– Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay trong ngày thứ nhì Hội nghị an ninh Munich, hôm 18/2/2023, lãnh đạo NATO kêu gọi Liên Minh Bắc Đại Tây Dương “cung cấp cho Ukraine những gì cần thiết đề giành lấy chiến thắng trong cuộc xung đột” bởi vì Mạc Tư Khoa không có “kế hoạch cho hòa bình”. Phương Tây thể hiện đoàn kết hơn bao giờ hết với Kyiv. Pháp tuyên bố Nga phải “thất bại” khi xâm chiếm Ukraine.

Phát biểu sáng 18/2, Tổng Thư ký Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO), Jens Stoltenberg, xem việc cung cấp cho Kyiv tất cả những gì cần thiết là một nghĩa vụ của khối để giúp Ukraine “giành lấy chiến thắng và tồn tại với tư cách là một quốc gia có chủ quyền và độc lập” của Âu Châu. Theo ông, từ khi điều quân xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin không hề thay đổi tham vọng và không có một “kế hoạch nào cho hòa bình”.

Trước đó, qua cầu truyền hình, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky yêu cầu được giúp đỡ do phương Tây “không có sự chọn lựa nào khác ngoài chiến thắng của Ukraine”. Đáp lời ông Zelensky, Pháp – Đức khẳng định “tăng cường viện trợ cho Kyiv, kể cả viện trợ quân sự”.

Bá Linh trước đây từng thận trọng trong việc cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraine, nhưng tại hội nghị an ninh Munich lần này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khuyến khích các quốc gia có công cụ chiến đầu này “cung cấp” cho quân đội Ukraine.

Về phía nguyên thủ Pháp, Emmanuel Macron đã có những lời lẽ hết sức cứng rắn đối với Nga, lên án Ðiện Cẩm Linh đưa quân “xâm lược” Ukraine. Tổng thống Pháp nhấn mạnh Mạc Tư Khoa phải “thất bại” trong mục tiêu đó, chiến tranh Ukraine “và những hậu quả tai hại hiện nay hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của nước Nga”. Hơn nữa, Paris coi Nga là một “cường quốc gây bất cân bằng và bất ổn cho thế giới”.

Ông Macron tới nay vẫn bị chỉ trích do chủ trương đối thoại với Mạc Tư Khoa. Trước và sau khi Ðiện Cẩm Linh điều quân xâm chiếm Ukraine, Tổng thống Pháp đã có “cả trăm cuộc điện đàm hay đối thoại trực tiếp” với đồng cấp Nga. Nhưng từ ngày 11/9/2022, điện Elysée không còn trực tiếp liên lạc với Ðiện Cẩm Linh.

Song song với việc lên án Nga gây bất ổn cho thế giới, Tổng thống Pháp nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách của Liên Hiệp Âu Châu về tự chủ tự cường trong quốc phòng. Trả lời đài RFI, tướng Jean Paul Paloméros, nguyên Tổng tham mưu trưởng Không quân Pháp và từng là chỉ huy trong hàng ngũ của NATO, xem đây là một điểm hết sức đáng chú ý trong diễn văn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại hội nghị Munich lần này:

“Tất cả những gì đang diễn ra tại Ukraine cho thấy chúng ta tuyệt đối phải làm chủ không phận, phải tự chủ về mặt chủ quyền. Thêm vào đó, vụ khinh khí cầu Trung Quốc làm nhiễu thêm toàn cảnh hiện nay. Tôi ghi nhận là trong bài phát biểu, Tổng thống Macron đã nhấn mạnh nhiều đến nền công nghiệp quốc phòng Âu Châu. Đó là điều dễ hiểu nhìn từ góc độ của một nhà lãnh đạo. Một phần lớn trong phát biểu của ông đã tập trung vào chủ đề này. Tổng thống Macron là người duy nhất nhìn vấn đề dưới góc độ đó khi ông nói chúng ta phải làm chủ nền công nghiệp, phải có những sáng kiến.

