Năm 2023 là năm chủ lực của UAV và xe tăng ?

Ngay trước cuộc chiến này, nhiều nhà phân tích phương Tây (những người lẽ ra thực sự nên biết rõ hơn) đã ca ngợi rằng quân đội Nga là một lực lượng được trang bị vũ khí thông thường rất tốt, được thành lập với những quân nhân chuyên nghiệp và có tính sẵn sàng chiến đấu cao hơn bao giờ hết. Nga đã “chuyển hướng” sang hiện đại hóa quân sự và hiện nay có khả năng cung cấp cho Moscow “một công cụ quân sự đáng tin cậy để theo đuổi các mục tiêu chính sách quốc gia.”

 

Song Nga đã không đạt được mục tiêu ban đầu là chiếm được Kyiv trong vài ngày đầu tiên của cuộc chiến và buộc phải rút lui một cách đáng tiếc khỏi vùng phía bắc Ukraine. Những thành công sau này của Moscow trong việc chiếm được hầu hết bốn khu vực ở phía nam và phía đông Ukraine — sau đó sáp nhập các khu vực này bằng các cuộc trưng cầu dân ý giả tạo — đã bị một cuộc đại phản công của Ukraine ngăn trở vào cuối năm ngoái và dẫn đến thế bí.

 

Vậy thì chuyện gì đã xảy ra

 

Bên cạnh việc đánh giá quá cao sức mạnh quân sự về các vũ khí thông thường của Nga, các nhà phân tích ở cả Moscow và phương Tây đều không hiểu được các công nghệ mới đã thay đổi về căn bản các thước đo về hiệu quả quân sự trên chiến trường như thế nào.

 

Chúng ta hãy bắt đầu với các chiến thuật quân sự của Nga, ban đầu dựa vào các cuộc tấn công bằng xe tăng bọc thép hạng nặng — về căn bản là lực lượng lỗ mãng. Quân đội Nga đã cảm nhận rằng họ có thể đơn giản là ủi phẳng con đường tiến vào Kyiv của họ. Thế nhưng, cách tiếp cận này nhanh chóng trở thành nạn nhân của các chiến thuật đánh du kích rất phi tập trung của quân đội Ukraine, vốn được trang bị vũ khí chống tăng mạnh mẽ và chính xác cao, đặc biệt là [các loại tên lửa chống tăng] Javelin của Hoa Kỳ và NLAW của Anh-Thụy Điển.

 

Đồng thời, người Ukraine đã có thể sử dụng thành công phi cơ không người lái có vũ trang nhằm chống lại các lực lượng Nga. Nguồn cung cấp bất ngờ và đáng ngạc nhiên cho những chiếc phi cơ không người lái như vậy là Thổ Nhĩ Kỳ và chiếc Bayraktar TB2 của Ukraine. Lúc bắt đầu chiến sự, TB2 đặc biệt hiệu quả trong việc phóng các loại đạn không đối đất, phá hủy thiết giáp, bệ phóng nhiều tên lửa, hỏa tiễn đất đối không và thậm chí cả các tàu tuần tra của Nga. TB2 này được cho là đã giúp đánh chìm tàu tuần dương Moskva của Nga.

 

 

Trong khi đó, Nga là nước đi sau trong ý tưởng sử dụng phi cơ không người lái trang bị vũ trang, và nước này đã bất ngờ bị các hoạt động của phi cơ không người lái của Ukraine bắt được. Đáp lại, Moscow đã nhờ đến Iran để mua hàng ngàn phi cơ không người lái từ Tehran. Một trong những loại nổi tiếng nhất là phi cơ không người lái tự sát Shahed-136, một thiết bị bay không người lái (UAV) trông giống một cách đáng ngờ với chiếc Harpy của Israel. (Trên thực tế, công nghệ chế tạo Harpy có thể đã được truyền đến đến Iran thông qua Trung cộng, nước đã mua hàng trăm phi cơ không người lái Harpy trong những năm 1990, hoặc từ Nam Phi). Nga hiện đang chế tạo phi cơ không người lái của Iran theo giấy phép.

