Tiếng nói trung thực cộng đồng Người Việt Hải Ngoại hướng về đất nước cùng chung tay xây dựng một Tổ Quốc Việt Nam huy hoàng, tráng lệ, oai hùng để vươn mình cùng thế giới năm châu bốn biển. QUÊ HƯƠNG TÔI – ĐẤT NƯỚC TÔI mãi mãi trường tồn để xứng danh con HỒNG cháu LẠC VIỆT NAM MUÔN NĂM
Ông Roy đồng ý nhưng nói rằng mặc dù “các tiểu bang là mắt xích yếu nhất” trong việc bảo vệ người Mỹ khỏi các tin tặc có liên hệ với ĐCSTQ, nhưng các nhà lập pháp tiểu bang vốn muốn tăng cường các biện pháp bảo vệ lại nhận được rất ít sự trợ giúp từ các cơ quan liên bang của chính phủ Tổng thống Biden về cách thức thực hiện điều đó.
“Đây là thuộc về thẩm quyền của chính phủ liên bang. Tôi không nhận được thông tin tình báo để ứng phó với điều đó,” ông nói. “Là một nhà lập pháp tiểu bang, tôi không nhận được các thông tin cập nhật tình báo. Chúng tôi không nhận được các báo cáo về tình báo” tại các Hạ viện Tiểu bang trên toàn quốc.
Ông Roy cho rằng thật tệ hại khi các chính phủ kế tiếp nhau thoái thác trong việc tuyên bố rõ ràng với công chúng Mỹ, mặc dù “ông Trump đã làm rõ điều này” – rằng Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ không chỉ đơn thuần là một đối tác thương mại khó tính mà còn là một mối đe dọa hiện hữu.
“Mấu chốt là chính phủ liên bang cần nói với người dân rằng, ‘Hãy nhìn xem, chính quyền Trung Quốc là một kẻ thù — họ là kẻ thù của chúng ta,’” ông nói. “Người dân không hiểu được rằng họ là kẻ thù của chúng ta.”Các binh sĩ Trung Quốc làm việc trên máy điện toán. Các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc vẫn tiếp diễn bất chấp ĐCSTQ đã thỏa thuận sẽ dừng lại. (Ảnh: mil.huanqiu.com)
Ông Long đã nêu lên những thất vọng tương tự khi kêu gọi liên bang phối hợp hơn nữa và tập trung vào các tiểu bang. “Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của việc này,” ông nói về việc gia tăng áp lực lên Trung Quốc. “Hiện nay ông Trump không còn tại vị nữa, nên ở cấp quốc gia không có ai đang dẫn dắt nỗ lực này.” _______________________________
“Hiện nay ông Trump không còn tại vị nữa, nên ở cấp quốc gia không có ai đang dẫn dắt nỗ lực này.”
Người đứng đầu một siêu cường lảnh đạo Thế giới, không có năng lực và đức độ lảnh đạo . Gây tang thương cho cả Thế giới . Bản tin ,có vô số tin tức . Quý ACE đọc nhanh,còn nhiều tin tức kế tiếp.
Tổng thống Joe Biden đi bộ tới Oval Office của Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn hôm 16/01/2023. (Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AVP via Getty Images)
1. Tòa Bạch Ốc: Không có nhật ký khách đến thăm tư dinh của TT Biden nơi phát hiện tài liệu mật
Zachary Stieber
Thứ ba, 17/01/2023
Tòa Bạch Ốc cho biết không có nhật ký về những người đã đến thăm tư gia của Tổng thống (TT) Joe Biden ở Delaware, nơi tìm thấy các tài liệu mật.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cho biết trong một tuyên bố với giới truyền thông rằng: “Giống như bất kỳ tổng thống nào trong nhiều thập niên của lịch sử hiện đại, dinh thự riêng của ông ấy là thuộc về cá nhân.”
Sở Mật vụ Hoa Kỳ, nơi cung cấp an ninh cho tổng thống, đã không lưu giữ nhật ký về bất kỳ cơ sở nào, kể cả dinh thự tư nhân, theo ông Anthony Guglielmi, phát ngôn viên của cơ quan này.
Ông Guglielmi nói với The Epoch Times rằng cơ quan này sàng lọc khách đến thăm nhưng không lưu giữ hồ sơ về những người được sàng lọc. Ông nói thêm rằng không có kế hoạch thay đổi điều đó bởi vì mỗi người vẫn cần được kiểm tra kỹ càng mỗi khi họ đến thăm.
Phản hồi một yêu cầu theo Đạo luật Tự do Thông tin liên quan đến những vị khách đến dinh thự của ông Biden ở Bãi biển Wilmington và Rehoboth, Sở Mật vụ đã nói với The Epoch Times rằng không có hồ sơ nào được tìm thấy.
Theo luật sư Richard Sauber của ông Biden, các tài liệu mật đã được tìm thấy ba lần riêng biệt tại dinh thự Wilmington. Theo Bộ Tư pháp, vụ phát hiện đầu tiên diễn ra vào năm 2022, sau khi các tài liệu mật được tìm thấy tại một văn phòng ở Hoa Thịnh Đốn mà ông Biden đã sử dụng từ năm 2017 đến 2019. Tổng Chưởng lý Merrick Garland, người được TT Biden bổ nhiệm, đã chỉ định một biện lý đặc biệt để điều tra những phát hiện này.
Biện lý đặc biệt Robert Hur sẽ “điều tra xem có cá nhân hoặc tổ chức nào vi phạm luật liên quan đến vấn đề này hay không,” ông Garland cho biết trong thông báo bổ nhiệm của mình.
Hiện không rõ tổng số tài liệu đã được tìm thấy là bao nhiêu.
Theo Tòa Bạch Ốc, một “số lượng nhỏ” tài liệu có đánh dấu mật đã được tìm thấy tại văn phòng Trung tâm Penn Biden ở thủ đô của quốc gia. Theo ông Sauber, sáu tài liệu có đánh dấu [mật] đã được tìm thấy dinh thự Wilmington, trong đó có năm tài liệu được phát hiện hôm thứ Năm (12/01).
Bộ Tư pháp đã thu giữ ít nhất một phần của những tài liệu này.
Ông Sauber đã tuyên bố rằng những tài liệu trên, được cho là có từ thời chính phủ Obama-Biden, đã “vô tình được đặt” tại nhiều địa điểm. Ông Biden là phó tổng thống từ năm 2009 đến 2017.
Cuối tuần qua (13/01-15/01), Dân biểu James Comer (Cộng Hòa-Kentucky), Chủ tịch Ủy ban Hạ viện về Giám sát và Trách nhiệm giải trình, đã yêu cầu ông Biden công khai nhật ký của các vị khách đến thăm dinh thự Wilmington.
“Việc TT Biden quản lý sai các tài liệu mật đặt ra câu hỏi liệu ông ấy có làm tổn hại đến an ninh quốc gia của chúng ta hay không. Nếu không có danh sách những người đã đến thăm tư gia của ông ấy, người dân Mỹ sẽ không bao giờ biết ai đã tiếp cận những tài liệu rất nhạy cảm này,” ông Comer viết trong một bức thư gửi ông Ron Klain, Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc.
Theo các tài liệu mà ủy ban của ông Comer thu thập được, địa chỉ Wilmington đã được con trai của tổng thống, ông Hunter Biden sử dụng. Lần gần đây nhất là vào năm 2018.
“Ủy ban này lo ngại rằng TT Biden đã cất giữ các tài liệu mật tại cùng địa điểm mà con trai ông ấy đã cư trú khi tham gia các giao dịch kinh doanh quốc tế với các đối thủ của Hoa Kỳ,” ông Comer viết trong một bức thư riêng gửi cho một luật sư Tòa Bạch Ốc.Nhân viên Sở Mật vụ đỗ xe trên đường lái xe vào tư gia của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sau khi các luật sư của ông Biden tìm thấy các tài liệu mật ở đó, ở Wilmington, Delaware, hôm 15/01/2023. (Ảnh: Joshua Roberts/Reuters)
Các thành viên khác của Đảng Cộng Hòa, bao gồm các Dân biểu Lance Gooden (Cộng Hòa-Texas) và Ken Buck (Cộng Hòa-Colorado), cũng đã yêu cầu những tài liệu đó.
Sau khi Tòa Bạch Ốc cho biết họ không có bất kỳ nhật ký nào của khách đến thăm dinh thự đó, ông Comer đã nói với The Epoch Times trong một tuyên bố gửi qua thư điện tử rằng, “Tổng thống Biden đã hứa sẽ có một chính phủ minh bạch nhất trong lịch sử nhưng ông ấy từ chối minh bạch khi điều đó là quan trọng nhất.”
“Tòa Bạch Ốc, Cục Lưu trữ Quốc gia, và Bộ Tư pháp đã giấu Quốc hội và người dân Mỹ thông tin về các hồ sơ mật được tìm thấy ở những địa điểm không an toàn từ thời ông Joe Biden làm phó tổng thống. Người dân Mỹ xứng đáng nhận được sự minh bạch, không phải bí mật. Chúng tôi sẽ tiếp tục gây áp lực lên Chính phủ của TT Biden để có câu trả lời về việc ai có quyền tiếp cận những tài liệu mật này và tại sao các phụ tá của ông Biden được phép tìm kiếm ở dinh thự Wilmington sau khi đã bổ nhiệm một biện lý đặc biệt,” ông Comer nói thêm.
Ông Jonathan Turley, một giáo sư luật tại Đại học George Washington, cho biết trên Twitter rằng việc thiếu nhật ký khách đến thăm sẽ cho phép Quốc hội “tìm kiếm các nguồn thông tin thay thế, bao gồm thẩm vấn nhân viên và gia đình của những vị khách trước đây.”
Ông nói thêm: “Những cuộc thẩm vấn này có thể bị xử phạt hình sự nếu khai man.”
Nhật ký Tòa Bạch Ốc
Ông Sams lưu ý rằng sau khi nhậm chức, ông Biden đã tiếp tục công bố nhật ký của những vị khách đến Tòa Bạch Ốc.
Cựu TT Donald Trump đã từ chối công bố hầu hết nhật ký của những vị khách đến Tòa Bạch Ốc, với một phát ngôn viên của chính phủ vào thời điểm đó nói rằng quyết định này xuất phát từ “những rủi ro an ninh quốc gia nghiêm trọng và những lo ngại về quyền riêng tư của hàng trăm ngàn du khách mỗi năm.”
Một tòa phúc thẩm đã phán quyết vào năm 2013 rằng nhật ký này có thể không phải công khai cho công chúng. Thẩm phán Địa hạt Liên bang thời điểm đó là ông Garland, người được cựu TT Clinton bổ nhiệm, đã phần nào tuyên bố rằng việc cho phép các yêu cầu theo Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA) đối với nhật ký “có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tổng thống gặp gỡ bí mật các nhà lãnh đạo ngoại quốc, quan chức cơ quan hoặc thành viên của công chúng.”
Hồi năm 2017, một người phụ nữ đã kiện việc chính phủ cựu TT Trump bảo vệ nhật ký sau khi yêu cầu FOIA của bà bị từ chối, nhưng một tòa phúc thẩm khác vào năm 2020 đã giữ nguyên phán quyết năm 2013.
‘Rất nghiêm trọng’
TT Biden đã dành những ngày cuối tuần ở Wilmington, rời đi vào sáng thứ Hai (16/01). Ông đã không nói chuyện với báo chí kể từ ngày 12/01, khi ông nói rằng những tài liệu ở tư gia của ông nằm trong “nhà để xe có khóa” và trong “tủ hồ sơ ở nhà và thư viện cá nhân của tôi.”
“Chúng tôi rất coi trọng vấn đề này. Tổng thống rất coi trọng thông tin mật, tài liệu mật”, Tham vụ Báo chí Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre nói với các phóng viên vào ngày hôm sau. “Chúng tôi đã lưu ý vấn đề này nhiều lần rồi. Và chúng tôi đã hợp tác đầy đủ với Bộ Tư pháp. Và bây giờ chúng tôi sẽ làm điều tương tự với văn phòng của vị biện lý đặc biệt.”
Ông Comer cho biết trên CNN hôm Chủ Nhật (15/01) rằng, ông sẽ không yêu cầu nhật ký các vị khách từ Mar-a-Lago, dinh thự của cựu TT Donald Trump, hay nói cách khác là điều tra ông Trump. Các đặc vụ FBI thực hiện lệnh khám xét đã tìm thấy các tài liệu mật tại dinh thự ở Florida hồi năm 2022.
“Đã có quá nhiều cuộc điều tra về TT Trump, tôi không cảm thấy chúng ta cần dành nhiều thời gian để điều tra về TT Trump, bởi vì Đảng Dân Chủ đã làm điều đó trong suốt sáu năm qua,” ông Comer nói. “Vì vậy, không ai bị điều tra nhiều hơn ông Donald Trump. Người chưa bị điều tra là ông Joe Biden. Và đó là lý do tại sao cuối cùng chúng tôi cũng mở một cuộc điều tra về ông Joe Biden, Ủy ban Giám sát Hạ viện… và tôi hy vọng sẽ kết thúc cuộc điều tra đó càng sớm càng tốt.”
Ông Zachary Stieber là phóng viên cao cấp của The Epoch Times tại Maryland. Ông chuyên đưa tin về Hoa Kỳ và thế giới.