Ông cũng đã đề cập đến lộ trình được thảo ra tại hội nghị Versailles (hồi tháng 3/2022). Đại để là Tổng thống Pháp cho rằng, đương nhiên trang thiết bị quân sự của chúng ta phải phù hợp, phải đồng bộ với các phương tiện của các nước đồng minh, nhưng Âu Châu phải có một hệ thống sản xuất của riêng mình. Đây phần nào là thông điệp nhắn gửi đến Thủ tướng Đức Olaf Scholz vào lúc Bá Linh đang mua vào chiến đấu cơ F-35 và phi đạn Patriot của Mỹ”.

Tổng Thống Pháp Muốn Chứng Kiến Nga Bị Đánh Bại ở Ukraine Nhưng Không Bị Nghiền Nát

Hội Nghị An Ninh Munich: Một Mặt Trận Đoàn Kết Giúp Ukraine Đương Đầu Với Nga

– Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay trong ngày thứ nhì Hội nghị an ninh Munich, hôm 18/2/2023, lãnh đạo NATO kêu gọi Liên Minh Bắc Đại Tây Dương “cung cấp cho Ukraine những gì cần thiết đề giành lấy chiến thắng trong cuộc xung đột” bởi vì Mạc Tư Khoa không có “kế hoạch cho hòa bình”. Phương Tây thể hiện đoàn kết hơn bao giờ hết với Kyiv. Pháp tuyên bố Nga phải “thất bại” khi xâm chiếm Ukraine.

Phát biểu sáng 18/2, Tổng Thư ký Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO), Jens Stoltenberg, xem việc cung cấp cho Kyiv tất cả những gì cần thiết là một nghĩa vụ của khối để giúp Ukraine “giành lấy chiến thắng và tồn tại với tư cách là một quốc gia có chủ quyền và độc lập” của Âu Châu. Theo ông, từ khi điều quân xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin không hề thay đổi tham vọng và không có một “kế hoạch nào cho hòa bình”.

Trước đó, qua cầu truyền hình, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky yêu cầu được giúp đỡ do phương Tây “không có sự chọn lựa nào khác ngoài chiến thắng của Ukraine”. Đáp lời ông Zelensky, Pháp – Đức khẳng định “tăng cường viện trợ cho Kyiv, kể cả viện trợ quân sự”.

Bá Linh trước đây từng thận trọng trong việc cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraine, nhưng tại hội nghị an ninh Munich lần này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khuyến khích các quốc gia có công cụ chiến đầu này “cung cấp” cho quân đội Ukraine.

Về phía nguyên thủ Pháp, Emmanuel Macron đã có những lời lẽ hết sức cứng rắn đối với Nga, lên án Ðiện Cẩm Linh đưa quân “xâm lược” Ukraine. Tổng thống Pháp nhấn mạnh Mạc Tư Khoa phải “thất bại” trong mục tiêu đó, chiến tranh Ukraine “và những hậu quả tai hại hiện nay hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của nước Nga”. Hơn nữa, Paris coi Nga là một “cường quốc gây bất cân bằng và bất ổn cho thế giới”.

Ông Macron tới nay vẫn bị chỉ trích do chủ trương đối thoại với Mạc Tư Khoa. Trước và sau khi Ðiện Cẩm Linh điều quân xâm chiếm Ukraine, Tổng thống Pháp đã có “cả trăm cuộc điện đàm hay đối thoại trực tiếp” với đồng cấp Nga. Nhưng từ ngày 11/9/2022, điện Elysée không còn trực tiếp liên lạc với Ðiện Cẩm Linh.

Song song với việc lên án Nga gây bất ổn cho thế giới, Tổng thống Pháp nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách của Liên Hiệp Âu Châu về tự chủ tự cường trong quốc phòng. Trả lời đài RFI, tướng Jean Paul Paloméros, nguyên Tổng tham mưu trưởng Không quân Pháp và từng là chỉ huy trong hàng ngũ của NATO, xem đây là một điểm hết sức đáng chú ý trong diễn văn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại hội nghị Munich lần này:

“Tất cả những gì đang diễn ra tại Ukraine cho thấy chúng ta tuyệt đối phải làm chủ không phận, phải tự chủ về mặt chủ quyền. Thêm vào đó, vụ khinh khí cầu Trung Quốc làm nhiễu thêm toàn cảnh hiện nay. Tôi ghi nhận là trong bài phát biểu, Tổng thống Macron đã nhấn mạnh nhiều đến nền công nghiệp quốc phòng Âu Châu. Đó là điều dễ hiểu nhìn từ góc độ của một nhà lãnh đạo. Một phần lớn trong phát biểu của ông đã tập trung vào chủ đề này. Tổng thống Macron là người duy nhất nhìn vấn đề dưới góc độ đó khi ông nói chúng ta phải làm chủ nền công nghiệp, phải có những sáng kiến.