 

 

Chiến tranh Nga-Ukraine đã chứng minh rõ ràng vai trò trung tâm trọng yếu của các phi cơ không người lái trên chiến trường này, và do đó, có hai diễn biến chính sẽ tác động đến các cuộc chiến trong tương lai.

 

Đầu tiên là sự phổ biến và sẵn có của phi cơ không người lái tác chiến dùng trong các hoạt động phức tạp tầm xa hơn sẽ vẫn tiếp diễn. Sự sẵn có và sức hấp dẫn của các phi cơ không người lái có vũ trang, tương đối rẻ từ các nhà cung cấp mới sẽ tác động đến việc mua phi cơ không người lái trên khắp thế giới, với việc các quốc gia đang xếp hàng để mua các loại UAV vốn đã được kiểm chứng qua thực chiến ở Ukraine.

 

Ví dụ, công ty Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ, hãng sản xuất phi cơ không người lái Bayraktar, đã bán các loại phi cơ không người lái cho 27 quốc gia. Hồi năm 2022, 98% thu nhập của công ty này đến từ việc xuất cảng.

 

Diễn biến thứ hai là việc sử dụng phi cơ không người lái chiến thuật rẻ tiền cho các hoạt động trợ giúp tầm gần. Đặc biệt, các quân đội nghèo hơn có khả năng chuyển sang sử dụng phi cơ không người lái thương mại giá rẻ (chẳng hạn như DJI do Trung cộng chế tạo) để giám sát và trinh sát, phát hiện ra pháo binh và các hoạt động thông tin khác. Người ta đã thấy nhiều UAV khác nhau hiện diện thường xuyên trên chiến trường hiện đại, với các đơn vị thậm chí nhỏ hơn ở cấp trung đội và đại đội sở hữu khả năng của riêng họ để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và thậm chí là chiến đấu.

 

 

Đồng thời, sự phong phú của phi cơ không người lái làm tăng tầm quan trọng của khả năng chống UAV, ở cấp độ chiến thuật và tác chiến, với các hệ thống và công nghệ có thể gây nhiễu, vô hiệu hóa, và cuối cùng là hạ gục phi cơ không người lái của đối phương. Với cả các chiến binh Nga và Ukraine hiện đang sử dụng các hệ thống chống UAV cầm tay, các quốc gia quan tâm đến việc mua công nghệ tương tự sẽ xem các hệ thống như vậy hoạt động như thế nào trong cuộc chiến này.

 

 

Vì vậy, các hệ thống không người lái đã thay đổi vĩnh viễn và không thể đảo ngược tính chất và cách tiến hành chiến tranh trong tương lai phải không? Giờ thì có phải là “toàn bộ đều là phi cơ không người lái vào mọi lúc” hay không?

 

Không nhất thiết là như vậy. Trên thực tế, chúng ta có thể đang đứng trước một bước phát triển quan trọng mới trong Chiến tranh Nga-Ukraine, nơi có thể đưa một hệ thống vũ khí khá quen thuộc và đáng gờm trở lại hàng đầu: xe tăng chủ lực.

 

Sự biến mất của xe tăng đã được dự báo từ trước. Trong những năm 1990 và thời kỳ đỉnh cao của cái gọi là “cuộc cách mạng trong các vấn đề quân sự” do công nghệ thông tin dẫn đầu (Info-RMA), những người ủng hộ đã xem thường loại xe tăng chủ lực này. Tương lai của chiến tranh tập trung vào các lực lượng nhẹ, cơ động cao, và “thông minh.” Như vậy, xe tăng quá chậm chạp và quá dễ bị tấn công. Info-RMA có ý định thay thế sự nặng nề đó bằng tốc độ và thay thế các lớp thiết giáp bằng việc trao đổi thông tin.