Nguyễn Lê biên dịch
Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đến Văn phòng Nghi lễ của Chủ tịch tại Điện Capitol Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn hôm 09/01/2023. (Ảnh: Mandel Ngan/AFP/Getty Images)
2. Ông Kevin McCarthy: Nên đối xử với giới hạn nợ ‘như cách chúng ta đối xử trong chính gia đình mình’
Jack Phillips
Thứ ba, 17/01/2023
Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) đã tiết lộ trước chiến lược của Đảng Cộng Hòa về cách giải quyết vấn đề giới hạn nợ của Hoa Kỳ sau khi Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen cảnh báo rằng nợ liên bang sẽ chạm mức giới hạn đó trong tuần này (16-22/01).
Các nhà phân tích cho rằng cuộc chiến trần nợ sẽ biến thành một cuộc đọ sức chính trị, với việc một số thành viên Đảng Cộng Hòa gắn việc tăng trần nợ với các điều khoản luật khác. Một số người nói rằng một thỏa thuận giới hạn nợ nên bao gồm cắt giảm chi tiêu.
“Những gì tôi thực sự nghĩ rằng chúng ta sẽ làm là đối xử với điều này như cách chúng ta đối xử trong chính gia đình mình. Nếu quý vị có một đứa con, quý vị đưa cho con một thẻ tín dụng và con quý vị liên tục chạm đến giới hạn, thì quý vị sẽ không tiếp tục tăng mức giới hạn đó lên. Trước tiên, quý vị sẽ xem mình đang chi tiền vào việc gì. Làm thế nào chúng ta có thể cắt các khoản mục ra?” ông McCarthy nói với chương trình “Sunday Morning Futures” của Fox News. “Mọi chính phủ đều phải làm điều này. Mỗi tiểu bang đều phải cân bằng ngân sách, quận, thành phố của họ. Khi mà Tòa Bạch Ốc nói rằng họ thậm chí sẽ không xem xét điều đó, rằng họ không thể tìm thấy một xu nào trong 1 dollar để loại bỏ lãng phí, thì tôi nghĩ là họ chỉ đang cố đẩy chúng ta vào tình trạng phá sản.”
Trong cuộc phỏng vấn đó, ông McCarthy dường như đứng về phía một số nghị sĩ nói rằng họ muốn hạn chế chi tiêu. Trước khi được bầu làm chủ tịch Hạ viện sau 15 vòng bỏ phiếu, ông McCarthy được cho là đã nhượng bộ các nhóm nghị sĩ Đảng Cộng Hòa khác nhau.
“Đây không phải là tiền của chúng ta. Đây là tiền của những người nộp thuế làm việc chăm chỉ. Chúng ta nên bắt đầu mỗi ngày với việc làm thế nào để chúng ta có thể trở nên hữu hiệu hơn. Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành công việc hiệu quả hơn cho công chúng Mỹ. Và làm thế nào chúng ta có thể làm điều đó theo cách bảo đảm hơn mà không phải chi tiêu quá nhiều?” Chủ tịch Hạ viện cho biết. “Tại sao chúng ta lại khoanh tay đứng nhìn và tự mãn nói rằng ‘không, làm gì có chuyện lãng phí trong chính phủ’? Tại sao chúng ta không xem xét tất cả số tiền đã bỏ ra trong dịch COVID? Bao nhiêu tiền trong số đó chưa được chi ra? Tại sao chính phủ vẫn chưa thu hồi lại khoản dư thừa này?”
Những bình luận của ông được đưa ra sau khi bà Yellen gửi một lá thư cho các nhà lãnh đạo Quốc hội, cảnh báo rằng nợ sẽ chạm mức giới hạn. Trích dẫn các dự báo, bà Yellen cho biết nợ sẽ chạm mức giới hạn vào ngày 19/01, khiến chính phủ liên bang phải thực hiện “một số biện pháp đặc biệt”, chẳng hạn như đình chỉ các khoản đầu tư mới của Quỹ Phúc lợi Y tế cho Người về hưu của Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ (USCP) và Quỹ Dịch vụ Dân sự, Hưu trí, và Người khuyết tật, cũng như như các chương trình tương tự khác.
“Việc không đáp ứng các nghĩa vụ của chính phủ sẽ gây ra tác hại không thể khắc phục đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, sinh kế của tất cả người Mỹ, và sự ổn định tài chính toàn cầu,” bà Yellen viết. Bà cho biết thêm, không rõ những biện pháp đó sẽ cho phép chính phủ thanh toán các nghĩa vụ của mình trong bao lâu nhưng có nói rằng, “tiền mặt và các biện pháp đặc biệt có khả năng sẽ không cạn kiệt trước đầu tháng Sáu.”
Tính đến hôm thứ Tư (11/01), dữ liệu của Bộ Ngân khố cho thấy nợ liên bang của Hoa Kỳ đang ở mức 78 tỷ USD dưới mức giới hạn, với số dư tiền mặt mà Bộ Ngân khố đang điều hành là 346.4 tỷ USD. Hôm thứ Năm (12/01) bộ đã báo cáo mức thâm hụt 85 tỷ USD trong tháng Mười Hai khi doanh thu giảm và chi tiêu tăng lên, đặc biệt là chi phí lãi vay.Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 06/10/2022. (Ảnh: Alex Wong/Getty Images)
“Do đó, điều quan trọng là Quốc hội phải hành động kịp thời để tăng hoặc đình chỉ giới hạn nợ. Việc không đáp ứng các nghĩa vụ của chính phủ sẽ gây ra tác hại không thể khắc phục đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, sinh kế của tất cả người Mỹ, và sự ổn định tài chính toàn cầu,” bà Yellen cũng viết cho ông McCarthy như vậy. Những bức thư tương tự đã được gửi đến các nhà lãnh đạo hàng đầu của Thượng viện và Hạ viện.
Một số nhà phân tích đã đề nghị rằng Bộ Ngân khố có thể vượt qua cuộc khủng hoảng này bằng cách đúc một đồng xu bạch kim trị giá hàng ngàn tỷ dollar và đưa nó vào tài khoản của chính phủ, một ý tưởng được nhiều người coi là một mánh lới kỳ quặc. Những người khác cho rằng tự thân mức giới hạn nợ đã là vi phạm Hiến Pháp Hoa Kỳ. Nếu chính phủ Tổng thống Biden viện dẫn lập luận đó, thì sẽ có một thách thức pháp lý diễn ra sau đó.
Dự liệu về trận chiến
Trong một cuộc đối đầu năm 2011, các thành viên Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện đã sử dụng thành công mức giới hạn nợ để đề ra các giới hạn mạnh mẽ đối với chi tiêu tùy ý của Tổng thống Barack Obama. Các mức giới hạn chi tiêu đã được giữ nguyên trong phần lớn thời gian còn lại của thập niên đó.
Dự liệu được về một cuộc chiến có thể xảy ra với Đảng Cộng Hòa, tuần trước Tham vụ Báo chí Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre cho biết không nên đàm phán về việc tăng giới hạn nợ.
“Đây không phải là trò chơi chính trị,” bà nói với các phóng viên hôm 13/01, đồng thời nói thêm rằng việc nâng giới hạn nợ “nên được thực hiện vô điều kiện.”
Lãnh đạo Thiểu số Hạ viện Hakeem Jeffries (Dân Chủ-New York) và Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer (Dân Chủ-New York) đã nói trong một tuyên bố rằng “những người Cộng Hòa MAGA cực đoan” có thể dẫn đầu một trận chiến kéo dài sẽ “đẩy đất nước này vào suy thoái sâu và dẫn đến chi phí thậm chí còn cao hơn cho mọi thứ đối với các gia đình lao động Mỹ, từ thế chấp và vay mua xe hơi đến lãi suất thẻ tín dụng.”
Ông Jack Phillips là một phóng viên cao cấp của The Epoch Times tại New York. Ông chuyên về tin tức thời sự.
Bản tin có sự đóng góp của Reuters Minh Ngọc biên dịch
Các nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm từ người dân để xét nghiệm virus corona COVID-19, trên một con đường ở Vũ Hán, trung tâm tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, hôm 15/05/2020. (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)
3. Chính sách zero COVID của Trung Quốc: Lá chắn cho doanh thu béo bở của các chính quyền địa phương và công ty gene
David Chu
Thứ ba, 17/01/2023
Lợi ích của Đảng Cộng sản Trung Quốc ẩn sau tình trạng xét nghiệm hàng loạt và các đợt phong tỏa
Theo chuyên gia về Trung Quốc Hoành Hà (Henghe), hai pháo đài trọng yếu trong chính sách zero COVID của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gồm xét nghiệm tập trung và các đợt phong tỏa, đã tạo thành một chuỗi lợi ích vô cùng lớn đã làm cạn kiệt ngân khố nhà nước và tước đi sinh kế của người dân.
Kể từ đầu tháng 12/2022, Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế đối với COVID-19 và một làn sóng dịch bệnh mới đã bùng phát trên khắp đất nước này. Tại Bắc Kinh, Hà Bắc, Hà Nam, Liêu Ninh, Quảng Đông, cùng nhiều tỉnh và thành phố khác, các dịch vụ tang lễ đang quá tải. Bản tin hôm 22/12/2022 của Chinesecitizen.org cho biết, hôm 11/12/2022 nhà tang lễ Thông Châu ở Bắc Kinh đã đưa ra thông báo rằng họ đang phải làm việc ngoài giờ.
Theo ông Hoành Hà, các biện pháp phòng ngừa virus của Trung Quốc đã không hiệu quả trong việc cứu sống người dân, và chính sách zero COVID có thể là một lá chắn cho các nhóm lợi ích của ĐCSTQ khi họ đang tranh giành những khoản lợi nhuận béo bở từ việc xét nghiệm bắt buộc hàng loạt và hạn chế do phong tỏa.Các kỹ thuật viên phòng xét nghiệm làm việc tại một cơ sở xét nghiệm Covid-19 ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, hôm 23/08/2022. (Ảnh: AFP/Getty Images)
Phòng xét nghiệm Nucleus báo cáo sai lệch về các kết quả xét nghiệm COVID
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc, xét nghiệm acid nucleic đã trở thành một ngành kinh doanh phát đạt, tất yếu sẽ đi kèm với các vấn đề như dữ liệu xét nghiệm bị làm sai lệch, lỗi dữ liệu, và tình trạng các mẫu xét nghiệm bị thất lạc.
Hôm 25/11/2022, Ủy ban Y tế thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc, đã đưa ra một thông báo nói rằng, Phòng xét nghiệm Nucleus Hoa Tây tại Lan Châu đã sai sót trong khi ghi chép thông tin cá nhân có các bất thường trong xét nghiệm acid nucleic vào gói hồ sơ của người có kết quả âm tính và tải thông tin này lên hệ thống, khiến cho các mã sức khỏe thể hiện kết quả âm tính. Thông báo này nói rằng phòng xét nghiệm đó sẽ bị phạt nặng.
Tập đoàn dữ liệu Thiên Nhãn Tra (Tianyancha) cho thấy Phòng xét nghiệm Nucleus Hoa Tây Lan Châu, do công ty Công nghệ gen Nucleus Thẩm Quyến sở hữu toàn phần, vừa được thành lập hôm 08/08 và nhanh chóng lọt vào danh sách các tổ chức xét nghiệm acid nucleic bên thứ ba được chính quyền chấp thuận.
Bà Trương San San (Zhang Shanshan) là giám sát viên của phòng xét nghiệm này, đồng thời cũng là giám đốc điều hành của 38 công ty xét nghiệm acid nucleic khác.
Công ty Công nghệ Gene Nucleus Thẩm Quyến được thành lập hồi tháng 04/2012 và có 79 công ty con được kiểm soát bên ngoài. Các phòng xét nghiệm y tế “Nucleus Hoa Tây” này được phân bố khắp Trung Quốc.
Phòng xét nghiệm Nucleus Hoa Tây thành phố Lan Châu không phải là trường hợp duy nhất xảy ra sai sót. Theo trang cổng thông tin Sina của Trung Quốc, hồi tháng 01/2021, phòng xét nghiệm Nucleus Hoa Tây ở Tế Nam đã được cho là đã “gian dối về kết quả xét nghiệm acid nucleic;” từ tháng Năm đến tháng Tám năm nay, các phòng xét nghiệm Nucleus Hoa Tây ở Hàng Châu, Thẩm Quyến, và Trường Sa đã nhận được những cảnh cáo hoặc bị ủy ban y tế địa phương phạt tiền vì “quy trình khử trùng bất thường,” “sử dụng kỹ thuật viên không có chuyên môn về y tế để thực hiện công việc về y tế,” hoặc các hành vi không tuân thủ khác.
Cơ sở xét nghiệm của bên thứ ba được chính quyền hậu thuẫn
Bất chấp những vấn đề lặp đi lặp lại với các cơ sở thử nghiệm acid nucleic đó, công ty mẹ của các cơ sở này là Nucleus Gene Thẩm Quyến chưa bao giờ ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của họ trên thị trường và năm 2022 là năm tăng trưởng nhanh nhất.
Theo như thông tin ghi danh kinh doanh, tính đến tháng 11/2022, Nucleus Gene Thẩm Quyến đã mở 16 phòng xét nghiệm y tế. Tháng Mười Một ghi danh công ty tại Tây Ninh; Tháng Mười khai trương 8 phòng xét nghiệm tại Châu Hải, Tuyền Châu, Hạ Môn, Ngân Xuyên, Thái Nguyên, Thanh Đảo, Đại Liên, và Hải Khẩu; Tháng Chín ghi danh tại Bắc Kinh và Quý Châu, tháng Tám ghi danh tại Lan Châu; tháng Năm ghi danh tại Nội Mông.
