Mỹ cảnh báo ”hậu quả” nếu Trung Quốc tiếp sức Nga trong chiến tranh Ukraina


image.png
Ukraina và vụ khinh khí cầu Trung Quốc thâm nhập lãnh thổ Mỹ là hai trọng tâm cuộc họp giữa ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chiều ngày 18/02/2023 tại Munich, Đức. Washington cảnh cáo Bắc Kinh trước ý định cung cấp trang thiết bị quân sự cho Nga trong cuộc chiến Ukraina. Quan hệ Mỹ Trung thêm căng thẳng vì trục Bắc Kinh – Matxcơva và nhất là sau vụ khinh khí cầu Trung Quốc thâm nhập không phận Mỹ.

Trả lời đài truyền hình Mỹ NBC sau khi kết thúc buổi làm việc với Vương Nghị, chủ nhiệm Văn Phòng Ủy Ban Công Tác Đối Ngoại Trung Ương Trung Quốc, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định Washington có một số thông tin về « khả năng Bắc Kinh hỗ trợ nước Nga trong cuộc chiến (…) kể cả việc cung cấp vũ khí sát thương ». Ông Blinken cho biết thêm sẽ cung cấp thêm thông tin về vụ này trong những ngày tới.  

Một quan chức cao cấp của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ được Reuters trích dẫn ghi nhận, bên lề Hội nghị an ninh quốc tế ở Munich, các ông Vương Nghị và Antony Blinken đã trao đổi một cách « thẳng thắn và trực tiếp ». Phía Mỹ đã « không ngần ngại cảnh cáo Bắc Kinh về hệ lụy và hậu quả trong trường hợp Trung Quốc yểm trợ Nga về mặt vật chất hay giúp Matxcơva lách lệnh trừng phạt quốc tế ». Phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, cũng có mặt tại Munich, bày tỏ « quan ngại trước việc từ đầu chiến tranh Ukraina, Bắc Kinh thắt chặt quan hệ với Matxcơva ».

Mỹ, Trung muốn quan hệ song phương ổn định
Bắc Kinh chú ý nhiều hơn đến quan hệ đang bị xuống cấp đáng kể giữa hai siêu cường trên thế giới. Ông Vương Nghị quy trách nhiệm cho Washignton làm xấu đi quan hệ song phương, phản ứng thái quá khi bắn hạ khinh khí cầu dân sự của Trung Quốc hôm 04/02/2023. Nhưng theo thông tín viên Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh, lời lẽ cứng rắn của đôi bên về vụ quả khinh khí cầu chỉ là phần nổi, Ukraina và chính sách của Trung Quốc đối với Nga mới là trọng tâm căng thẳng trong quan hệ giữa Washignton và Bắc Kinh.

Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh :

« Cuộc họp diễn ra thể theo yêu cầu của phía Mỹ. Tân Hoa Xã cho biết như trên. Hãng thông tấn Trung Quốc sáng nay không cung cấp thêm thông tin chi tiết về nội dung cuộc họp song phương, kéo dài trong hai giờ đồng hồ và địa điểm được giữ bí mật, nhưng cho biết là ông Vương Nghị đã nhắc lại lập trường chính thức của Trung Quốc. Hôm qua, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc đã mạnh mẽ lên án Washington, phản ứng một cách ‘vô lý và cuồng loạn’ về vụ quả bóng Trung Quốc bay vào không phận của Hoa Kỳ. Về phía Mỹ, ngoại trưởng Antony Blinken một lần nữa nhắc lại là Washignton không dung thứ cho bất kỳ một hành vi nào xâm phạm chủ quyền của nước Mỹ.

Ngoài những tuyên bố chính thức, đối thoại giữa lãnh đạo ngoại giao Mỹ và Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy đôi bên cùng muốn quan hệ song phương được ổn định. Bởi vì bên cạnh vụ khinh khí cầu, hồ sơ Ukraina mới là điểm gây căng thẳng giữa hai siêu cường trên thế giới. Mỹ muốn giới hạn việc Trung Quốc hỗ trợ về vật chất cho đồng minh của Bắc Kinh là Nga. Sau hội nghị an ninh Munich, Vương Nghị lên đường đến Matxcơva để chuẩn bị cho thượng đỉnh Tập Cận Bình – Vladimir Putin. Rất có thể sự kiện này diễn ra sau khóa họp Quốc Hội Trung Quốc vào tháng 3 sắp tới ».  