 

 

Những cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq đã sớm cho thấy một lập luận như vậy là sai. Trong những môi trường bất ổn, thì việc che chắn bản thân trong nhiều lớp áo giáp nặng nề là cách thông minh để di chuyển. Các quốc gia vốn đã dự trù loại bỏ hoặc cắt giảm các lực lượng xe tăng của họ sớm nhận ra bản thân họ phải mua thêm. Trên thực tế, hiện nay dường như chúng ta đang ở trong “thời kỳ phục hưng của xe tăng”, với việc số lượng xuất cảng các loại xe tăng M1 của Hoa Kỳ, Leopard 2 của Đức, và K2 của Nam Hàn Quốc đang tăng vọt.

 

Đa phần điều này được thúc đẩy do những dự đoán về một cuộc tấn công lớn vào mùa xuân ở miền nam và miền đông Ukraine. Người Nga có khả năng sẽ quay trở lại một chiến dịch quân sự cổ điển: các trận địa pháo lớn, được các cuộc tấn công bằng xe tăng lớn trợ giúp. Kết quả là, Kiev đã và đang cầu viện phương Tây cung cấp các loại xe tăng hiện đại. Sau một thời gian trì hoãn nhất định (đặc biệt là Đức), NATO sẽ sớm gửi hàng ngàn xe tăng thuộc các loại M1, Leopard 2, cũng như xe tăng Challenger của Anh tới Ukraine.

 

 

Làn sóng tiếp theo trong Chiến tranh Nga-Ukraine có thể sẽ là sự trở lại của “cuộc chiến máy xay thịt”, với số lượng thương vong cao và tài sản bị phá hủy hàng loạt. Phi cơ không người lái và Info-RMA hứa hẹn chiến tranh tập trung cao độ, “nhắm chính xác.” Đáng buồn thay, tất cả lại quay trở lại với chiến tranh tổng lực — năm 2023 hứa hẹn sẽ là năm của phi cơ không người lái và năm của xe tăng.

 

Richard A.Bitzinger  _

 

 

 New York Times. 

Được tôi luyện trong lò lửa đầy bạo lực, Zelensky đã rũ bùn đứng dậy vào đúng thời điểm

Cu Tuấn

Zelenskiy Trong Kháng Chiến Chống Nga.

Tóm tắt: Ở nhiều nơi trên thế giới, Tổng thống Volodymyr Zelensky, người từng bị coi là nhẹ dạ về mặt chính trị, đã trở thành một cái tên quen thuộc, đại diện cho sự kiên cường và những chiến thắng lấy yếu thắng mạnh của

Ukraine đứng trước Nga.

Khi xe tăng Nga tràn vào Ukraine vào rạng sáng một năm trước, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ghi lại một bài phát biểu đơn giản qua video gửi tới toàn thể dân chúng Ukraine: “Chúng ta rất mạnh !”, ông nói. “Chúng ta sẽ đánh bại tất cả kẻ thù vì chúng ta là người Ukraine.”

clip_image002[1]

Tổng thống Volodymyr Zelensky tại Kherson, Ukraine, vào tháng 11/2022. Khi chiến tranh tiến triển, ông Zelensky, 45 tuổi, ngày càng tự tin và dày dạn bản lĩnh trận mạc.

Giữa vòng xoáy của những trận chiến hỗn loạn, vận may quân sự thay đổi liên tục và tương tác ngoại giao toàn cầu chông gai sau đó, có một điều không đổi: Ông Zelensky xuất hiện trong những bức ảnh tự chụp được quay trên điện thoại của mình, phát biểu và xuất hiện trong các video được sản xuất khéo léo, được các quốc hội của các nước khác lắng nghe. Với vẻ ngoài hốc hác, râu ria xồm xoàm nhưng sự kiên định bất chấp mọi thứ của ông đã trở thành gương mặt đại diện cho cuộc đấu tranh của Ukraine ở trong và ngoài nước này.