Thật khó hiểu khi mà một đợt bùng phát virus sẽ xảy ra ngay sau khi một công ty xét nghiệm như vậy được ghi danh, sau đó là xét nghiệm acid nucleic hàng loạt ở khu vực nơi công ty đó đặt trụ sở.
Chẳng hạn, phòng xét nghiệm Nucleon Hoa Tây Hợp Phì được thành lập hồi tháng Chín và đợt bùng phát COVID-19 đã xảy ra ở Hợp Phì vào tháng Mười; phòng xét nghiệm Nucleon Hoa Tây Bắc Kinh được thành lập vào ngày 29/09, và số lượng các đợt bùng phát ở Bắc Kinh tăng dần lên kể từ tháng Mười, với cường độ tăng mạnh vào đầu tháng Mười Một; Nucleon Hoa Tây Đại Liên đã được ghi danh vào ngày 14/10, và kể từ ngày 24/11, mỗi ngày đều có thêm 67 ca nhiễm mới ở Đại Liên; Nucleon Hoa Tây Thái Nguyên được thành lập hôm 21/10 vừa qua, và có một đợt bùng phát bắt đầu ở Thái Nguyên hôm 19/11; Nucleon Hoa Tây Tây Ninh được thành lập hôm 12/11, và số ca nhiễm được xác nhận ở Tây Ninh đã tăng lên nhanh chóng ngay sau đó.
Liệu có phải ngẫu nhiên hay không khi một đợt bùng phát cục bộ lại diễn ra ngay sau khi các cơ sở xét nghiệm acid nucleic này được ghi danh?
Những người trong ngành suy đoán rằng Nucleus Gene Thẩm Quyến có thể ràng buộc chặt chẽ với lợi ích của chính quyền địa phương, vì hoạt động kinh doanh xét nghiệm acid nucleic không đơn giản chỉ là ghi danh doanh nghiệp, mà việc xét nghiệm của bên thứ ba cần phải có sự cho phép từ chính quyền địa phương, và cuối cùng, còn có thứ được gọi là các thủ tục đấu thầu và thông cáo.
Được chính quyền hậu thuẫn, Nucleus Gene Thẩm Quyến sử dụng một mô hình nhượng quyền thương mại để cho phép hàng chục cơ sở xét nghiệm của mình trải rộng khắp Trung Quốc.
Theo hãng truyền thông Trung Quốc OFweek, tính đến ngày 09/03/2020, Nucleus Gene Thẩm Quyến đạt doanh thu trị giá 450 triệu nhân dân tệ (64 triệu USD) từ việc xét nghiệm acid nucleic trong khi vào ngày 25/11 năm nay, công ty gene này cho biết họ đã hoàn thành 700 triệu ca xét nghiệm acid nucleic và đang chuẩn bị chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO).
Dựa trên mức giá tối thiểu hiện tại, xét nghiệm mẫu gộp giá 5 nhân dân tệ (0.72 USD) mỗi người, nếu Nucleus Gene Thẩm Quyến thực hiện tất cả xét nghiệm mẫu gộp, thì doanh thu từ 700 triệu lượt xét nghiệm có thể đạt 3.5 tỷ nhân dân tệ (504 triệu USD), một mức lợi nhuận cao kỷ lục trong ngành xét nghiệm y học.Một nhân viên kiểm soát dịch bệnh mặc đồ bảo hộ cá nhân để ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19 khi anh đang xét nghiệm acid nucleic cho một người dân trong lúc những người khác đeo những tấm nhựa che mặt đang xếp hàng dài trước khi rời đi bằng xe buýt tại một khu vực thuộc cộng đồng bị phong tỏa ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 30/11/2022. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)
Hồi tháng Năm, ông Lại Kiến Bình (Lai Jianping), Thạc sĩ Luật Quốc tế tại Đại học Trung Quốc, nói với The Epoch Times: “Xét nghiệm acid nucleic hàng loạt có liên quan đến một chuỗi lợi ích to lớn.”
Theo dữ liệu của Ủy ban Y tế Quốc gia, số lượng phòng xét nghiệm acid nucleic đã tăng hơn 10 lần, tức là khoảng 13,100 phòng xét nghiệm hồi tháng 04/2022 từ con số 2,081 hồi tháng 03/2020 trong bối cảnh chính sách zero COVID, với công suất xét nghiệm là 51.65 triệu ống mỗi ngày. Những phòng xét nghiệm thử nghiệm phản ứng chuỗi polymerase mới này đã tăng lên khoảng 11,000, gấp sáu lần so với tháng 03/2020.
Chính sách zero COVID hà khắc kéo dài ba năm đã khiến hầu hết các ngành công nghiệp Trung Quốc rơi vào tình trạng ảm đạm, ngoại trừ ngành xét nghiệm acid nucleic. Ngành này đã thu được lợi nhuận đến mức nhiều doanh nghiệp xét nghiệm tìm cách niêm yết cổ phiếu.
Theo trang web Sina của Trung Quốc, ba quý đầu năm 2022 chứng kiến 109 doanh nghiệp xét nghiệm acid nucleic niêm yết cổ phiếu, với tổng doanh thu khoảng 363 tỷ nhân dân tệ (khoảng 50 tỷ USD), tăng khoảng 22% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận ròng đạt khoảng 85 tỷ nhân dân tệ (khoảng 11 tỷ USD), tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trái phiếu đặc biệt của chính phủ cho việc xây dựng bệnh viện dã chiến di động
Hôm 26/11/2022, giới truyền thông tỉnh Sơn Đông đã đưa tin về chương trình phát hành trái phiếu đặc biệt để xây dựng một bệnh viện di động dã chiến ở thành phố Hải Dương, tỉnh Sơn Đông, vào tháng Ba.
Dự án này đã xác định “năm năm tới là thời kỳ dịch bệnh.” Một khoản tiền lớn trị giá 120 triệu nhân dân tệ (16 triệu USD) sẽ được đầu tư vào toàn bộ dự án cách ly dã chiến, trong đó chính quyền địa phương gọi vốn 24 triệu nhân dân tệ (3 triệu USD) và phần còn lại 96 triệu nhân dân tệ (13 triệu USD) sẽ được gọi vốn trong công chúng thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ đặc biệt.
Ước tính bệnh viện dã chiến này có thể cách ly trung bình 100 người mỗi ngày. Báo cáo này cho biết, tổng doanh thu của dự án sẽ là 240 triệu nhân dân tệ (34 triệu USD) và tỷ lệ đầu tư sẽ lớn hơn gấp đôi.
Trái phiếu đặc biệt là một dự án mà một chính quyền địa phương có kế hoạch xây dựng nhưng thiếu kinh phí để thực hiện, vì vậy chính quyền địa phương sử dụng tín dụng của chính phủ như một sự chứng thực để tài trợ cho dự án. Ngoài ra, trái phiếu đặc biệt được đưa vào ngân sách quỹ chính phủ và không được tính vào thâm hụt ngân sách.
Không chỉ thành phố Hải Dương, mà các thành phố khác của tỉnh Sơn Đông cũng phát hành trái phiếu đặc biệt để xây dựng các bệnh viện dã chiến di động phục vụ mục đích cách ly trong dịch COVID-19.
Ví dụ, hôm 26/03/2022, chính quyền thành phố Đài An đã phê chuẩn để phát hành 229 triệu nhân dân tệ (31 triệu USD) trái phiếu chính phủ, chiếm khoảng 80% tổng vốn đầu tư, để trợ giúp một bệnh viện dã chiến di động bốn tầng rộng 40 mẫu Anh; Chính quyền thành phố Yên Đài sẽ phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 13 triệu USD), chiếm 79.6% tổng số tiền, để xây dựng một bệnh viện di động 1,734 phòng; Thành phố Long Khẩu dự định tài trợ cho việc xây dựng một bệnh viện cách ly di động rộng 120,000 mét vuông (129,1669 foot vuông) với 234 triệu nhân dân tệ (khoảng 32 triệu USD) trái phiếu chính quyền địa phương, chiếm 78% tổng số tiền.
Theo bản tin hôm 29/11/2022 của Sina, tỉnh Sơn Đông đã phát hành hơn 15 tỷ nhân dân tệ (2.08 tỷ USD) trái phiếu đặc biệt để xây dựng các bệnh viện dã chiến di động dài hạn và các khu cách ly, với gần 90% dự án hoàn thành xây dựng trong vòng một năm.
Đặc điểm chung của các dự án trái phiếu đặc biệt này là các nhà tài trợ dự án xác định năm năm tới là giai đoạn dịch bệnh.
Ông Hàn Bằng, một giáo sư luật tại Đại học Renmin đã lên án tình trạng này trên Weibo, một mạng xã hội tương tự Twitter của Trung Quốc. Ông cho biết: “Thật điên khùng phải không? Làm sao [người ta] có thể tin tưởng rằng dịch bệnh sẽ kết thúc khi các bệnh viện dã chiến di động bị biến thành một ngành công nghiệp?”Một nhân viên y tế điều trị cho một bệnh nhân bị nhiễm virus corona COVID-19 tại Bệnh viện Chữ thập Đỏ ở Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc hôm 11/03/2020. (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)
Các địa điểm kiểm dịch trên toàn quốc
Hồi tháng 05/2022, các dự án quy mô lớn cho các bệnh viện dã chiến tạm thời và khu vực cách ly đã được triển khai rầm rộ trên khắp đất nước khi ông Mã Hiểu Vĩ (Ma Xiaowei), giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia, đã đăng một bài bình luận trên tạp chí đảng “Cầu Thị,” tuyên bố sẽ đẩy nhanh quá trình chuẩn bị cho bệnh viện dã chiến di động dài hạn và các địa điểm cách ly tập trung.
Thành phố Thương Khâu, ở tỉnh miền trung Hà Nam, đã trở thành thành phố đầu tiên ở Trung Quốc phản ứng công khai về việc xây dựng một bệnh viện dã chiến dài hạn, với giai đoạn đầu tiên tiêu tốn 135 triệu nhân dân tệ (khoảng 18.67 triệu USD) để xây dựng 1,000 địa điểm cách ly mới.
Ngày 07/05/2022, một bệnh viện di động gồm 4,000 giường bệnh đã được xây dựng tại khu vực Phi trường Trịnh Châu. Vào ngày 06/07, Ủy ban Chăm sóc Sức khỏe Hohhot đã ban hành thông báo dự án xây dựng bệnh viện di động rộng 55,861 m2 (601,282 foot vuông) và các cơ sở liên quan với khoản đầu tư 80 triệu nhân dân tệ (khoảng 11 triệu USD).
Hôm 20/10/2022, thành phố Lan Châu bắt đầu xây dựng hai bệnh viện dã chiến cùng một lúc, cung cấp tổng cộng hơn 4,000 giường cách ly và tổng diện tích xây dựng là 28,000 m2 (301,389 foot vuông).
Reuters đưa tin, hôm 19/10/2022, chính quyền thành phố Thượng Hải và công ty xây dựng nhà nước China Communications Construction Corp đã ký hợp đồng trị giá 1.38 tỷ nhân dân tệ (191 triệu USD) để xây dựng một bệnh viện dã chiến gồm 3,250 giường trên đảo Phục Hưng gần sông Hoàng Phố.
Hôm 23/11/2022, một bệnh viện dã chiến di động đã chính thức đi vào hoạt động tại Bắc Kinh.
Theo China News, hôm 22/11/2022, Trùng Khánh đã xây dựng bệnh viện lớn nhất trong khu vực với tổng số 26,313 giường bệnh.
Một thông báo chính thức lan truyền trên mạng cho thấy quận Huệ Lai, thị trấn Thần Tuyền của tỉnh Quảng Đông đã gửi đi một thông báo khẩn cấp nói rằng để thực hiện yêu cầu “mỗi quận phải xây dựng một bệnh viện dã chiến di động.” Tất cả các mộ phần trong khu vực làng Thần Nông đều phải được di dời, yêu cầu người chủ đất hoặc thân nhân của các mộ phần phải hoàn thành việc di dời mộ trong thời hạn 2 ngày, nếu không sẽ xem như mộ vô chủ và mọi hậu quả, trách nhiệm phải tự gánh chịu.
Có 122 quận và huyện ở Quảng Đông, đồng nghĩa với việc có 122 bệnh viện dã chiến sẽ được xây dựng.
Xây dựng bệnh viện di động là một khoản đầu tư to lớn, không phải chỉ một lần, và sẽ tạo ra chi phí vận hành và quản lý.
Hôm 23/11/2022, anh Trương Hải, một cư dân Vũ Hán, nói với The Epoch Times phiên bản Hoa ngữ rằng anh đã phải chịu đựng rất nhiều từ các biện pháp kiểm tra bắt buộc và phong tỏa hà khắc, nói rằng “vì chính quyền đã chi tiền để xây dựng những khu vực cách ly đó nên họ phải đưa người dân vào. Nếu không, làm sao họ có thể giải thích với cấp trên về việc tiền đã đi đâu? Đó là lý do tại sao một số người trả tiền để đưa người dân vào các bệnh viện dã chiến.”