Trung Quốc âm thầm’ hỗ trợ khí tài cho Nga

Trung Quốc trước đây đã hỗ trợ các chiến dịch gây nhiễu thông tin của Nga và đẩy mạnh các câu chuyện sai sự thật về chiến tranh giữa Nga và Ukraina. 

Tuy nhiên, trang tin NBC News dẫn lời một số quan chức Mỹ cho biết, sự hỗ trợ mới của Bắc Kinh đối với Mát-xcơ-va trở nên hữu hình hơn, chẳng hạn như quân phục và áo chống đạn, được thiết kế để quân Nga sử dụng tại Ukraina.

Các quan chức của Mỹ tiết lộ rằng, sự trợ giúp này có thể giúp trang bị cho Nga thực hiện cuộc tấn công vào mùa xuân.

Các quan chức Tòa Bạch Ốc cũng lo ngại về việc Bắc Kinh đang xem xét khả năng gửi vũ khí sát thương cho Mát-xcơ-va.

Một nguồn tin nhấn mạnh rằng, “Chúng tôi đã bày tỏ lo ngại về sự hỗ trợ vũ khí sát thương này. Chúng tôi chưa thấy họ vượt qua ranh giới này, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng họ đã ngừng bàn luận về điều đó”.

Một nguồn tin khác cho biết Trung Quốc đang cố gắng hành động một cách kín đáo. Tuy nhiên, xu hướng gần đây cho thấy chính phủ Trung Quốc có khả năng sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho quân đội Nga. 

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu việc hỗ trợ của Trung Quốc có vi phạm bất kỳ lệnh trừng phạt nào hay không, và liệu Mỹ có áp đặt lệnh trừng phạt hoặc lệnh cấm đối với Trung Quốc do chính sách của Bắc Kinh hay không. 

Một nguồn tin cho rằng Mỹ sẽ không ngần ngại thực hiện các biện pháp đối với những người vi phạm lệnh trừng phạt.

Cộng tác giữa Nga và Trung Quốc

Tờ Wall Street Journal cho biết, Trung Quốc tiếp tục bí mật giao các máy bay không người lái của mình cho Nga thông qua các công ty trung gian và các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đã cảnh báo Trung Quốc về việc giúp Nga cung cấp vũ khí sát thương để sử dụng trong cuộc xâm lược Ukraina. 

Theo lời của bà Harris, Hoa Kỳ lo ngại về sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa Mát-xcơ-va và Bắc Kinh trong năm vừa qua.

Trong khi đó, Thứ trưởng bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc (馬朝旭) trong chuyến công tác tới Nga đã đạt được thỏa thuận nhằm thúc đẩy tiến bộ trong mối quan hệ giữa hai quốc gia vào năm 2023.

 

Hội nghị an ninh Munich : Một mặt trận đoàn kết giúp Ukraina đương đầu với Nga


image.png

Trong ngày thứ nhì Hội nghị an ninh Munich, hôm nay 18/02/2023, lãnh đạo NATO kêu gọi Liên Minh Bắc Đại Tây Dương “cung cấp cho Ukraina những gì cần thiết đề giành lấy chiến thắng trong cuộc xung đột” bởi vì Matxcơva không có “kế hoạch cho hòa bình”. Phương Tây thể hiện đoàn kết hơn bao giờ hết với Kiev. Pháp tuyên bố Nga phải “thất bại” khi xâm chiếm Ukraina.

Phát biểu sáng nay 18/02,  tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương-NATO, Jens Stoltenberg, xem việc cung cấp cho Kiev tất cả những gì cần thiết là một nghĩa vụ của khối để giúp Ukraina “giành lấy chiến thắng và tồn tại với tư cách là một quốc gia có chủ quyền và độc lập” của châu Âu. Theo ông, từ khi điều quân xâm lược Ukraina, tổng thống Nga Vladimir Putin không hề thay đổi tham vọng và không có một “kế hoạch nào cho hòa bình”.

Trước đó, qua cầu truyền hình, tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky, yêu cầu được giúp đỡ do phương Tây “không có sự chọn lựa nào khác ngoài chiến thắng của Ukraina”. Đáp lời ông Zelensky, Pháp – Đức khẳng định “tăng cường viện trợ cho Kiev, kể cả viện trợ quân sự”.

Berlin trước đây từng thận trọng trong việc cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraina, nhưng tại hội nghị an ninh Munich lần này, thủ tướng Đức Olaf Scholz khuyến khích các quốc gia có công cụ chiến đầu này “cung cấp” cho quân đội Ukraina.