Trong nhiều năm, ông Zelensky, một cựu diễn viên hài, đã bị các nhà phê bình coi là nhẹ dạ, tay mơ về chính trị, ngây thơ khi đối mặt với Nga và bị vùi dập bởi những cơn gió chính trị của cuộc luận tội tổng thống ở Hoa Kỳ và nỗ lực ngoại giao thất bại với Nga của chính ông. Giờ thì không nhiều người dám coi thường ông nữa.

Sau ba cuộc phản công thành công, trong đó quân đội Ukraine đã đánh bại quân Nga trên chiến trường và đảo ngược những ý tưởng lâu nay về sự cân bằng sức mạnh quân sự ở châu Âu, ông Zelensky, 45 tuổi, đã trở nên tự tin hơn và dày dạn bản lĩnh trận mạc.

Những người lính của ông đã giành lại gần một nửa diện tích đất mà Nga đã chiếm giữ trong những ngày đầu của cuộc xâm lược, và hiện tại đã chống lại thành công một cuộc tấn công mới của Nga.

Các quốc gia phương Tây đã ủng hộ ông trong các cuộc họp cấp cao trong tháng này, nổi bật nhất là chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Kyiv.

Và ở nhiều nơi trên thế giới, ông Zelensky đã trở thành một cái tên quen thuộc, đại diện cho sự kiên cường và những chiến thắng lấy yếu thắng mạnh của Ukraine trước Nga. Mặc dù chỉ mặc áo phông và từng lồng tiếng cho nhân vật hoạt hình Gấu Paddington, ông Zelensky đã được chiến tranh tôi luyện, biến thành một nhà lãnh đạo tầm thế giới với nhiều uy quyền như bất kỳ ai khác.

Hoạt động trong môi trường bạo lực, ông Zelensky đã điều hướng các nhu cầu phát triển nhanh chóng của quân đội và đất nước của mình. Đầu tiên, ông phải sống sót. Khi cuộc xâm lược bắt đầu và bản thân trở thành mục tiêu truy sát của Nga, ông Zelensky đã từ chối rời khỏi Kyiv để đảm bảo an toàn. Các quyết định ban đầu quan trọng của ông xoay quanh việc có nên ra ngoài hay không và khi nào, để quay video sự hiện diện của ông ở thủ đô, trong khi luôn có nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa.

Ông Zelensky đã sớm làm dịu đi việc chỉ trích các nhà lãnh đạo nước ngoài về việc cung cấp vũ khí, điều khiến các quan chức phương Tây, bao gồm cả ông Biden, thấy khó chịu; ông tỏ ra thân mật và ngoại giao trong các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo châu Âu trong tháng này – một phần vì ông đã nhận được phần lớn những gì ông muốn từ họ.

Ông Zelensky đã không chịu lùi bước trước áp lực từ một số đồng minh phương Tây để tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình, kiên định với yêu cầu của mình rằng bất kỳ thỏa thuận nào với Nga cũng phải bao gồm việc trả lại lãnh thổ đã chiếm được – một điều kiện mà Nga gần như chắc chắn sẽ từ chối.

Ông Zelensky cũng đã cho thấy bản lĩnh mà ông đã thể hiện vào mùa hè năm ngoái về các quyết định sinh tử của quân đội, và đã tích lũy được uy quyền để có thể sa thải các quan chức hàng đầu nhằm thanh lọc chính quyền của ông khỏi vấn nạn tham nhũng.

“Ông ấy cảm thấy bình yên hơn với chính mình,” một cố vấn của ông Zelensky, nói với điều kiện giấu tên để tiết lộ những quan sát riêng tư. “Ông ấy hiểu rõ Ukraine nên làm gì. Không có gì mơ hồ cả: Không có hòa bình với Nga, và Ukraine phải tự trang bị vũ khí cho mình đến tận răng”.