Xét nghiệm acid nucleic quy mô lớn và các khu cách ly dã chiến đã trở thành nguồn thu tài chính của chính quyền địa phương, anh Trương đặt câu hỏi rằng “trong trường hợp như thế, làm cách nào để chính quyền ĐCSTQ có thể dễ dàng chấm dứt một đại dịch có thể mang lại lợi ích cho họ kia chứ?”
“Những người có quyền quyết định xây dựng các khu cách ly, bao gồm cả chính những người xây dựng, đều có cổ phần trong đó. Trong ba năm đại dịch, những người làm xét nghiệm acid nucleic, bán khẩu trang, và bán quần áo bảo hộ đều kiếm được nhiều tiền.”
Anh Trương cho biết thêm, khoản đầu tư vào việc xây dựng các bệnh viện di động là rất to lớn và những người tham gia sẽ nghĩ đến việc kiếm nhiều tiền hơn hoặc ít ra là thu lại chi phí của họ.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông David Chu là một ký giả sống ở London, đã làm việc trong lĩnh vực tài chính gần 30 năm tại các thành phố lớn ở Trung Quốc và hải ngoại, bao gồm Nam Hàn, Thái Lan, và các nước Đông Nam Á khác. Ông sinh ra trong một gia đình chuyên về Y học Cổ truyền Trung Quốc và có nền tảng về văn học Trung Quốc cổ đại.
Doanh Doanh biên dịch
Một phụ nữ mua hàng bách hóa tại một siêu thị ở Monterey Park, California, hôm 19/10/2022. (Ảnh: Frederic J. Brown/AFP/Getty Images)
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo về những ước tính lạc quan cho năm 2023, nói rằng đây có thể sẽ là một năm khó khăn hơn nhiều so với năm 2022.
Tại sao lại như vậy? Hầu hết các chiến lược gia và các nhà bình luận đều tán dương việc lạm phát giảm gần đây như là một tín hiệu phục hồi tốt. Tuy nhiên, có nhiều ý nghĩa đằng sau tình hình này hơn là chỉ một sự suy giảm vừa phải trong tỷ lệ lạm phát.
Lạm phát có tính tích lũy, và các ước tính cho năm 2023 và năm 2024 vẫn cho thấy mức độ lạm phát lõi và lạm phát toàn phần rất cao ở hầu hết các nền kinh tế. Tình trạng này càng kéo dài, thì kết quả càng tệ hơn cho nền kinh tế. Người dân đã sống bằng tiền tiết kiệm và vay mượn để duy trì mức chi tiêu thực tế hiện tại. Nhưng phương thức sinh hoạt như thế không thể kéo dài nhiều năm.
Các chính trị gia trên khắp thế giới đang cố gắng thuyết phục chúng ta rằng tỷ lệ lạm phát hàng năm là 5% là một thành công trong khi tỷ lệ này lại là một thảm họa.
Theo các ước tính hiện tại, thì công dân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục mất sức mua. Theo Cục Thống kê Lao động, “Từ tháng 11/2021 đến tháng 11/2022, thu nhập thực tế trung bình mỗi giờ đã giảm 1.2% sau khi điều chỉnh theo mùa.” Tuy nhiên, những con số tồi tệ này không tệ hại bằng số liệu cho khu vực đồng euro. Tại khu vực đồng euro, trong quý 3/2022, tiền công và tiền lương mỗi giờ làm việc đã tăng 2.1% trên giá trị danh nghĩa, đồng nghĩa với một mức giảm đáng kinh ngạc là 7.1% tính theo giá trị thực.
Triển vọng cho năm 2023 là tình trạng bần cùng hóa lan rộng trong khi các chính phủ tiếp tục chi tiêu và tăng thuế, điều đó có nghĩa là thu nhập khả dụng thực tế thậm chí còn bị phá hủy nặng nề hơn.
Những gì đang xảy ra trong cái gọi là “sự phục hồi” sau đại dịch không gì khác hơn là sự tàn phá tầng lớp trung lưu trên toàn cầu với một tốc độ chưa từng thấy.
Các chính sách tồi tệ nhất đã được áp dụng và tất cả đều làm giảm tiền lương và tiền tiết kiệm thực tế. Việc in tiền và tăng thuế không làm cho người giàu trở nên nghèo hơn và chắc chắn những biện pháp đó không gây thiệt hại cho người giàu. Toàn bộ tác động tiêu cực của việc tăng thuế trên diện rộng một lần nữa lại đổ lên vai tầng lớp trung lưu.
Các chính trị gia luôn mời chào các biện pháp theo chủ nghĩa can thiệp của họ bằng lời hứa rằng chúng sẽ chỉ gây hại cho người giàu, nhưng chính quý vị mới là những người phải trả giá. Họ biết rằng tầng lớp trung lưu phụ thuộc vào tiền lương và cố gắng tiết kiệm cho tương lai. Giới siêu giàu cũng mắc nợ nhiều nhưng có thể vượt qua giai đoạn tăng thuế bằng cách di chuyển vốn và tìm kiếm các lựa chọn để bảo toàn tài sản. Còn những người dựa vào tiền lương và tài khoản ngân hàng là những người không thể thoát khỏi chính sách bần cùng hóa trên toàn cầu.
Chúng ta phải nhớ một điều hiển nhiên: Tạo tiền nhân tạo (tăng cung tiền bằng cách in thêm) không bao giờ là trung tính (nhất quán với toàn dụng nhân công, tăng trưởng, và ổn định giá cả). Việc in tiền ảnh hưởng tiêu cực đến tiền lương và tiền gửi tiết kiệm và chỉ có lợi cho các chính phủ chi tiêu thâm hụt và những người mắc nợ cao. Tăng thuế luôn làm tổn thương tầng lớp trung lưu và gây khó khăn hơn cho những người đang bắt đầu kiếm sống tốt hơn nhờ làm việc chăm chỉ để đầu tư và tiết kiệm cho tương lai.
Chủ nghĩa can thiệp luôn nói rằng mọi khoản chi tiêu của chính phủ đều quay trở lại xã hội và do đó có tác dụng tích cực. Khái niệm này không hợp lý. Bộ máy hành chính cồng kềnh và chi tiêu theo đặc quyền không thúc đẩy tăng trưởng hay năng suất, và trở thành một sự chuyển giao ồ ạt của cải từ lĩnh vực hiệu quả sang lĩnh vực không hiệu quả. Dành một phần của cải từ lĩnh vực hiệu quả vào việc nhắm đến các vấn đề xã hội là một chuyện, nhưng việc gán nhãn “xã hội” lên bất kỳ khoản chi tiêu nào của chính phủ và biến lĩnh vực hiệu quả thành một cỗ máy kiếm tiền để chính phủ khai thác bất kỳ khi nào và mọi khi lại là một chuyện hoàn toàn khác.
Khi quý vị tin rằng chính phủ sẽ cung cấp cho quý vị những thứ miễn phí bằng cách buộc người giàu trả nhiều tiền hơn, thì quý vị đang mở ra cơ hội cho chính phủ xem quý vị là người giàu và lấy đi nhiều hơn từ quý vị.
Khi quý vị yêu cầu chính phủ can thiệp nhiều hơn, thì đây là những gì quý vị nhận được: một quan điểm khai thác và tịch thu luôn đổ lỗi cho những người đầu tư và tạo công ăn việc làm cho các vấn đề nhưng lại tạo ra một bộ máy quan liêu lớn hơn để quản lý cái gọi là các lợi ích mà quý vị không bao giờ nhận được.
Luận điệu của những người theo chủ nghĩa can thiệp là cố gắng nói với quý vị rằng mỗi cái và mọi thứ đều là nguyên nhân gây ra lạm phát, ngoại trừ điều duy nhất khiến giá cả đồng loạt tăng: đó là in tiền vượt quá nhu cầu.
Lạm phát ở mức 5% hàng năm không phải là một điều tích cực và chắc chắn không khiến giá cả giảm bớt. Lạm phát có tính tích lũy và điều đó có nghĩa là chúng ta đang trở nên nghèo hơn nhanh hơn.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Tiến sĩ Daniel Lacalle là nhà kinh tế trưởng tại quỹ đầu cơ Tressis và là tác giả của các cuốn sách “Tự Do Hoặc Bình Đẳng”, “Thoát Khỏi Bẫy Ngân Hàng Trung Ương” và “Cuộc Sống Trong Thị Trường Tài Chính”.
Vân Du biên dịch
Nữ tân binh Thủy quân lục chiến Kylieanne Fortin, 20 tuổi, ở Williamsport, Maryland trải qua khóa huấn luyện cận chiến tại khu chiêu binh của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Đảo Parris, South Carolina, vào ngày 23/06/2004. (Ảnh: Scott Olson/Getty Images)
5. Quân đội Hoa Kỳ phát triển chương trình giúp những người mong muốn nhập ngũ đáp ứng các yêu cầu đủ điều kiện
Ross Muscato
Thứ ba, 17/01/2023
Trong các thời kỳ quốc gia trong tình trạng khẩn cấp thì quân đội Hoa Kỳ đã đặt ra ít giới hạn hơn trong các chính sách chiêu binh của mình so với hiện nay.
Trên thực tế, trong Đệ nhị Thế chiến, một số nam giới không phải là công dân không thể cung cấp bằng chứng về việc nhập cảnh hợp pháp vào Hoa Kỳ đã được phép nhập ngũ.
Ngoài ra, trong Đệ nhị Thế chiến, nam giới từ 18 đến 64 tuổi đều đủ điều kiện đi quân dịch.
Vào năm 2023, độ tuổi tối thiểu để nhập ngũ vào quân đội Hoa Kỳ là 17. Độ tuổi tối đa khác nhau tùy theo quân chủng – Thủy quân lục chiến (28), Tuần Duyên (31), Lục quân (35), và 39 đối với Lực lượng Không quân, Hải quân, và Lực lượng không gian.
Các yêu cầu đủ điều kiện nghiêm ngặt
Vì quân đội Hoa Kỳ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chiêu binh lớn nhất trong 50 năm kể từ khi quân đội này trở thành lực lượng hoàn toàn tình nguyện sau khi chấm dứt chế độ quân dịch hồi năm 1973, nên các yêu cầu về tính đủ điều kiện nhận được sự chú ý đáng kể.
Các lực lượng vũ trang từ lâu đã bị chỉ trích rằng những yêu cầu đó quá khắt khe và những yêu cầu đó cũng khiến nhiều người không đủ điều kiện dù họ có thể phục vụ hiệu quả trong việc bảo vệ đất nước.
Chính phủ Hoa Kỳ có thể đang lắng nghe.
Hôm 10/03/2022, Bộ Quốc phòng đã sửa đổi Chương trình Thể lực/Thành phần (PF/CP) của mình. Sự thay đổi này cho phép mỗi quân chủng linh hoạt trong việc thiết lập và sắp xếp các chỉ số đủ điều kiện của mình trong khi vẫn cần tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định được đặt ra cho toàn bộ các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ.
Hồi tháng 12/2022, Hải quân đã thông báo rằng họ đã hạ thấp số điểm tối thiểu để nhập ngũ mà các thủy thủ mong muốn nhập ngũ phải đạt được trong Bài kiểm tra Năng lực Lực lượng Vũ trang (AFQT).
Thủy quân lục chiến đã giữ nguyên tiêu chuẩn tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể. Nhưng kể từ tháng 08/2022, quy trình và công nghệ mà binh chủng này sử dụng để tính tỷ lệ phần trăm đó sẽ dẫn đến nhiều tân binh đạt điểm hơn.
Cho đến mới đây, những người muốn gia nhập Quân đội với hình xăm trên tay, cổ, hoặc sau tai có thể nhập ngũ, nhưng chỉ sau khi nhận được giấy miễn trừ và việc này có thể mất vài tuần.
Chính sách đó đã thay đổi đi kèm các giới hạn. Những gì được phép về hình xăm trên cơ thể được trình bày chi tiết trong một bản tin Quân đội hôm 23/06: “một hình xăm trên mỗi bàn tay không dài quá một inch” và “tùy chọn đặt một hình xăm không lớn hơn hai inch ở phía sau cổ và một hình xăm dài một inch sau mỗi tai,” và “các hình xăm có thể ở giữa các ngón tay miễn là không thể nhìn thấy các thiết kế khi các ngón tay khép lại.”
Duy trì các tiêu chuẩn Lục quân
Mặc dù Lục quân có thể nới lỏng nhiều hơn đôi chút đối với nghệ thuật thân thể (body art), nhưng họ vẫn khẳng định rằng họ sẽ không hạ thấp các tiêu chuẩn để đạt được các mục tiêu chiêu binh của mình.Tham mưu trưởng Lục quân, Tướng James McConville điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện tại Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Dirksen trên Capitol Hill ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 03/12/2019. (Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)
Đây là thông điệp mà Tướng James McConville đã đưa ra một cách dứt khoát và không mơ hồ hôm 28/07/2022, khi ông nói: “Điều tôi không muốn làm nhưng chúng ta đã làm trong lịch sử là hạ thấp tiêu chuẩn đồng thời thuyết phục chính mình rằng đó là điều nên làm. Chúng ta sẽ không đạt được cái gì hết.”