Về phía nguyên thủ Pháp, Emmanuel Macron đã có những lời lẽ hết sức cứng rắn đối với Nga, lên án điện Kremlin đưa quân “xâm lược” Ukraina. Tổng thống Pháp nhấn mạnh Matxcơva phải “thất bại” trong mục tiêu đó, chiến tranh Ukraina “và những hậu quả tai hại hiện nay hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của nước Nga”. Hơn nữa, Paris coi Nga là một “cường quốc gây bất cân bằng và bất ổn cho thế giới”.

Ông Macron tới nay vẫn bị chỉ trích do chủ trương đối thoại với Matxcơva. Trước và sau khi điện Kremlin điều quân xâm chiếm Ukraina, tổng thống Pháp đã có “cả trăm cuộc điện đàm hay đối thoại trực tiếp” với đồng cấp Nga. Nhưng từ ngày 11/09/2022, điện Elysée không còn trực tiếp liên lạc với điện Kremlin.

Tự chủ về công nghệ quốc phòng
Song song với việc lên án Nga gây bất ổn cho thế giới, tổng thống Pháp nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách của Liên Âu về tự chủ tự cường trong quốc phòng. Trả lời đài RFI, tướng Jean Paul Paloméros, nguyên tổng tham mưu trưởng Không Quân Pháp và từng là chỉ huy trong hàng ngũ của NATO, xem đây là một điểm hết sức đáng chú ý trong diễn văn của tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại hội nghị Munich lần này :

Tất cả những gì đang diễn ra tại Ukraina cho thấy chúng ta tuyệt đối phải làm chủ không phận, phải tự chủ về mặt chủ quyền. Thêm vào đó, vụ khinh khí cầu Trung Quốc làm nhiễu thêm toàn cảnh hiện nay. Tôi ghi nhận là trong bài phát biểu, tổng thống Macron đã nhấn mạnh nhiều đến nền công nghiệp quốc phòng châu Âu. Đó là điều dễ hiểu nhìn từ góc độ của một nhà lãnh đạo. Một phần lớn trong phát biểu của ông đã tập trung vào chủ đề này. Tổng thống Macron là người duy nhất nhìn vấn đề dưới góc độ đó khi ông nói chúng ta phải làm chủ nền công nghiệp, phải có những sáng kiến.

Ông cũng đã đề cập đến lộ trình được thảo ra tại hội nghị Versailles (hồi tháng 3/2022). Đại để là tổng thống Pháp cho rằng, đương nhiên trang thiết bị quân sự của chúng ta phải phù hợp, phải đồng bộ với các phương tiện của các nước đồng minh, nhưng Châu Âu phải có một hệ thống sản xuất của riêng mình. Đây phần nào là thông điệp nhắn gửi đến thủ tướng Đức Olaf Scholz vào lúc Berlin đang mua vào chiến đấu cơ F-35 và tên lửa Patriot của Mỹ”.
 

 

NATO: Trung Quốc ‘theo dõi sát sao’ Nga thành công ở Ukraine không

image.png

Ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO, hôm Thứ Bảy, 18 Tháng Hai, cho hay Trung Quốc đang “theo dõi sát sao” Nga thành công ở Ukraine hay không, và kết quả cuộc chiến ở đó có thể tác động sâu rộng tới hành vi của Bắc Kinh ở Á Châu-Thái Bình Dương, theo CNBC.

“Bắc Kinh đang theo dõi sát sao diễn biến hiện tại ở Ukraine. Và nếu ông Putin [tổng thống Nga] thắng, tất nhiên, kết quả đó sẽ ảnh hưởng cách họ [Trung Quốc] cư xử ở Á Châu,” ông Stoltenberg nói với CNBC.

“Chuyện gì xảy ra ở Âu Châu, ở Ukraine, cũng quan trọng với Á Châu, và chuyện gì xảy ra ở Á Châu cũng quan trọng với Âu Châu,” ông Stoltenberg phát biểu tại Hội Nghị An Ninh Munich ở Đức.

Ông Stoltenberg cho biết NATO không xem Trung Quốc là mối đe dọa “sắp xảy ra,” nhưng lưu ý liên minh quân sự này đang gia tăng hợp tác với đồng minh trong khu vực đó, như Nhật, Nam Hàn, Úc và New Zealand.

“Chúng tôi không xem Trung Quốc là kẻ thù hay mối đe dọa sắp xảy ra. Nhưng chúng tôi đánh giá rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc, sức mạnh quân sự và kinh tế đang tăng lên của Trung Quốc, là thách thức cho an ninh, lợi ích hoặc giá trị của chúng tôi,” ông nói.

Ông Stoltenberg nhấn mạnh: “An ninh không phải vấn đề khu vực. An ninh là vấn đề toàn cầu.”