Với tư cách là tổng tư lệnh, ông Zelensky quyết định các vấn đề quân sự quan trọng, chẳng hạn như các cuộc tấn công lớn mà Ukraine đã tiến hành, nhưng nếu ông không tự quyết định thì ông sẽ ủy thác cho các tướng lĩnh của ông. Các phụ tá cho biết ông được thông báo về diễn biến chiến trường vào mỗi sáng sớm.

Ông Zelensky đã bị các đối thủ chính trị cáo buộc lợi dụng quyền lực thời chiến của mình để củng cố sự độc tài của mình đối với các đòn bẩy quyền lực thông qua thiết quân luật và thông qua việc củng cố các phương tiện truyền thông.

Tin tức truyền hình phát sóng từ một số kênh đã được tập hợp thành một do nhà nước kiểm soát. Các nhà phê bình cho rằng việc này đã bóp nghẹt tự do ngôn luận. Sự chỉ trích gia tăng vào cuối tháng 12/2022 khi ông Zelensky ký một dự luật mở rộng thẩm quyền của cơ quan quản lý phát thanh truyền hình nhà nước Ukraine để đưa tin về cácphương tiện truyền thông báo chí và trực tuyến.

Một năm sau cuộc chiến, những rạn nứt đầu tiên đã xuất hiện trong nhóm phụ tá và cố vấn hàng đầu của ông Zelensky với hàng loạt vụ sa thải vào tháng 1 vì các cáo buộc tham nhũng, bao gồm cả tuyên bố rằng các quan chức cần cắt giảm các thỏa thuận khiến quân đội phải trả quá nhiều tiền cho thực phẩm.

Và ở một đất nước đã quen với nền chính trị đa nguyên, các đảng đối lập đã coi quyền lãnh đạo của ông Zelensky là sự nhân cách hóa quá mức cuộc đấu tranh của Ukraine, tập trung vào riêng ông, với cái giá phải trả là hàng nghìn quan chức hàng đầu khác và hàng triệu người Ukraine tham gia vào nỗ lực chiến tranh.

Tuy nhiên, một khi cuộc xâm lược bắt đầu, ông Zelensky quyết định rằng ông sẽ cần duy trì sự hiện diện liên tục trước công chúng, để cho đất nước thấy rằng ông tự tin và không sợ hãi, cố vấn của ông cho biết.

Ông Zelensky thường được cho là đã lãnh đạo thông qua các mối quan hệ công chúng, và những nỗ lực đó đã trở thành thương hiệu cho cách tiếp cận của ông – với chính công dân của mình và với cả thế giới.

Các phân tích về các hình ảnh phong phú thời chiến 1 năm qua – trong các video, các bình luận có quảng cáo trên điện thoại di động và các bài phát biểu hàng đêm của ông cho người dân Ukraine – cho thấy ông, từ ngày mở đầu cuộc xâm lược, đã tập trung vào các chủ đề lặp đi lặp lại: Ukraine sẽ chiến thắng nhờ đoàn kết và lòng yêu nước,

Nga là một quốc gia khủng bố, và Ukraine sẽ thẳng thắn yêu cầu viện trợ từ các đồng minh.

Olga Onuch, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Manchester ở Anh và là đồng tác giả của cuốn sách “Hiệu ứng Zelensky” về nhiệm kỳ của ông Zelensky ở Ukraine, cho biết: “Đôi khi, những người nghiên cứu chính trị trong chúng ta có xu hướng rất thận trọng trong việc đề cao vai trò lãnh đạo. Chúng tôi có xu hướng hoài nghi các chính trị gia,” cô nói thêm. “Nhưng sự lãnh đạo của ông ấy cực kỳ quan trọng” đối với Ukraine.