Tuy nhiên, Lục quân cũng như tất cả các binh chủng phải đối mặt với thực tế này, như được trình bày trong một bản tin hôm 28/09/2022 trên trang web Military.com trích dẫn số liệu thống kê của Tòa Bạch Ốc: “77% thanh niên Mỹ sẽ không đủ điều kiện nhập ngũ nếu không được miễn trừ do thừa cân, sử dụng ma túy, hoặc có các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần.”
Lục quân có động lực để chiêu mộ nhiều người Mỹ nhập ngũ hơn.
Đối với năm chiêu binh 2022, Lục quân đã không đạt được mục tiêu của mình, trong khi Lực lượng Không quân, Hải quân, và Thủy quân lục chiến đạt được số lượng chiêu binh mặc dù chỉ vừa đủ.
Lực lượng Không gian, binh chủng mới nhất và có quy mô nhỏ nhất của quân đội, với 1,643 quân nhân tại ngũ, đã đạt được số lượng mục tiêu chiêu mộ của họ.
Hiện nay chắc chắn là Lực lượng Tuần Duyên đã trải qua bốn năm liên tiếp không đạt các chỉ tiêu chiêu binh.
Nhưng điều quan trọng ở đây là đưa ra các so sánh. Cho đến nay, Lục quân Hoa Kỳ là binh chủng lớn nhất của quân đội, với khoảng 485,000 binh sĩ tại ngũ, so với Lực lượng Tuần Duyên chỉ có hơn 41,000 lính tuần duyên tại ngũ.
Giúp cho những người mong muốn trở thành quân nhân có thể đủ điều kiện
Một cách tiếp cận mà Lục quân đã thực hiện để tăng số lượng chiêu binh là mang đến sự giúp đỡ nhằm cải thiện thể lực và điều kiện, đồng thời tăng điểm thi năng lực của những người mong muốn trở thành quân nhân, những người vẫn cần đáp ứng những yêu cầu này để bắt đầu huấn luyện căn bản.
Hồi tháng 08/2022, Lục quân đã khởi động chương trình thí điểm Khóa học Dự bị cho Quân nhân Tương lai (FSPC) tại Fort Jackson, South Carolina, như Lục quân đã mô tả trong một thông báo, “cung cấp giáo dục và đào tạo để giúp thanh niên Mỹ vượt qua các rào cản về học lực và thể lực để gia nhập quân đội.”
FSPC không nằm trong khóa đào tạo căn bản mà là một kiểu trại huấn luyện do quân đội quản lý nhằm mục đích giúp mọi người đủ điều kiện để tham gia khóa đào tạo căn bản.
“Chương trình thí điểm này sẽ cung cấp hướng dẫn về học tập và thể lực tập trung để giúp các tân binh đáp ứng các tiêu chuẩn nhập ngũ mong muốn của Lục quân về thành phần mỡ cơ thể và kết quả kiểm tra học tập trước khi tham gia khóa huấn luyện cơ bản,” thông báo của Lục quân cho biết. “Chương trình này bao gồm hai phần riêng biệt: một chương trình thể lực và một chương trình giáo dục dành cho những tân binh cần giúp cải thiện điểm số trong Bài kiểm tra Năng lực Lực lượng Vũ trang (AFQT).”
Những người tham gia dự kiến sẽ theo khóa học FSPC tối đa 90 ngày và cứ ba tuần một lần lại có cơ hội để chuyển sang khóa đào tạo căn bản nếu họ đạt hoặc vượt quá các yêu cầu nhập ngũ.
Chưa đầy sáu tháng kể từ khi thí điểm, khóa học FSPC đang mang lại các kết quả xuất sắc.
Hôm 09/01, Lục quân báo cáo rằng “tính đến cuối năm 2022, có tổng cộng 3,206 học viên đã tham gia khóa học này, trong đó 2,965 học viên đã hoàn thành khóa học này và đang tiếp tục khóa huấn luyện tác chiến căn bản.”
Với ý tưởng về FSPC đã được chứng minh là thành công, hồi đầu tháng này, Lục quân đã thông báo rằng họ sẽ tiếp tục và mở rộng chương trình này.
Dân biểu Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) ra hiệu trong Phòng Hạ viện tại Điện Capitol Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn hôm 06/01/2023. (Ảnh: Oliver Douliery/AFP qua Getty Images)
6. Bốn cải cách của Quốc hội sẽ giúp ích cho California vào năm 2023
John Seiler
Thứ ba, 17/01/2023
Với việc Dân biểu California Kevin McCarthy cuối cùng đã yên vị ở vị trí Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, dưới đây là bốn cải cách mà ông và các đồng nghiệp của mình từ cả hai đảng có thể thúc đẩy để dành sự giúp đỡ riêng cho người dân California.
1. Cho phép phá sản vì khoản nợ đại học. Tất nhiên, mọi người nên thanh toán nợ của mình. Nhưng nếu quý vị phải trả 200,000 USD tiền hóa đơn y tế, 100,000 USD tiền thẻ tín dụng, và 100,000 USD nợ đại học thì sao? Vì vậy, ít nhất quý vị nên cân nhắc đến việc phá sản. Tuy nhiên, một đạo luật được Quốc hội thông qua vào năm 2005 khiến việc đưa nợ đại học vào hồ sơ phá sản là gần như không thể.
Việc một cá nhân bị phá sản, mặc dù là điều đáng tiếc, nhưng đôi khi là cần thiết để tiếp tục cuộc sống. Trường hợp này cũng khiến các ngân hàng có kỷ luật hơn để bảo đảm rằng họ không cho vay một cách liều lĩnh. Ở Âu Châu, việc tuyên bố phá sản khó khăn hơn nhiều, điều này làm bó hẹp các lựa chọn, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi. Ở Hoa Kỳ, từ khi đất nước được thành lập gần 250 năm trước, người ta cho rằng điều tốt nhất là giúp những người lâm vào cảnh cơ cực làm lại cuộc đời—để “con người ta luôn háo hức hướng tới vùng đất Mỹ mới mẻ, hoang sơ” như nhân vật Huck Finn. Đó là một phần trong tinh thần dám nghĩ dám làm của chúng tôi.
Thay đổi này sẽ tốt hơn rất nhiều so với nỗ lực của Tổng thống Biden nhằm xóa bỏ các khoản vay của sinh viên. Nỗ lực này cũng sẽ khiến những người cho vay phải cân nhắc kỹ lưỡng về việc cung cấp các khoản vay cho các sinh viên vốn đang theo đuổi những tấm bằng vô dụng.
Hai ý tưởng tiếp theo hoạt động song hành cùng nhau.
2. Khôi phục toàn bộ khoản khấu trừ thuế cá nhân của tiểu bang và địa phương (SALT), điều này đặc biệt sẽ giúp ích cho người dân California. Cải cách thuế thu nhập năm 2017 đã cắt giảm thuế cho mọi người. Nhưng chính sách này không chỉ dành cho người giàu. Tôi đã được giảm thuế, mặc dù tôi không phải là người giàu có, đặc biệt là ở tiểu bang California đắt đỏ.
Thật không may, việc sửa đổi trên đã giới hạn khoản khấu trừ thuế thu nhập của tiểu bang cho các cặp vợ chồng đã kết hôn ở mức 10,000 USD. Đó là mức tăng mạnh đối với những người giàu ở các tiểu bang như California, với tỷ lệ cao nhất là 13.3%. Đó là lý do khiến nhiều người giàu có đã rời bỏ tiểu bang này. Ngoài mức thuế cao của tiểu bang, những người này phải trả mức thuế liên bang cao hơn so với Texas, Florida, và các tiểu bang khác vốn không áp thuế thu nhập của tiểu bang.
Khi tôi còn là thư ký báo chí cho Thượng nghị sĩ tiểu bang John Moorlach từ năm 2017 đến năm 2020, một số triệu phú đã phàn nàn với ông ấy rằng họ phải rời khỏi tiểu bang này vì việc chấm dứt khấu trừ SALT đang hủy hoại họ về mặt tài chính. Những người với tài sản trị giá hàng chục triệu dollar này đã trả mức thuế thu nhập liên bang cao nhất là 37%.
Tuy nhiên, đối với những người chọn chuyển đến Texas hoặc Florida, với thuế thu nhập của tiểu bang bằng 0, thì tỷ lệ 37% đó giảm xuống bằng 0.
Vào năm 2019, Đảng Dân Chủ tại Hạ viện đã thực sự thông qua một sửa đổi như vậy, nhưng đề xướng này đã bị Thượng viện của Đảng Dân Chủ bác bỏ. Các thành viên Đảng Dân Chủ từ các tiểu bang như California vẫn khao khát thực hiện cải cách này. Kết hợp cải cách này với cải cách tiếp theo, như mong muốn của Đảng Cộng Hòa.
3. Thực hiện cải cách thuế thu nhập năm 2017 vĩnh viễn. Một số chính sách cắt giảm thuế sẽ kết thúc vào năm 2025, chỉ hai năm nữa kể từ bây giờ. Và khoảng 65% dân số — hầu hết thuộc tầng lớp trung lưu — sẽ bị ảnh hưởng bởi việc tăng thuế vào năm 2027, đánh dấu mốc 10 năm của cải cách.
Tệ hơn cả bản thân việc tăng thuế là sự không chắc chắn về luật thuế đang khiến mỗi người nộp thuế đều lo lắng. Để hoạch định, các cá nhân và doanh nghiệp cần nắm rõ về thuế suất trong tương lai. Quý vị có đủ tiền để trả khoản vay thế chấp trong thập niên tới không? Đủ tiền để lợp mái nhà không? Đủ tiền để mở rộng kinh doanh và tạo việc làm không? Sự không chắc chắn đồng nghĩa với việc trì hoãn, vốn sẽ làm giảm hoạt động kinh tế.
Đợt cắt giảm thuế năm 2003 của Tổng thống George W. Bush hết hạn vào năm 2010, đã tạo ra sự không chắc chắn. Điều đó làm tăng nặng thêm các vấn đề khác, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng thế chấp đã ảnh hưởng nặng nề đến California, làm trầm trọng thêm cuộc Đại Suy thoái. Chúng ta đừng lặp lại điều đó.
4. Loại bỏ cần sa khỏi danh sách các chất được kiểm soát theo Danh mục I. Theo Cơ quan Phòng chống Ma túy Hoa Kỳ (DEA) (pdf), “Cần sa là một chất thuộc Danh mục I theo Đạo luật về Các chất bị Kiểm soát, có nghĩa là cần sa có khả năng bị lạm dụng cao, hiện không được chấp nhận sử dụng trong điều trị y tế ở Hoa Kỳ, và không được chấp nhận là an toàn khi sử dụng dưới sự giám sát y tế.”
Ngoại trừ California, nơi đã hợp pháp hóa cần sa dùng cho mục đích y tế kể từ khi thông qua Dự luật 215 vào năm 1996 — và sử dụng cho mục đích giải trí kể từ Dự luật 64 vào năm 2016. Quý vị thấy các quầy thuốc hợp pháp ở khắp mọi nơi ở Nam California. Nhưng việc giữ cần sa trong Danh mục I ngăn cản các tổ chức hợp pháp này hoạt động bình thường, đặc biệt là đối với ngân hàng. Đây là một chủ đề phụ trong bộ phim truyền hình mới mẻ, hấp dẫn có tên là “Vua Tulsa” (Tulsa King), do nam tài tử Sylvester Stallone thủ vai chính.
Trong số năm “Danh mục” về ma túy, Danh mục I là hạn chế nhất, và bao gồm cả bạch phiến, được đánh đồng một cách vô lý với điếu thuốc cần sa (thuốc lá cuốn tay bên trong có cần sa). Ngay cả fentanyl và ma túy đá (methamphetamine) rất nguy hiểm cũng nằm trong Danh mục II ít hạn chế hơn.
Tương tự như những gì xảy ra với việc phá thai, cuộc tranh luận về việc hợp pháp hóa cần sa đã khiến cho vấn đề này được chuyển giao về các tiểu bang. Tính hợp pháp của cần sa khác nhau ở từng tiểu bang, giống như luật về rượu kể từ khi Lệnh cấm, Tu chính án thứ 18, đã bị bãi bỏ bằng Tu chính án thứ 21 vào năm 1933. Xu hướng này là sự quay trở về nền tảng chế độ liên bang của đất nước một cách sáng suốt. Đã đến lúc Quốc hội cần điều chỉnh Đạo luật về Các chất bị Kiểm soát cho phù hợp.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông John Seiler là một nhà viết bình luận kỳ cựu của California. Ông đã viết các bài xã luận cho nhật báo Orange County Register trong gần 30 năm. Ông là một cựu binh của Lục quân Hoa Kỳ và là cựu tham vụ báo chí của Thượng nghị sĩ Tiểu bang California John Moorlach. Ông viết blog tại johnseiler.substack.com
Nhã Đan biên dịch
Một thành viên của nhóm tin tặc Liên minh Tin tặc Đỏ (Red Hacker Alliance) sử dụng một trang web theo dõi các cuộc tấn công mạng toàn cầu trên máy điện toán của người này tại một văn phòng ở Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, vào ngày 04/08/2020. (Ảnh: Nicolas Asfouri/AFP qua Getty Images)
7. Các chính phủ tiểu bang là ‘những mắt xích yếu nhất’ trong việc bảo vệ Hoa Kỳ khỏi các cuộc tấn công mạng
John Haughey
Thứ ba, 17/01/2023
Bất chấp cảnh báo đối với việc Trung Quốc gây ra ‘sự ngắt kết nối nguy hiểm về công nghệ giữa tiểu bang và liên bang,’ chỉ một vài cơ quan lập pháp hành động ứng phó
Trong thập niên qua, các cơ quan liên bang của Hoa Kỳ và Ngũ Giác Đài đã áp đặt một loạt các hạn chế đối với việc mua công nghệ từ các công ty do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cầm quyền ở Trung Quốc sở hữu hoặc gây ảnh hưởng, nhưng chỉ một vài trong số 50 tiểu bang của quốc gia này thực hiện các biện pháp đề phòng tương tự.