Ông cũng đã đề cập đến lộ trình được thảo ra tại hội nghị Versailles (hồi tháng 3/2022). Đại để là Tổng thống Pháp cho rằng, đương nhiên trang thiết bị quân sự của chúng ta phải phù hợp, phải đồng bộ với các phương tiện của các nước đồng minh, nhưng Âu Châu phải có một hệ thống sản xuất của riêng mình. Đây phần nào là thông điệp nhắn gửi đến Thủ tướng Đức Olaf Scholz vào lúc Bá Linh đang mua vào chiến đấu cơ F-35 và phi đạn Patriot của Mỹ”.

Tổng Thống Pháp Muốn Chứng Kiến Nga Bị Đánh Bại ở Ukraine Nhưng Không Bị Nghiền Nát

 

(Hình: Ông Macron (ngoài cùng bên phải) trong một chuyến thăm đến thủ phủ Kyiv của Ukraine cùng với lãnh đạo Đức, Ý Ðại Lợi và Lỗ Ma Ni.)

– Ngày 19/2/2023, Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin cho hay Nga không hài lòng với những bình luận mà Tổng thống Pháp đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trên báo.

Ông Emmanuel Macron nói với tờ Le Journal du Dimanche rằng Pháp muốn thấy Nga bị đánh bại ở Ukraine, nhưng không bị nghiền nát.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng bình luận của nhà lãnh đạo Pháp là “vô giá trị” và cho thấy phương Tây đang nói về sự thay đổi chế độ ở Nga.

Ông Macron cũng nói với tờ báo rằng ông không thấy một sự thay thế nào cho nhà lãnh đạo hiện tại của Nga.

Nhà lãnh đạo Pháp nói với tờ báo: “Tất cả các lựa chọn khác ngoài Vladimir Putin trong hệ thống hiện tại đối với tôi đều tồi tệ hơn”.

Nga, do ông Putin lãnh đạo, đã xâm lăng Ukraine một năm trước.

Báo Cáo: Ukraine Bắn Hạ 6 Khí Cầu ở Kyiv

(Hình: Tổng thống Ukraine, ông Volodomyr Zelenskyy.)

– Ngày 19/2/2023, Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin cho hay theo thông tin tình báo cập nhật hàng ngày của Bộ Quốc phòng Anh về Ukraine đăng trên Twitter, Ukraine đã bắn hạ ít nhất 6 khí cầu ở Kyiv hôm thứ Tư (15/2) tuần trước.

Báo cáo cho biết rằng các lực lượng vũ trang Ukraine đã phát giác những quả khí cầu với bộ phản xạ radar ở Kyiv.

Vào ngày 12 tháng 2, lực lượng Không quân Ukraine cho biết đã phát giác các quả khí cầu ở phía Đông Dnipropetrovsk, theo báo cáo.

“Có khả năng những quả khí cầu là của Nga”, Bộ này nói, đồng thời cho biết thêm rằng khí cầu này “có khả năng cho thấy” một chiến thuật thu thập thông tin mới của Nga nhằm thu thập thông tin về các hệ thống phòng không của Ukraine, từ đó có thể

 

CHIẾN TRANH Ở UKRAINA

Zilensky nói Macron “ bỏ phí thời giờ nói chuyện với Putin”

Emmanuel Macron chào đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Cung điện Elysée ở Paris vào đầu tháng này. © REUTERS / SARAH MEYSSONNIER

Michael Fitzpatrick – Pham Quang Chiểu

Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên báo chí Ý hôm thứ Hai, nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang lãng phí thời gian để cố gắng thiết lập một cuộc đối thoại với Vladimir Putin của Nga, người đang chìm đắm trong “giấc mơ tái thiết đế chế Xô Viết cũ”.