Ngay cả một số người trong phe đối lập chính trị trước cuộc xâm lược cũng nói rằng cách tiếp cận dựa vào công chúng của ông Zelensky đối với vai trò lãnh đạo thời chiến đã có hiệu quả.

“Trước chiến tranh, tôi là một người quyết liệt phê bình ông ấy”, Oleksiy Honcharenko, một thành viên Nghị viện thuộc Đảng Đoàn kết Châu Âu đối lập, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Nhưng tôi phải hoàn toàn thẳng thắn: Ông ấy đang làm rất tốt vai trò tổng tư lệnh. Zelensky đã trở thành gương mặt của Ukraine và là gương mặt được cả thế giới ngưỡng mộ”.

Thông qua chiến tranh, ông Zelensky đã chuyển sang lập trường dân tộc chủ nghĩa hơn, chẳng hạn như đàn áp một Giáo

 hội có liên hệ với Nga đang truyền bá ảnh hưởng của Matxcơva ở Ukraine và cấm một đảng chính trị thân Nga.

Nhưng những người quan sát chặt chẽ về nhiệm kỳ Tổng thống của ông Zelensky nói rằng ông không thay đổi nhiều đến mức không phù hợp, một cách ngẫu nhiên, vào thời điểm cần thiết của Ukraine. Họ nói rằng  vào thời điểm xảy ra cuộc xâm lược, ông đã phát triển – về chính trị, phong cách và tính cách của mình – trở thành nhà lãnh đạo mà thế giới sẽ chỉ biết đến khi cuộc chiến bắt đầu.

Trong suốt năm 2021, ông Zelensky đã cố gắng nhưng không thành công để nối lại các cuộc đàm phán với Matxcơva về việc giải quyết cuộc xung đột ở miền đông Ukraine đã âm ỉ kể từ khi Nga can thiệp quân sự vào năm 2014. Gạt bỏ những lời chỉ trích là ngây thơ, vào năm 2019, ông Zelensky thậm chí còn đầu hàng lãnh thổ cho các lực lượng ủy nhiệm của Nga trong chính sách rút lui dọc theo chiến tuyến, với hy vọng làm các cuộc đàm phán bớt căng thẳng.

Sự thất bại của sáng kiến này, và phản ứng dữ dội bên trong nước – với những người biểu tình trên đường phố ở Kyiv cáo buộc ông phản quốc vì đã giao nộp đất đai – đã đưa Tổng thống Ukraine đến một công thức chính trị trong đó ông bác bỏ những nhượng bộ do Matxcơva ép buộc.

Thay vào đó, ông đặt cược vào ý chí chiến đấu của người Ukraine và sự ủng hộ của các đồng minh, một cách tiếp cận cho đến nay đã tỏ ra thành công.

Mặc dù ông Zelensky đã tạo dựng sự nghiệp trong lĩnh vực điện ảnh nói tiếng Nga trước khi tham gia chính trường, nhưng ông đã xoay trục sang ngôn ngữ Ukraine trong hầu hết các phát biểu công cộng mà nhiều người ở Ukraine đã thực hiện sau cuộc xâm lược – nhưng ông Zelensky đã bắt đầu hướng chuyển hướng đó ngay từ đầu chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2019 và giai đoạn đầu trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Về chính sách đối ngoại, ông Zelensky đã được biết trước cuộc tấn công của Nga thông qua một vụ bê bối chính trị của Mỹ, định hình lập trường của ông về quan hệ với các đồng minh. Chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử năm 2019, ông Zelensky đã phải đối mặt với mối đe dọa từ bỏ viện trợ quân sự từ đồng minh quan trọng nhất của đất nước ông, Hoa Kỳ, nếu ông không tuân theo yêu cầu từ Donald J. Trump, khi đó là tổng thống, và các cộng sự để mở cuộc điều tra Hunter Biden có động cơ chính trị.