Trên thực tế, nhiều chính phủ tiểu bang dường như không biết — hoặc chưa thừa nhận công khai — cơ sở hạ tầng điện tử của họ có khả năng không được bảo vệ như thế nào trước các cuộc tấn công mạng, hoạt động gián điệp, và đánh cắp dữ liệu của ĐCSTQ.
Theo một báo cáo về Mối Đe dọa Công nghệ Trung Quốc hồi tháng 10/2021, hiện nay ít nhất 40 tiểu bang đang sử dụng các chương trình cương liệu và nhu liệu được mua từ các công ty công nghệ thuộc sở hữu của ĐCSTQ, chẳng hạn như Lenovo và Lexmark.
Trung tâm An ninh & Công nghệ Mới nổi (CSET) của Đại học Georgetown ghi nhận rằng từ năm 2015-2021, ít nhất 1,681 chính phủ tiểu bang và địa phương đã mua công nghệ từ các công ty do ĐCSTQ sở hữu hoặc kiểm soát mà các cơ quan liên bang và quân đội Hoa Kỳ rõ ràng bị cấm hợp tác với những công ty này.
Một phân tích hồi tháng 03/2022 của công ty an ninh mạng Mandiant có trụ sở tại Virginia xác định ĐCSTQ đã tấn công ít nhất sáu hệ thống máy điện toán của chính phủ tiểu bang trong khoảng thời gian từ tháng 05/2021 đến tháng 02/2022 như một phần của “hoạt động tội phạm mạng và gián điệp kép” khai thác “các chi tiết nhằm mục đích do thám được cài” trong các chương trình cương liệu do Trung Quốc sản xuất vốn đang được ít nhất 18 tiểu bang của Hoa Kỳ sử dụng.Theo công ty an ninh mạng Mandiant có trụ sở tại Virginia, tòa nhà này ở ngoại ô Thượng Hải, Trung Quốc, là một trong những địa điểm mà tin tặc ĐCSTQ tiến hành các cuộc tấn công mạng, bao gồm ít nhất sáu vụ xâm nhập thành công vào các hệ thống máy điện toán của chính phủ tiểu bang ở Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 05/2021 đến tháng 02/2022. (Ảnh: AP Photo)
Như đã được đề cập trong một bộ phim tài liệu của Epoch TV hồi tháng 07/2022, mặc dù các chuyên gia công nghệ và an ninh đã rung lên những hồi chuông cảnh báo, nhưng các tiểu bang đã rất chậm chạp ứng phó trước một mối đe dọa vốn ngấm ngầm ở khắp mọi nơi và ít nhận được sự chú ý.
Một phân tích của CSET hồi tháng 10/2022 khẳng định rằng chỉ có năm tiểu bang — Florida, Louisiana, Vermont, Texas, Georgia — đã áp dụng các chính sách mua sắm phù hợp vốn cấm các cơ quan tiểu bang và chính phủ địa phương của họ mua công nghệ và dịch vụ từ “các quốc gia chịu giám sát chặt chẽ,” trong đó trọng tâm chính là Trung Quốc cộng sản.
Với các phiên họp lập pháp của năm 2023 sẽ bắt đầu tại các Hạ viện Tiểu bang trên toàn quốc — 45 phiên họp sẽ diễn ra trước ngày 18/01 — các dự luật được đề xướng giải quyết vấn đề này mới chỉ được các nhà lập pháp ở bốn tiểu bang đệ trình kể từ ngày 11/01.
“Các chính phủ tiểu bang và địa phương phải xem trọng các mối đe dọa công nghệ của ngoại quốc ngay cả khi họ không phải đối mặt với những rủi ro giống như các cơ quan liên bang, chẳng hạn như Bộ Quốc phòng (DOD),” phân tích của CSET nêu rõ. “Ngay cả khi các chính phủ không trực tiếp bị nhắm vào, thì ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) mà họ khai triển có thể được sử dụng để xâm phạm cơ sở hạ tầng quan trọng gần đó.”
“Các chính phủ tiểu bang thực sự là mắt xích yếu nhất,” Giám đốc Điều hành Lực lượng Chuyên trách Quan hệ Quốc tế và Chủ nghĩa Liên bang của Hội đồng Trao đổi Lập pháp Hoa Kỳ (ALEC) Karla Jones nói với The Epoch Times. “Chính phủ liên bang có những hạn chế riêng. Do đó, mỗi tiểu bang sẽ chịu trách nhiệm để bảo vệ các hệ thống công nghệ thông tin (IT) của riêng mình.”
Luật pháp Texas và Georgia cung cấp một mô hình tham khảo
ALEC và những người ủng hộ an ninh công nghệ chỉ ra hai dự luật được thông qua mới đây cung cấp các đường hướng mà các tiểu bang khác có thể nhân rộng để bảo vệ hệ thống điện tử của mình khỏi sự xâm nhập của ĐCSTQ.
Đạo luật Bảo vệ Cơ sở hạ tầng Lone Star (LIPA), có hiệu lực hồi tháng 06/2021, nghiêm cấm các doanh nghiệp và chính phủ Texas ký hợp đồng với các tổ chức do các cá nhân và công ty từ Trung Quốc, Nga, Bắc Hàn, và Iran sở hữu hoặc kiểm soát liên quan đến “cơ sở hạ tầng quan trọng.”
Dân biểu Tan Parker (Cộng Hòa-Flower Mound), người được bầu vào Thượng viện của tiểu bang hồi tháng Mười Một, đã giới thiệu dự luật năm 2021 này.
Ông Parker đã đệ trình luật đầu tiên này sau khi các nhà lập pháp Texas biết rằng công ty GH America Energy có trụ sở tại Houston — một công ty con của Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Công nghiệp Quảng Châu Tân Cương của Trung Quốc thuộc sở hữu của tỷ phú và đảng viên ĐCSTQ Tôn Quảng Tín (Sun Guangxin) — đã mua 140,000 mẫu Anh ở Quận Val Verde và dự trù xây dựng một trang trại phong năng rộng 15,000 mẫu Anh trên khu đất này.Một bản đồ điền thổ 140,000 mẫu Anh mà tỷ phú Trung Quốc Tôn Quảng Tín mua lại ở Quận Val Verde, Texas, và vị trí của ba dự án sản xuất năng lượng: Blue Hills Wind, Blue Star Solar, và Blue Valley Solar. (Ảnh đăng dưới sự cho phép của Khu bảo tồn Devils River)
Trang trại phong năng được đề xướng này sẽ có các tuabin cao tới 700 feet. Một số người lo ngại rằng những tuabin đó có thể được sử dụng để nghe lén và giám sát các hoạt động tại Căn cứ Không quân Laughlin cách đó chưa đến 70 dặm (khoảng 112,65 km).
“Vị tỷ phú Trung Quốc này sẽ mua đất để xây dựng một trang trại phong năng ở một trong số ít địa điểm ở Texas vốn không có nhiều gió,” giám đốc lực lượng chuyên trách ALEC Jones cho biết. “Khi cơ quan lập pháp tiểu bang này phát hiện ra trang trại đó đang được xây dựng, thì đã đặt ra rất nhiều nghi vấn” và sau đó đã thông qua LIPA “như một cách để bảo vệ Texas.”
Bà cho biết, cuộc thảo luận hồi năm 2021 của các nhà lập pháp Texas về cách ứng phó đã “thể hiện CFIUS [Ủy ban Đầu tư Hải ngoại tại Hoa Kỳ] bị hạn chế như thế nào” trong việc áp dụng cho các chính phủ tiểu bang và địa phương.
CFIUS là một hội đồng liên ngành của quốc hội chỉ xem xét các giao dịch liên quan đến đầu tư ngoại quốc và các giao dịch địa ốc ở Hoa Kỳ vốn có khả năng gây ra một mối đe dọa an ninh quốc gia. Các hệ thống IT của tiểu bang không nằm trong phạm vi hoạt động của hội đồng này.Dân biểu Georgia Martin Momtahan (Cộng Hòa-Dallas), một “người sành về IT,” đã giới thiệu một dự luật năm 2022 được Thống đốc Brian Kemp ký thành luật mà những người ủng hộ an ninh công nghệ ca ngợi là luật mẫu mà các tiểu bang khác nên thực hiện. (Ảnh: Đại hội đồng tiểu bang Georgia)
Khoảng cách này đã khiến Dân biểu của Georgia Martin Momtahan (Cộng Hòa-Dallas), một cựu nhà thầu IT, đệ trình một dự luật vào năm 2022 trong đó cấm tiểu bang này nhận thầu hợp đồng từ “các công ty do Trung Quốc sở hữu hoặc điều hành.” Dự luật này đã được Thống đốc Brian Kemp thông qua và ký thành luật hồi tháng 06/2022.
“Ông ấy là một ‘người sành về IT,’ người đã nhận ra rằng có một số tính năng cho phép các công ty Trung Quốc ghi lại dữ liệu” trong công nghệ mà họ bán ra, bà Jones cho biết. “Ông ấy chính là người đã thực sự đưa ra ‘dự luật mẫu’ đầu tiên về vấn đề cụ thể này.”
Bà cho biết thêm: “Mặc dù Trung Quốc do cộng sản cai trị “đã nằm trong tầm ngắm” của các nhà lập pháp tiểu bang một thời gian, nhưng rất ít ai thực sự hiểu được cơ sở hạ tầng điện tử của tiểu bang mình có khả năng bị ĐCSTQ xâm nhập như thế nào.
ALEC đã thành lập một nhóm chuyên trách để xem xét vấn đề này và trong một buổi thuyết trình vào mùa hè năm ngoái, và Dân biểu đương thời Parker giải thích lý do tại sao dự luật LIPA và dự luật của ông Momtahan nên được các nhà lập pháp tiểu bang trên toàn quốc thông qua càng sớm càng tốt.
“Rất nhiều điều đã xảy ra lần lượt và song song” mà không có sự phối hợp giữa các tiểu bang và chính phủ liên bang, bà Jones cho hay. “Cả hai đều đưa ra luật gần như cùng lúc để bảo vệ các tiểu bang khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Hai ông Momtahan và Parker chưa gặp nhau lần nào cho đến mùa thu năm nay khi tôi giới thiệu họ với nhau.”
The Epoch Times đã nhiều lần liên lạc qua thư điện tử và điện thoại kể từ hôm 13/01 nhưng ông Momtahan và ông Parker đều chưa phúc đáp. Các phụ tá lập pháp đã lấy lý do lịch trình bận rộn vào tuần đầu tiên trong các phiên họp lập pháp của hai chính trị gia này.
Các nhà lập pháp: Chúng tôi cần sự phối hợp của liên bang
Bài thuyết trình về LIPA của ông Parker tại cuộc họp thường niên hồi tháng 07/2022 của ALEC ở Atlanta đã thúc đẩy hội đồng trao đổi lập pháp đưa ra một chính sách mẫu chủ yếu dựa trên dự luật của Dân biểu Momtahan mà bà Jones nói là cần thiết để ngăn chặn không chỉ ĐCSTQ mà tất cả “các đối thủ chiến lược” tiềm năng lợi dụng một “lỗ hổng” tương đối bị xem nhẹ “trong hệ sinh thái an ninh quốc gia của chúng ta.”
“Quý vị đang thấy số lượng những dự luật này tăng lên đa phần là do bài thuyết trình của ông Parker và dự luật của ông Momtahan,” bà Jones nói. “Nếu quý vị nhận thấy” các dự luật được đề xướng [có thể] giải quyết vấn đề này, thì “có lẽ họ sẽ áp dụng những dự luật đó sau các phiên họp lập pháp năm 2022” trừ khi “họ tự đưa ra,” đó là điều mà Florida, Louisiana, và Vermont đã làm.
Tuy rằng các dự luật vẫn đang được đệ trình trong những giai đoạn đầu của các phiên họp lập pháp năm 2023, nhưng dự luật được giới thiệu dựa trên chính sách mẫu của ALEC mới chỉ được đưa ra ở bốn tiểu bang.
Những dự luật đó gồm Dự luật Thượng viện 43 của Oklahoma do Thượng nghị sĩ Micheal Bergstrom (Cộng Hòa-Adair) đệ trình; Dự luật Thượng viện 2046 của Mississippi — ‘Đạo luật An ninh Quốc gia về Mua sắm Công của Mississippi’ — do Thượng nghị sĩ Angela Burks Hill (Cộng Hòa-Picayune) giới thiệu; Dự luật Hạ viện 86 của New Hampshire do Dân biểu Terry Roy (Cộng Hòa-Deerfield) đệ trình; và hai Dự luật Hạ viện 3509 và 3510 của South Carolina do Dân biểu Steven Wayne Long (Cộng Hòa-Boiling Springs) và 21 người ký ủng hộ.
