúc cũng như những câu chuyện cá nhân mang tính tích cực đến cộng đồng.

Tiếp sau đó, Công an TP.HCM cũng ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với Võ Hoàng Yên, kẻ đã nhận 183 tỷ đồng của CEO Nguyễn chị Hằng, nghệ sĩ Hoài Linh do không có dấu hiệu tội phạm. Cũng như Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã vào cuộc điều tra và kết luận các nghệ sĩ này không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, ủng hộ để cứu trợ đồng bào miền Trung nên không khởi tố vụ án hình sự.
Về phía những người bị chị Phương Hằng “nhắc tên”, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên, ca sĩ Vy Oanh, Võ Hoàng Yên, nghệ sĩ Hoài Linh, bà Hàn Ni, nhà báo Đức Hiển…đã đồng loạt làm đơn tố cáo, đề nghị khởi tố CEO Nguyễn Phương Hằng về hành vi vu khống, làm nhục người khác, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Về lý do xin tại ngoại, nội dung trong đơn nêu, từ trước đến nay, bị can Nguyễn Phương Hằng đã có nhiều đóng góp trong hoạt động từ thiện, nhân đạo, trong đại dịch Covid-19. Đồng thời, gia đình muốn bảo lãnh bị can ra ngoài để được điều trị bệnh cho chị Hằng.
Trong đơn, con trai chị Hằng là Nguyễn Quang Tuấn trình bày mẹ cháu phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, chưa có tiền án và có nơi ở rõ ràng. Trước khi bị bắt, chị Phương Hằng có nhiều bằng khen, giấy khen của nhiều cơ quan nhà nước, nhiều tổ chức xã hội về hoạt động từ thiện.
Nguyễn Quang Tuấn cũng khẳng định từ khi bị tạm giam mẹ cháu đã thành khẩn khai báo, nhiều lần tự viết đơn xin được tại ngoại để điều trị bệnh và cam kết không tái diễn hành vi livestream trên mạng xã hội.
Con trai chị Nguyễn Phương Hằng cho biết mẹ mình đang điều trị nhiều bệnh như CAO HUYẾT ÁP, RỐI LOẠN LIPID MÁU, MẤT NGỦ KÉO DÀI, U XƠ TỬ CUNG… phải thường xuyên uống thuốc điều trị.
Thưa chị Kim Ngân, em cũng rất biết rằng theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, để được tại ngoại thì người bị khởi tố phải được bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm. Đây là 02 biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Bản thân CEO Nguyễn Phương Hằng đang mang trong mình rất nhiều bệnh trọng như vậy mà 9 tháng bị nhốt trong lao tù vì lỗi “vạ miệng”, là tội phạm ít nghiêm trọng chứ không phải mang tội nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm. Tục ngữ có câu: “Không ai nắm tay suốt ngày tới tối” hay: “Sông có khúc, người có lúc” là muốn nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn mọi lẽ cả. Nhưng trong việc cãi lộn, xúc phạm gây hấn nhau trên mạng giữa CEO Nguyễn Phương Hằng và các “bị hại” Vi Oanh, Đinh Lan, Đàm Vĩnh Hưng, Hàn Ny, Lê Thị Giàu… mà chỉ mình chị Hằng bị khởi tố, bị bắt tạm giam tới hơn 9 tháng thì thật sự là KHÔNG CÔNG BẰNG.

Trân trọng cảm ơn chị nhiều ạ.

Còn hưu hẳn hiện sinh hoạt Đảng viên một chiều là ông Hồ Mẫu Ngoạt – nguyên Trợ lý Tổng Bí thư; Hoàng Bình Quân nguyên Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương cùng nhiều người khác.