Thông qua tình tiết dẫn đến cuộc luận tội đầu tiên của ông Trump, ông Zelensky bắt đầu nói về sự cần thiết của Ukraine, bất chấp sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, trở thành một “chủ thể” trong các cuộc đàm phán với các đồng minh, chứ không phải là một đối tượng thảo luận chuyên bị thúc ép vì các mưu đồ chính trị của các nước khác.

“Zelensky với tư cách là một Tổng thống thời chiến đã không thực sự thay đổi khi so với tư cách là một nhà lãnh đạo,” bàOnuch, đồng tác giả của nghiên cứu học thuật về nhiệm kỳ tổng thống của ông, cho biết. “Những ai đang tìm kiếm ai đó sinhvào ngày 24 tháng 2 năm 2022 để làm lãnh đạo, cần phải làm bài tập về nhà của họ”.

Một giọng điệu mạnh mẽ hơn đã xuất hiện khi ông Zelensky cho rằng điều đó là cần thiết – và nó đã trở thành một dấu hiệu cho thấy sự tương tác thời chiến của ông với các chính phủ đồng minh. Mối quan hệ của ông với các đồng minh phương Tây đã có lúc trở nên căng thẳng khi ông gây áp lực buộc họ phải có thêm viện trợ và từ chối các đề xuất từ các nhà lãnh đạo như Emmanuel Macron của Pháp rằng ông nên đàm phán một thỏa thuận hòa bình. Volodymyr Yermolenko, Tổng biên tập của nền tảng tin tức đa phương tiện UkraineWorld, cho biết: “Các chính trị gia Ukraine không phải lúc nào cũng lên tiếng về những áp lực mà họ phải đối mặt từ các đồng minh phương Tây, đôi khi là do nhầm lẫn, đôi khi là ngây thơ”. “Nếu Ukraine thực sự được đối xử bình đẳng, ông Macron phải làm rõ lập trường của Ukraine”.

Ông Zelensky đã nhiều lần nói rằng ông may mắn được trở thành nhà lãnh đạo của Ukraine, một quốc gia có truyền thống tự tổ chức và hoạt động tình nguyện mạnh mẽ.

“Cảm giác của tôi là ông ấy được quốc gia lãnh đạo, chứ không phải ông ấy là lãnh đạo của quốc gia,” ông Yermolenko nói, đề cập đến thành công của ông Zelensky trong việc khơi dậy sự kiên cường và tức giận của Ukraine đối với Nga. “Zelensky là hiện thân của sự phản kháng này nhưng không phải là nguồn gốc”.

Ông Zelensky đã làm việc với ít nhất hai người viết diễn văn, Yuriy Kostyuk, cựu biên kịch tại công ty sản xuất phim hài của ông; và Dmytro Lytvyn, một cựu nhà báo, theo các phương tiện truyền thông Ukraine đưa tin.

Một số bài phát biểu đưa ra những luận điểm phức tạp về địa chính trị hoặc mang đậm dấu ấn lịch sử với các nhà lãnh đạo thời  chiến trong quá khứ, bao gồm cả Winston Churchill; những bài khác là những phản ánh đơn giản, sâu sắc về tổn thất của chiến tranh.

“Đây là câu chuyện của những người sống ở Borodyanka”, ông Zelensky nói trong một bài phát biểu hồi tháng 5 về một vùng ngoại ô Kyiv bị quân Nga đánh bom. Họ “nâng niu và ôm hôn con mình trước khi đi ngủ và bằng cách nào đó họ đi ngủ và khôngbao giờ thức dậy nữa.”

By KBCHNTV

Nhả báo tự do là một người đang sống hải ngoại rời Việt Nam ngày 27/4/1975 và trở lại đất nước 10/9/2011 và thay đổi tầm nhìn. Nhưng tính cách làm báo với chủ trương tôn trọng sự thật nên tin tức của ông được chiếu cố bởi những người thích sự ngay thẳng.

Leave a Reply

Verified by MonsterInsights