Dân biểu Roy nói với The Epoch Times rằng ông đã đệ trình Dự luật Hạ viện 86 sau khi nhận được thư điện tử từ ALEC hồi mùa hè năm ngoái với một liên kết đến chính sách mẫu của ALEC.
“Tôi đã xem xét và thấy rằng chúng tôi phải làm điều gì đó ở cấp tiểu bang,” ông nói, đồng thời chỉ ra rằng trong khi nhiều tiểu bang đã cấm các cơ quan và nhân viên sử dụng TikTok, thì mối đe dọa tiềm tàng do công ty mẹ có trụ sở tại Trung Quốc gây ra không là gì so với “loại nhu liệu và cương liệu vô cùng thông dụng” mà các cơ quan của tiểu bang New Hampshire “sử dụng một cách phổ biến.”
“Dựa trên những gì tôi đã chứng kiến được trên khắp đất nước này, Trung Quốc có những kế hoạch xảo quyệt và bất chính nhằm xâm nhập công nghệ của chúng ta,” ông Roy nói. “Điều này nguy hiểm hơn rất nhiều so với TikTok.”
Dân biểu Long nói với The Epoch Times rằng ông và các nhà lập pháp khác của South Carolina đã đệ trình các dự luật năm 2022 nhằm giải quyết mối đe dọa xâm nhập công nghệ do các công ty công nghệ có liên hệ với ĐCSTQ gây ra nhưng “chúng tôi đã không thể đạt được nhiều tiến triển.”
Trong số các dự luật năm 2023 của mình, ông nói, “Chúng tôi tham gia vào chiến thuật này muộn hơn một chút nhưng với dự luật tốt hơn.”
Ông Long cho biết có hai dự luật bởi vì vấn đề này “có hai phương diện, một mặt là vấn đề kinh tế và mặt khác là một vấn đề an ninh quốc gia.”
Ông nói, giống như hầu hết các tiểu bang đang cạnh tranh để thu hút đầu tư tạo việc làm bằng cách đưa ra “các ưu đãi phát triển kinh tế,” các nhà lập pháp muốn bảo đảm những ưu đãi đó mang lại lợi ích cho người dân South Carolina.
“Nếu chúng tôi định sử dụng ngân quỹ tiểu bang, chúng tôi muốn trợ giúp các doanh nghiệp đồng thuận với các giá trị đạo đức của Mỹ hoặc có trụ sở chính tại Mỹ hoặc nếu không, thì ít ra là đồng thuận với các lợi ích của Hoa Kỳ,” ông Long nói. “Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng tốt hơn ngân quỹ tiểu bang để giúp đỡ người dân của mình? Chúng ta muốn đầu tư vào đâu: công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc hay công ty Mỹ? Chúng ta không muốn sử dụng tiền đóng thuế của người dân để trợ cấp cho các công ty Trung Quốc.”
Những dự luật này cũng đề cập đến an ninh quốc gia. Ông nói: “Chúng ta không thể quá phụ thuộc vào Trung Quốc,” đồng thời cho biết rằng các công ty Trung Quốc hoạt động dưới sự chỉ thị của ĐCSTQ sản xuất rất nhiều sản phẩm, bao gồm cả thuốc theo toa, mà người Mỹ sử dụng hàng ngày.
“Chúng ta không thể cho phép nền kinh tế, an ninh quốc gia của chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc – họ là mối đe dọa lớn nhất của chúng ta,” ông Long nói, đồng thời cho rằng việc cấm sử dụng công nghệ do các công ty Trung Quốc có liên hệ với ĐCSTQ sản xuất “không nên là chính sách theo đảng phái.”
Cần sự chia sẻ về thông tin tình báo
Ông Roy đồng ý nhưng nói rằng mặc dù “các tiểu bang là mắt xích yếu nhất” trong việc bảo vệ người Mỹ khỏi các tin tặc có liên hệ với ĐCSTQ, nhưng các nhà lập pháp tiểu bang vốn muốn tăng cường các biện pháp bảo vệ lại nhận được rất ít sự trợ giúp từ các cơ quan liên bang của chính phủ Tổng thống Biden về cách thức thực hiện điều đó.
“Đây là thuộc về thẩm quyền của chính phủ liên bang. Tôi không nhận được thông tin tình báo để ứng phó với điều đó,” ông nói. “Là một nhà lập pháp tiểu bang, tôi không nhận được các thông tin cập nhật tình báo. Chúng tôi không nhận được các báo cáo về tình báo” tại các Hạ viện Tiểu bang trên toàn quốc.
Ông Roy cho rằng thật tệ hại khi các chính phủ kế tiếp nhau thoái thác trong việc tuyên bố rõ ràng với công chúng Mỹ, mặc dù “ông Trump đã làm rõ điều này” – rằng Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ không chỉ đơn thuần là một đối tác thương mại khó tính mà còn là một mối đe dọa hiện hữu.
“Mấu chốt là chính phủ liên bang cần nói với người dân rằng, ‘Hãy nhìn xem, chính quyền Trung Quốc là một kẻ thù — họ là kẻ thù của chúng ta,’” ông nói. “Người dân không hiểu được rằng họ là kẻ thù của chúng ta.”Các binh sĩ Trung Quốc làm việc trên máy điện toán. Các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc vẫn tiếp diễn bất chấp ĐCSTQ đã thỏa thuận sẽ dừng lại. (Ảnh: mil.huanqiu.com)
Ông Long đã nêu lên những thất vọng tương tự khi kêu gọi liên bang phối hợp hơn nữa và tập trung vào các tiểu bang. “Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của việc này,” ông nói về việc gia tăng áp lực lên Trung Quốc. “Hiện nay ông Trump không còn tại vị nữa, nên ở cấp quốc gia không có ai đang dẫn dắt nỗ lực này.”
Ông Roy đã ngạc nhiên khi dự luật của ông ở New Hampshire nằm trong số bốn dự luật duy nhất giải quyết vấn đề này ở cấp tiểu bang trong năm 2023.
“Dường như với tôi thì đây nên là một ưu tiên. Tôi thấy kinh ngạc khi có nhiều tiểu bang đã không làm như vậy,” ông nói. “Điều này đang xảy ra khi chúng ta chứng kiến việc họ mua đất ở Hoa Kỳ. Về việc này thì dường như chẳng có ai hành động gì. Còn tôi cũng rất chú ý đến việc này.”
Bà Jones cho biết việc các công ty bình phong của ĐCSTQ mua lại đất, đặc biệt là đất nông nghiệp, sẽ trở thành một chủ đề hội thảo của lực lượng chuyên trách ALEC trong những tháng tới. Thống đốc Florida Ron DeSantis đã nêu vấn đề này trong một bài diễn văn hồi tháng 07/2022.
“Tiện đây tôi muốn nói rằng ông DeSantis thật tuyệt vời,” bà nói. “Thông qua các sắc lệnh và hành động lập pháp, ông ấy đang bảo vệ tiểu bang Florida khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc trong khả năng của mình. Trên thực tế, ALEC đã áp dụng một số chính sách mẫu của mình từ những gì mà Florida đang làm.”
Ông John Haughey là một ký giả làm việc từ năm 1978 với kiến thức chuyên sâu về chính phủ địa phương, cơ quan lập pháp tiểu bang, cũng như tăng trưởng và phát triển. Tốt nghiệp Đại học Wyoming, ông là một cựu chiến binh Hải quân đã chiến đấu với hỏa hoạn trên biển trong ba lần được điều động trên tàu USS Constellation. Ông là phóng viên của các tờ nhật báo ở California, Hoa Thịnh Đốn, Wyoming, New York, và Florida; và là một tác gia cho các ấn phẩm kinh doanh thương mại có trụ sở tại Manhattan.
Nhã Đan và Thanh Nguyên biên dịch
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) vẫy tay bên cạnh ông Lý Cường, một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan ra quyết định hàng đầu của quốc gia, khi gặp gỡ giới truyền thông tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 23/10/2022. (Ảnh: Wang Zhao/AFP qua Getty Images)
Hồi tháng 10/2022, khi ông Tập Cận Bình giành được nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ với tư cách là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 20, mọi người đã ngạc nhiên khi biết rằng Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị bao gồm những người ủng hộ ông Tập.
Có vẻ như ông Tập đã nắm chắc quyền lực và không ai có thể thách thức điều đó, và ông ta có thể loại bỏ hoặc thăng chức cho bất kỳ ai ông ấy muốn trong khi hoàn toàn coi thường các quy ước của ĐCSTQ. Ông Tập đã trở thành một nhà độc tài quyền lực như ông Mao Trạch Đông.
Tuy nhiên, ông Tập đã có những thỏa hiệp lớn về ba vấn đề. Ông đột ngột chấm dứt chính sách zero COVID, đảo ngược chính sách khoa học và công nghệ, và từ bỏ gần như toàn bộ các biện pháp kinh tế đặc trưng của mình.
Trong lịch sử của ĐCSTQ, thỏa hiệp luôn đồng nghĩa với quyền lực bị suy yếu. Ngay cả một người cứng rắn như ông Mao, người đã thỏa hiệp khi thừa nhận các chính sách kinh tế thất bại của mình sau Đại Nạn đói 1959-1961, cũng phải giao quyền điều hành nhà nước cho ông Lưu Thiếu Kỳ. Năm 1980, người kế nhiệm ông Mao, ông Hoa Quốc Phong, mất chức Chủ tịch ĐCSTQ sau khi thừa nhận mình đã phạm một sai lầm chính trị. Năm 1986, ông Hồ Diệu Bang mất chức Chủ tịch Đảng sau khi thừa nhận rằng ông đã không hiệu quả trong việc chống lại “sự tự do hóa tư sản.”
Tại sao ông Tập lại đưa ra những thỏa hiệp như vậy, và hậu quả là gì?
Hôm 04/01, tờ The Wall Street Journal đã đăng một bản tin của hai phóng viên Lingling Wei và Jonathan Cheng, dẫn lời những chia sẻ của người trong cuộc giải thích lý do tại sao ông Tập dỡ bỏ chính sách gọi là zero COVID. Những người này đã đưa ra hai lý do: một là nền kinh tế đang trên bờ vực sụp đổ, hai là phong trào giấy trắng.
Theo tờ Nam Hoa Tảo Báo (South China Morning Post), ông Tập nói với Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel rằng hầu hết những người biểu tình là các sinh viên ngày càng thất vọng về các biện pháp COVID-19 được thực hiện cách đây ba năm.
Hồi tháng 11/2022, các cuộc biểu tình rầm rộ hiếm hoi bùng phát sau vụ cháy nhà cao tầng khiến ít nhất 10 cư dân thiệt mạng ở Urumqi (Ô Lỗ Mộc Tề) – thành phố của Tân Cương, Trung Quốc. Do các biện pháp phong tỏa COVID được bố trí khắp khu chung cư này, nên lực lượng cứu hộ khẩn cấp đã không thể tiếp cận được đám cháy tại căn hộ chung cư vốn đã kéo dài trong nhiều giờ.
Trong những cuộc biểu tình đó, người dân kêu gọi ông Tập “từ chức” và ĐCSTQ “hạ đài.”
Quyết định dỡ bỏ các hạn chế về COVID-19 của ông Tập cho thấy rằng ông ấy không mạnh mẽ như vẻ ngoài của mình. Trái ngược với ông Đặng Tiểu Bình, người đã sử dụng vũ lực để đàn áp các sinh viên biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.Những người biểu tình giơ cao các mảnh giấy trắng để phản đối sự kiểm duyệt và các biện pháp zero COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc, tại Bắc Kinh hôm 27/12/2022. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)
Hậu quả là khi ĐCSTQ thỏa hiệp, người dân sẽ nhận ra rằng áp lực của công chúng là có hiệu quả và sẽ sẵn sàng lên tiếng cho quyền lợi của mình trong nhiều vấn đề hơn nữa.
Một người thân cận của ông Tập biết điều đó. Ngay sau khi ông Tập lên nắm quyền, đồng minh thân cận của ông là Vương Kỳ Sơn đã giới thiệu một cuốn sách có nhan đề “Chế độ cũ và Cách mạng” (The Old Regime and the Revolution) cho các cán bộ ĐCSTQ. Cuốn sách do tác giả Alexis de Tocqueville viết có một câu gợi lên nhiều suy tư như sau: “Cuộc cách mạng được thiết lập nhằm xóa bỏ tàn tích của các thể chế thời Trung Cổ: nhưng cuộc cách mạng này không nổ ra ở những quốc gia nơi các thể chế đó còn đang hoạt động mạnh mẽ và thực chất là mang tính áp bức, mà ngược lại, cuộc cách mạng này sẽ diễn ra ở một đất nước mà người ta không cảm nhận được sự đàn áp của những thể chế, từ đó có thể thấy rằng ách [thống trị] của các thể chế là nặng nề nhất ở nơi mà trên thực tế lại thể hiện là nhẹ nhàng nhất.”
Nói cách khác, ngay cả khi ĐCSTQ giải quyết vấn đề cho người dân bằng cách trừng phạt một số quan chức cấp thấp hoặc cung cấp một số hình thức bồi thường ít ỏi cho người dân, thì đảng này đã và đang đáp ứng các yêu cầu đó với sự tàn bạo. Nhiều người cảm thấy khó hiểu tại sao ĐCSTQ sử dụng hàng trăm cảnh sát vũ trang và chi rất nhiều tiền để đàn áp dân chúng.