Tổng thư ký NATO phát biểu như trên giữa lúc thế giới ngày càng lo ngại việc Trung Quốc gia tăng hiện diện quân sự quanh Đài Loan, đảo quốc tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố sẽ dùng vũ lực để chiếm nếu cần. Ông Stoltenberg cũng phát biểu sau vụ quân đội Mỹ bắn hạ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc ngoài khơi tiểu bang South Carolina.

Ông Stoltenberg cho biết khinh khí cầu đó thuộc kiểu chiến thuật do thám mà Trung Quốc dùng để thu thập tin tình báo đối với đồng minh của NATO.

“Thực vậy, đây là kiểu chiến thuật chúng tôi nhận thấy nhiều năm nay, trong đó, Trung Quốc gia tăng hoạt động tình báo bằng nhiều phương tiệc khác nhau, như vệ tinh, để do thám và thu thập tin tình báo của quốc gia đồng minh NATO, cả ở Bắc Mỹ lẫn Âu Châu,” ông Stoltenberg thêm

 Vương Nghị cho biết Trung Quốc sẽ đưa ra kế hoạch hòa bình cho Ukraina trong tuần này

The tờ Guardian của Anh đưa tin, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – ông Vương Nghị, cho biết tại Hội nghị An ninh Munich vào ngày 18/2 rằng, Trung Quốc đã đề xuất một kế hoạch hòa bình cho cuộc chiến Ukraina trong tuần này. Các nhà lãnh đạo phương Tây cho rằng Trung Quốc ít nhất cũng thừa nhận rằng cuộc chiến này không chỉ là chuyện của châu Âu.

Ông Vương Nghị nói rằng Trung Quốc sẽ đề xuất một kế hoạch hòa bình vào dịp kỷ niệm một năm cuộc chiến Ukraina và đã đàm phán với Đức, Ý và Pháp về kế hoạch này. Ông cho biết kế hoạch hòa bình sẽ nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì các nguyên tắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các tôn chỉ của Hiến chương Liên hợp quốc.

Nhưng ông cũng nói cần phải tôn trọng các lợi ích an ninh hợp pháp của Nga. Hai mục tiêu mà ông đề xuất dường như mâu thuẫn với nhau.

Các nhà ngoại giao phương Tây đã nhận được bản báo cáo tóm tắt của Trung Quốc nhưng không biết kế hoạch hòa bình của Trung Quốc sẽ cụ thể như thế nào hoặc liệu nó có nhiều hơn một giải pháp hòa bình chung hay không. Việc Trung Quốc miêu tả phương Tây như một kẻ hiếu chiến có thể nhận được sự tán đồng của các quốc gia ở Nam bán cầu.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hoan nghênh kế hoạch hòa bình do Trung Quốc đề xuất, bà nói: “Là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc có trách nhiệm sử dụng ảnh hưởng của mình để duy trì hòa bình thế giới.” Bà nói rằng bà đã thảo luận với ông Vương Nghị vào ngày 17/2 về “hòa bình là gì, không có phần thưởng cho những kẻ xâm lược, mà là duy trì luật pháp quốc tế và bảo vệ những người bị tấn công.” Các nhà ngoại giao Pháp và Ý cũng bày tỏ thông điệp tương tự với Trung Quốc.

Tờ Financial Times của Anh đưa tin rằng các nhà lãnh đạo phương Tây hoài nghi về việc Trung Quốc sẽ đề xuất một kế hoạch hòa bình. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich rằng phương Tây sẽ hoài nghi về lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức của Trung Quốc trong kế hoạch hòa bình của họ.

“Ai mà không muốn ngừng bắn? Nhưng chúng ta phải đặc biệt chú ý đến những cái bẫy có thể xảy ra”, ông nói.

Ông cũng cảnh báo, “ông Putin sẽ không bao giờ đặt vùng đất mà ông ấy đã chiếm được lên bàn đàm phán. Ông ấy sẽ sử dụng thời gian để hồi phục, tập hợp lại, tái vũ trang và tấn công trở lại.”

 

Mỹ và 15 thành viên NATO tham gia Sáng kiến thu thập dữ liệu không gian lớn nhất lịch sử

 

image.png
Hoa Kỳ sẽ hợp tác với 15 quốc gia thành viên NATO, cùng các nước được mời là Phần Lan và Thụy Điển, để khởi động “dự án không gian lớn nhất” trong lịch sử nhằm tạo thuận lợi cho quá trình thu thập dữ liệu từ không gian.