Emmanuel Macron chào đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Cung điện Elysée ở Paris vào đầu tháng này. © REUTERS / SARAH MEYSSONNIER

Michael Fitzpatrick

Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên báo chí Ý hôm thứ Hai, nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang lãng phí thời gian để cố gắng thiết lập một cuộc đối thoại với Vladimir Putin của Nga, người đang chìm đắm trong “giấc mơ tái thiết đế chế Xô Viết cũ”.

Trên một tờ báo Sunday của Pháp, Emmanuel Macron nói rằng điều cần thiết là phải đánh bại Nga trong cuộc chiến Ukraine, nhưng không làm mất mặt Moscow. Để đạt được mục tiêu đó, tổng thống Pháp đã đề xuất đàm phán với Vladimir Putin.

“Tôi muốn Nga bị đánh bại ở Ukraine và tôi muốn Ukraine có thể bảo vệ lập trường của mình”, nhà lãnh đạo Pháp nói khi trở về từ Hội nghị An ninh Munich.

“Tôi tin rằng, cuối cùng, điều này sẽ không kết thúc bằng quân sự,” Macron nói thêm, đồng thời dự đoán rằng cả hai bên sẽ không thắng thế trong cuộc xung đột vũ trang.

Nhưng ông ta không, giống như một số người, muốn cuộc chiến diễn ra trên đất Nga. Ông nói, những người như vậy “trên hết muốn đè bẹp nước Nga.

“Đây chưa bao giờ là quan điểm của Pháp và sẽ không bao giờ như vậy.”

Macron khẳng định rằng Pháp có thể đóng một vai trò quan trọng như một trung gian hòa giải mạnh mẽ.

Bakhmut không đáng để giết tất cả mọi người

Tuy nhiên, ông Zelensky thận trọng về cái giá mà quân đội Ukraine phải trả cho các mục tiêu chiến lược cụ thể, như thành phố công nghiệp Bakhmout.

“Điều quan trọng đối với chúng tôi là bảo vệ Bakhmout,” anh nói, “nhưng không phải bằng bất cứ giá nào. Sẽ không tốt nếu tất cả mọi người đều bị giết.

“Chúng tôi sẽ chiến đấu miễn là hợp lý. Người Nga muốn tiến vào vùng Donbass, đến tận sông Dnipro nếu có thể.

“Chúng tôi sẽ làm những gì có thể để làm chậm chúng lại, trong khi chúng tôi sẵn sàng cho đợt phản công tiếp theo.”

Emmanuel Macron và Volodymyr Zelensky đã nói chuyện qua điện thoại vào Chủ nhật, với việc nhà lãnh đạo Pháp hứa hẹn sẽ tiếp tục hỗ trợ NATO và cung cấp thêm thiết bị quân sự.

Bakhmut không đáng để mọi người phải hy sinh

Bakhmut không đáng để tất cả mọi người phải  hy sinh

Tuy nhiên, ông Zelensky thận trọng về cái giá mà quân đội Ukraine phải trả cho các mục tiêu chiến lược cụ thể, như thành phố công nghiệp Bakhmout.

“Điều quan trọng đối với chúng tôi là bảo vệ Bakhmout,” ông nói, “nhưng không phải bằng bất cứ giá nào. Sẽ không tốt nếu tất cả mọi người đều bị giết.

“Chúng tôi sẽ chiến đấu miễn là hợp lý. Người Nga muốn tiến vào vùng Donbass, đến tận sông Dnipro nếu có thể.

“Chúng tôi sẽ làm những gì có thể để làm chậm chúng lại, trong khi chúng tôi sẵn sàng cho đợt phản công tiếp theo.”

Emmanuel Macron và Volodymyr Zelensky đã nói chuyện qua điện thoại vào Chủ nhật, với việc nhà lãnh đạo Pháp hứa hẹn sẽ tiếp tục hỗ trợ NATO và cung cấp thêm thiết bị quân sự.

NATO nói đã thấy dấu hiệu Trung Quốc cân nhắc gửi vũ khí cho Nga


 

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Năm (23/2) nói liên minh đã nhận thấy những dấu hiệu Trung Quốcđang xem xét cung cấp vũ khí cho Nga và cảnh báo Bắc Kinh không nên thực hiện bất kỳ bước đi nào như vậy.

Thông báo được đưa ra vài ngày sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cảnh báo Trung Quốc về những hậu quả nếu nước này hỗ trợ vật chất cho cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

“Chúng tôi chưa thấy bất kỳ nguồn viện trợ vũ khí sát thương nào từ Trung Quốc sang Nga, nhưng chúng tôi đã thấy những dấu hiệu cho thấy họ đang xem xét và có thể đang lên kế hoạch cho điều đó”, ông Stoltenberg nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.

“Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ và các đồng minh khác đã cảnh báo rất rõ ràng về điều đó. Và Trung Quốc tất nhiên không nên ủng hộ cho cuộc chiến bất hợp pháp của Nga”, ông nói thêm.

Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì, nhưng trước đó trong ngày thứ Năm, Bộ Ngoại giao nước này nói rằng bất kỳ thông tin tình báo nào về việc Trung Quốc chuyển giao vũ khí cho Nga mà Hoa Kỳ dự định tiết lộ chỉ là suy đoán.

Nga và Trung Quốc đã ký quan hệ đối tác “không giới hạn” vào tháng 2 năm ngoái ngay trước khi Nga xua quân xâm lược Ukraine, và các liên kết kinh tế của họ đã bùng nổ khi các mối quan hệ của Moscow với phương Tây bị thu hẹp.

Phương Tây lâu nay vẫn cảnh giác với phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc chiến Ukraine. Một số quan chức cảnh báo rằng chiến thắng của Nga sẽ tạo động lực cho những hành động của Trung Quốc đối với Đài Loan.

Trung Quốc cho đến nay vẫn không lên án cuộc xung đột ở Ukraine và tránh gọi đây là một “cuộc xâm lược”.

Ông Stoltenberg nói Trung Quốc là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine đã vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

“Nguyên tắc cơ bản của hiến chương là tôn trọng sự toàn vẹn của các quốc gia khác và không tiến vào và xâm lược một quốc gia khác với hàng trăm nghìn quân”, ông nói. “Tất nhiên, Trung Quốc không nên là một phần trong chuyện này”.

Trung Quốc nói họ sẽ đưa ra quan điểm về cách giải quyết cuộc xung đột Ukraine thông qua các biện pháp chính trị trong một báo cáo sắp tới, mà truyền thông nhà nước Nga cho biết sẽ được xuất bản nhân kỷ niệm một năm “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga.

Chiến tranh Ukraine : Trung Quốc giúp Nga vũ khí, mối lo của phương Tây

                          “Đồng Trụ Chiết, Trung Cộng Diệt”

Ảnh minh họa: Tên lửa chiến thuật Trung Quốc trong lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa 01/10/2019.  “Đồng Trụ Chiết, Trung Cộng Diệt”

 AP – Ng Han Quan – Anh Vũ

Vào lúc cuộc chiến tranh tại Ukraina sắp bước sang năm thứ 2, từ đầu tuần này Washington tố cáo Bắc Kinh dự định cung cấp vũ khí cho Matxcơva, Trung Quốc phủ nhận. Theo các chuyên gia, nếu điều đó xảy ra, chiến tranh Ukraina sẽ chuyển sang bước ngoặt mới.

Từ đầu cuộc chiến tranh Ukraina, Trung Quốc vẫn dành cho Nga sự ủng hộ về tài chính cũng như ngoại giao, nhưng vẫn cố gắng tránh can dự quân sự hay cung cấp vũ khí cho Nga. Để theo đuổi cuộc chiến tại Ukraina,theo nhiều nguồn tin Mỹ, Nga đã mua các loại vũ khí như drone của Iran, tên lửa, đạn pháo của Bắc Triều Tiên.

Các trợ giúp quân sự của Trung Quốc với Nga hầu như chưa bao giờ được đề cập đến.

Hôm Chủ nhật vừa qua, trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo, « trên cơ sở những thông tin chúng tôi có, Trung Quốc dự định cung cấp vũ khí sát thương » cho Nga. Mặc dù ngay lập tức Bắc Kinh đã phủ nhận tố cáo của Mỹ là « thông tin giả », giới quan sát đều nhận thấy mối lo ngại của Hoa Kỳ và đồng minh phương Tây. Hôm thứ Hai (21/02), lãnh đạo Ngoại Giao Liên Hiệp Châu Âu Joseph Borrell tại Bruxelles đã lên tiếng cảnh cáo việc Trung Quốc trợ giúp quân sự để hỗ trợ Nga trong cuộc xâm lược Ukraina sẽ là « lằn ranh đỏ » đối với Liên Âu.