Theo một tuyên bố vào ngày 15/2, mục tiêu của sáng kiến “Liên minh giám sát bền bỉ từ không gian” (APSS) là nhằm tăng cường đáng kể khả năng theo dõi và tình báo của liên minh đồng thời cung cấp sự hỗ trợ thiết yếu cho các nhiệm vụ và hoạt động quân sự của NATO.

Phó tổng thư ký NATO Mircea Geoană khẳng định: “Dự án này cũng là ví dụ tuyệt vời về việc hợp tác dân sự-quân sự, cung cấp một phương tiện mạnh mẽ cho bộ công cụ tình báo của chúng tôi.”

Bên cạnh Hoa Kỳ và 2 ứng viên NATO dự kiến sẽ gia nhập liên minh trong tương lai, các bên tham gia khác của chương trình APSS là Bỉ, Bulgaria, Canada, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan , Romania, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Vương quốc Anh.

“Sáng kiến này sẽ bao gồm việc thiết lập một chòm sao ảo—’Aquila’— trong cả khu vực tài sản không gian quốc gia và thương mại, chẳng hạn như vệ tinh, và tận dụng những tiến bộ mới nhất trong công nghệ vũ trụ thương mại. Như vậy, nó sẽ giúp hợp lý hóa việc thu thập, chia sẻ và phân tích dữ liệu giữa các Đồng minh NATO và với cơ cấu chỉ huy của NATO, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí”, trích dẫn tuyên bố ngày 15/2.

Theo tờ Defense News đưa tin, bà Wendy Gilmour, trợ lý Tổng thư ký NATO về đầu tư quốc phòng, cho biết tất cả 30 quốc gia thành viên NATO, cũng như Phần Lan và Thụy Điển, đã được mời tham gia sáng kiến này.

Bà Gilmour lưu ý rằng tất cả các bên quyết định tham gia dự án đều được phép chọn mức độ đóng góp của riêng họ.

Theo NATO, Luxembourg đã đồng ý cung cấp khoản đóng góp sớm trị giá 16,5 triệu euro (khoảng 420 tỷ VND) để khởi động dự án APSS. NATO nhận định khoản tài trợ này đã đặt nền móng cho phép các thành viên khác của dự án đóng góp vào “Aquila” thông qua “tài sản, dữ liệu và/hoặc nguồn vốn” của chính họ.

NATO cho hay: “Việc tích hợp và khai thác hiệu quả dữ liệu từ không gian là một thách thức càng ngày càng lớn. Bằng cách tận dụng những công nghệ mới nhất trong ngành, APSS sẽ giúp thúc đẩy chương trình đổi mới của NATO và cung cấp một nền tảng mới cho ngành công nghiệp vũ trụ đang phát triển.”

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong một cuộc họp báo tại Brussels vào tháng Hai rằng, khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bị nghi ngờ bay lượn trên bầu trời Hoa Kỳ trong nhiều ngày trước khi bị bắn hạ ngoài khơi bờ biển Nam Carolina hôm 4/2; điều này nhấn mạnh tính cấp bách trong việc NATO tăng cường khả năng chia sẻ thông tin, cảnh báo Trung Quốc cũng như Nga, những nước đã đầu tư mạnh vào các năng lực quân sự mới, bao gồm cả giám sát.

“Một lần nữa, chúng tôi cũng đã thấy các hoạt động tình báo của Trung Quốc gia tăng tại các địa điểm khác nhau ở châu Âu. Họ sử dụng vệ tinh, họ sử dụng không gian mạng và như chúng ta đã thấy ở Hoa Kỳ, cả khí cầu nữa”, ông Stoltenberg lên tiếng.

“Do đó, chúng ta cần cảnh giác. Chúng ta cần nhận thức được nguy cơ thường trực của tình báo Trung Quốc, và sau đó tăng cường những gì chúng ta có thể làm để bảo vệ chính mình. Và chúng ta cũng cần phải phản ứng một cách khôn ngoan, có trách nhiệm và thận trọng, như chúng ta đã thấy việc Hoa Kỳ đáp trả với quả khí cầu bay qua [khu vực] Bắc Mỹ và Hoa Kỳ.”

By KBCHNTV

Nhả báo tự do là một người đang sống hải ngoại rời Việt Nam ngày 27/4/1975 và trở lại đất nước 10/9/2011 và thay đổi tầm nhìn. Nhưng tính cách làm báo với chủ trương tôn trọng sự thật nên tin tức của ông được chiếu cố bởi những người thích sự ngay thẳng.

Leave a Reply

Verified by MonsterInsights