Nếu như Trung Quốc quyết định chuyển vũ khí cho Nga, cục diện chiến trường tại Ukraina sẽ thay đổi  lớn, như   nhận định với AFP của Mick Ryan, cựu tướng Úc. Chiến lược gia quân sự này khẳng định, “ đó là cuộc chiến của hệ thống công nghiệp (quân sự). Hiện tại Nga đang chậm hơn so với phương Tây. Nếu Trung Quốc can dự vào, toàn bộ ưu thế mà Ukraina đang có nhờ vào khả năng công nghiệp quân sự của phương Tây ngay lập tức sẽ biến mất”.

Từ đầu cuộc chiến, Nga đã gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, vũ khí, đạn dược, khiến cho các chiến dịch tấn công của họ bị sa lầy trên nhiều chiến trường tại Ukraina. Thực tế này đã khiến ông Vladimir Putin phải phát động các đợt động viên ạt, huy động các nhóm lính đánh thuê và tìm kiếm nguồn cung ứng vũ khí đang cạn dần.

Trong một thời gian nhất định, Ukraina đã thành công trong việc cản được đà tiến của quân Nga, thậm chí có lúc áp đảo nhờ vào hỏa lực do phương Tây cung cấp. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng cuộc chiến giờ đang bước vào giai đoạn quyết định, mỗi bên đều tìm cách tập trung nguồn lực, hy vọng giành lợi thế trên chiến trường khi mùa xuân tới.

Nhà bình luận quân sự tại Trung Quốc Tống Trung Bình khẳng định Bắc Kinh sẽ không chuyển vũ khí cho Nga, nhưng ông cũng nhấn mạnh: “ Trung Quốc sẽ không nghe theo đòi hỏi của Mỹ. Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác với Nga phù hợp với quyền lợi quốc gia và những quan tâm trong lĩnh vực an ninh quốc gia”.

Theo Alexey Muraviv, giáo sư nghiên cứu chiến lược và an ninh tại Đại học Curtin, Perth, Úc , “cuộc chiến tranh tại Ukraina đang ở vào thời điểm gay cấn đối với môi trường an ninh quốc tế, đối với trật tự thế giới” . Một quyết định xuất vũ khí cho Nga sẽ là một “ bước đi cực lớn” với Bắc Kinh, vì như vậy Trung Quốc sẽ bị các trừng phạt ồ ạt của phương Tây, cắt đứt những quan hệ còn lại với Washington cũng như với châu Âu. Thế nhưng, có một nghịch lý, theo chuyên gia Muriev: viễn cảnh Nga bị thua trong cuộc chiến này cũng làm Trung Quốc lo lắng, vì khi đó Bắc Kinh sẽ trở nên cô đơn vì Nga là cường quốc duy nhất ủng hộ Trung Quốc. Ngược lại, nếu Nga giành chiến thắng thì có nghĩa là Hoa Kỳ thất bại chiến lược.

Điều này càng củng cố cho lập luận của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình rằng phương Tây đang suy tàn. Bắc Kinh đang chuẩn bị một chiến lược chống Mỹ công khai, đồng thời lại muốn thể hiện là một cường quốc có trách nhiệm, đóng vai trò lớn trong giải quyết khủng hoảng thế giới. Từ đầu cuộc chiến tranh Ukraina, Trung Quốc đã cố gắng giữ thế thăng bằng. Vì thế việc cung cấp vũ khí trực tiếp cho Nga sẽ không phải là một quyết định khôn ngoan của Bắc Kinh. Rất có thể việc làm đó sẽ được tiến hành kín đáo thông qua trung gian là các công ty nhà nước kiểm soát, hay thậm chí qua ngả Bắc Triều Tiên, theo nhận định của chuyên gia Muraviev.

By KBCHNTV

Nhả báo tự do là một người đang sống hải ngoại rời Việt Nam ngày 27/4/1975 và trở lại đất nước 10/9/2011 và thay đổi tầm nhìn. Nhưng tính cách làm báo với chủ trương tôn trọng sự thật nên tin tức của ông được chiếu cố bởi những người thích sự ngay thẳng.

Leave a Reply

Verified by MonsterInsights