Logic đằng sau điều này thật đơn giản. ĐCSTQ tin rằng nếu người dân liên tục bị đàn áp, người dân sẽ không bao giờ nghĩ rằng công lý có thể chiến thắng. Sự tuyệt vọng sẽ làm dân chúng tê liệt, và cuối cùng họ sẽ từ bỏ cuộc đấu tranh. Đây là mục tiêu thực sự của ĐCSTQ.
Tuy nhiên, ngay cả một sự thỏa hiệp nhỏ nhất cũng tương đương với việc khuyến khích người dân chống lại sự cai trị của ĐCSTQ. Nhờ vào phong trào giấy trắng, tôi tin rằng các cuộc biểu tình sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Khi những cuộc biểu tình như vậy đạt đến mức hiện diện ở khắp mọi nơi, thì ông Tập sẽ không thể đàn áp được nữa. Bởi vì ĐCSTQ là một hệ thống toàn trị với quyền lực tập trung hóa, nên giải pháp tốt nhất của đảng này là giải quyết từng sự việc một tại mỗi một thời điểm. Đơn cử, chính quyền này đã nhanh chóng đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ do sinh viên dẫn đầu năm 1989 bởi vì những cuộc biểu tình đó hầu như chỉ diễn ra ở một địa điểm, đó là Quảng trường Thiên An Môn.
Một kết quả trọng yếu của các cuộc biểu tình trong tương lai là người dân sẽ không còn sợ ĐCSTQ nữa — đây là điều Đảng sợ nhất! Đây là gót chân Achilles của ông Tập.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Chương Thiên Lượng (Zhang Tianliang) là Tiến sĩ, cựu giáo sư trợ giảng của Đại học George Manson, trưởng khoa Khoa học và Nghệ thuật Tự do tại Học viện Phi Thiên (Feitian) có trụ sở tại New York. Ông chuyên viết về lịch sử và chính trị của Trung Quốc. Ông đóng góp cho nhiều ấn phẩm khác nhau, bao gồm cả Nghệ thuật. Ông là một nhà bình luận nổi tiếng của The Epoch Times và là nhà bình luận cao cấp của Đài truyền hình Tân Đường Nhân có trụ sở tại New York. Ông cũng là khách mời bình luận tại ban Hoa ngữ của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Ông là tác giả của quyển sách có nhan đề “Con Đường Chuyển Đổi Hòa Bình Của Trung Quốc.”
Nhã Đan biên dịch
Thành viên cao cấp Dân biểu James Comer (Cộng Hòa-Kentucky) nói chuyện tại một phiên điều trần với Ủy ban Giám sát và Cải tổ Hạ viện tại Tòa nhà Văn phòng Rayburn House ở Hoa Thịnh Đốn, vào ngày 16/11/2021. (Ảnh: Anna Moneymaker/Getty Images)
9. Ông Comer cáo buộc Cục Lưu trữ Quốc gia cản trở cuộc điều tra vụ tài liệu mật của ông Biden
Tom Ozimek
Thứ ba, 17/01/2023
Tân chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện đã cáo buộc Cục Quản lý Hồ sơ và Lưu trữ Quốc gia (NARA) cản trở cuộc điều tra do Đảng Cộng Hòa (GOP) dẫn đầu về việc Tổng thống (TT) Joe Biden lưu giữ các tài liệu mật.
Trong những gì đang nhanh chóng trở thành một cuộc khủng hoảng uy tín đối với ông Biden, hôm thứ Bảy (14/01), Tòa Bạch Ốc cho biết năm trang tài liệu mật khác đã được tìm thấy hôm thứ Năm (12/01) tại tư gia của ông Biden ở Delaware, ngoài các tài liệu nhạy cảm được tìm thấy hồi tháng 12/2022 trong nhà để xe của tổng thống và hồi tháng 11/2022 tại các văn phòng cũ của ông tại Trung tâm Penn Biden ở Hoa Thịnh Đốn.
TT Biden cho biết ông “ngạc nhiên” trước việc phát hiện ra các tài liệu này và cả ông cũng như các cộng sự của mình đều khẳng định rằng họ đã hợp tác với NARA và Bộ Tư pháp về các tài liệu này, trong khi Đảng Cộng Hòa đã tiến hành một cuộc điều tra về vấn đề này.
Cuối ngày Chủ Nhật (15/01), Dân biểu James Comer (Cộng Hòa-Kentucky), Chủ tịch Ủy ban Giám sát và Trách nhiệm giải trình Hạ viện, cho biết trong một bài đăng trên Twitter rằng Cục Lưu trữ Quốc gia vẫn chưa cung cấp một “bản tóm tắt đơn giản” cho ủy ban này về việc quản lý các tài liệu mật của họ sau khi ông Comer gửi một bức thư cho cơ quan này gần một tuần trước để yêu cầu cung cấp thông tin và tài liệu.
“Cơ quan Lưu trữ đang không minh bạch với người dân Mỹ,” ông Comer viết trong bài đăng này.
“Rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời,” ông tiếp tục. “Tôi sẽ sử dụng quyền lực để tìm ra câu trả lời.”
NARA đã không phúc đáp ngay yêu cầu bình luận từ The Epoch Times.
Trong bài đăng của mình, ông Comer cũng đã chia sẻ một cuộc phỏng vấn mà ông đã thực hiện với Fox News hôm Chủ Nhật, trong đó ông đã giải thích về sự cản trở rõ ràng của NARA.
“Chính phủ chưa bao giờ nói với người dân Mỹ, Cục Lưu trữ Quốc gia chưa bao giờ thông báo cho tôi hoặc chủ tịch đương thời của Ủy ban Giám sát Hạ viện, như họ phải làm, khi có điều gì đó như thế này xảy ra,” ông nói với hãng thông tấn này.
Hôm thứ Bảy (14/01), ông Comer nói với Fox News trong một cuộc phỏng vấn khác rằng NARA không chỉ không cung cấp một bản tóm tắt cho Ủy ban Giám sát “mặc dù chúng tôi đã yêu cầu,” mà “họ còn không phản hồi bất kỳ yêu cầu cung cấp thông tin đơn giản nào của chúng tôi.”
Việc này diễn ra ra sau khi ông Comer tuyên bố hôm thứ Sáu (13/01) về sự giám sát “nhanh chóng” của Quốc hội đối với vụ tài liệu mật của ông Biden trong khi nhắm vào NARA vì đã không “thông báo kịp thời cho Quốc hội và người dân Mỹ về các tài liệu mật bị quản lý sai từ thời ông Joe Biden còn làm phó tổng thống.”
Tòa Bạch Ốc phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng vì đã không tiết lộ việc tìm thấy các tài liệu liên quan đến ông Biden cho đến hai tháng sau khi chúng được phát hiện hôm 02/11/2022 — một tuần trước cuộc bầu cử giữa kỳ — và thậm chí sau đó chính phủ ông Biden chỉ công khai thừa nhận các tài liệu này sau khi các hãng thông tấn phanh phui câu chuyện.Tổng thống Joe Biden lên Không lực Một tại Căn cứ Vệ binh Quốc gia Không quân Delaware ở New Castle, Delaware, hôm 15/01/2023. (Ảnh: Brendan Smialowski/AFP qua Getty Images)
‘Sự thiên vị chính trị’?
Hôm 10/01, trong một bức thư gửi cho Quyền Cục trưởng Cục Lưu trữ Debra Steidel Wall của NARA (pdf), ông Comer đã yêu cầu cung cấp một loạt tài liệu và thông tin về các tài liệu có liên quan đến ông Biden “càng sớm càng tốt” nhưng không được sau ngày 24/01.
Ông Comer đã yêu cầu tất cả các tài liệu liên quan và thông tin liên lạc giữa NARA và Tòa Bạch Ốc, giữa các nhân viên của NARA, giữa NARA và Bộ Tư pháp, cũng như giữa NARA và bất kỳ tổ chức bên ngoài nào, bao gồm cả luật sư của ông Biden.
Vào thời điểm đó, phát ngôn viên của NARA nói với The Epoch Times rằng cơ quan này đã nhận được thư của ông Comer nhưng không có bình luận gì thêm.
Trong bức thư gửi cho bà Steidel, thành viên Đảng Cộng Hòa tiểu bang Kentucky cũng đã đặt ra câu hỏi về “sự thiên vị chính trị” tại cơ quan này về điều mà ông mô tả là “cách giải quyết không đồng nhất đối với việc khôi phục các hồ sơ mật” do ông Biden và cựu Tổng thống Donald Trump nắm giữ.
“NARA đã biết về những tài liệu này vài ngày trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 và đã không thông báo cho công chúng rằng Tổng thống Biden có khả năng vi phạm luật,” ông viết.
“Trong khi đó, NARA đã xúi giục một cuộc đột kích công khai và chưa từng có của FBI tại Mar-a-Lago — tư dinh của cựu Tổng thống Trump — để lấy hồ sơ tổng thống.”
Ông Comer cũng cho biết cách đối xử khác biệt này “đặt ra câu hỏi về sự thiên vị chính trị tại cơ quan này.”
Bên cạnh việc tìm kiếm loạt tài liệu như được nêu trong bức thư gửi bà Steidel, ông Comer cũng đã yêu cầu Tòa Bạch Ốc chuyển giao tất cả thông tin liên quan đến các cuộc tìm kiếm mà đã phát hiện ra các tài liệu mật có liên quan đến ông Biden.
Tòa Bạch Ốc đã không phúc đáp các yêu cầu bình luận từ The Epoch Times về các phát hiện tài liệu mật này.
Từ việc xuất hiện [các tài liệu mật] trong một tủ khóa kín của một tổ chức tư vấn ở Hoa Thịnh Đốn cho đến khi được phát hiện trong nhà để xe của tổng thống, nơi ông cất giữ chiếc Corvette cổ điển của mình, các tài liệu mật này đã dấy lên sự quan tâm của công chúng và thu hút sự giám sát của pháp luật.
Tổng Chưởng lý Merrick Garland đã chỉ định một biện lý đặc biệt để điều tra vụ việc, trong khi Đảng Cộng Hòa cáo buộc hệ thống tư pháp hai tầng nơi mà ông Trump — người phải đối mặt với cuộc điều tra tài liệu mật của chính mình — được xem là bị đối xử khắc nghiệt hơn ông Biden.
Ông Biden cho biết ông đã “ngạc nhiên” khi biết rằng các tài liệu mật được tìm thấy tại Trung tâm Penn Biden, đồng thời nói thêm rằng ông không biết những tài liệu đó chứa gì — và luật sư của ông khuyên ông không nên hỏi.
Ông Tom Ozimek là phóng viên cao cấp của The Epoch Times. Ông có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo cho người trưởng thành.
Thanh Tâm biên dịch
Cựu Tổng thống Donald Trump chào đón mọi người khi ông đến dự một sự kiện Năm Mới tại dinh thự Mar-a-Lago của ông ở Palm Beach, Florida, hôm 31/12/2022. (Ảnh: Joe Raedle/Getty Images/TNS)
10. Ông Trump lên tiếng sau khi Tòa Bạch Ốc cho biết không có nhật ký khách đến tư gia ở Delaware của TT Biden
Eva Fu
Thứ ba, 17/01/2023
Cựu Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng sau khi Tòa Bạch Ốc cho biết không có nhật ký khách đến thăm tư gia của Tổng thống Joe Biden ở Wilmington, Delaware, nơi phát hiện nhiều tài liệu mật.
Hôm 16/01, ông Trump đã viết trên nền tảng truyền thông xã hội Truth Social của mình, “Tòa Bạch Ốc vừa thông báo rằng không có NHẬT KÝ hoặc thông tin dưới bất kỳ hình thức nào về những vị khách đến thăm ngôi nhà Wilmington và nhà để xe tuềnh toàng, không có khóa, và không an toàn, mà giờ đây trở nên rất nổi tiếng. Có lẽ họ thông minh hơn chúng ta nghĩ đấy!”
“Đây dường như là một trong nhiều nơi cất giữ tài liệu TUYỆT MẬT (chất thành một đống lớn trên sàn nhà ẩm ướt).”
Tuần trước, luật sư Tòa Bạch Ốc Richard Sauber cho biết một “số lượng nhỏ” các tài liệu mật đã được phát hiện trong ba lần riêng biệt tại tư gia của ông Biden ở Wilmington vào tháng Mười Hai (2022) và tháng Một, tại nhà để xe và một căn phòng liền kề đó.
Một kho tài liệu khác, mà ông Sauber cũng mô tả là “một số lượng nhỏ,” được tìm thấy vào đầu tháng Mười Một (2022) tại Trung tâm Penn Biden thuộc Đại học Pennsylvania, nơi từng là văn phòng của ông Biden. Các tài liệu này có từ thời chính phủ TT Obama khi ông Biden còn là phó tổng thống. Tổng số tài liệu được phát hiện từ cả hai địa điểm trên vẫn chưa rõ ràng.
Ông Sauber đã nói rằng những tài liệu này đã “vô tình được đặt” tại các địa điểm đó.
Hôm thứ Hai (16/01), phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Ian Sams cho biết việc duy trì nhật ký khách đến thăm tư gia của tổng thống không phải là thông lệ tiêu chuẩn, sau khi Dân biểu James Comer (Cộng Hòa-Kentucky), Chủ tịch Ủy ban Giám sát và Trách nhiệm của Hạ viện, yêu cầu thông tin này vào cuối tuần qua, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
“Giống như bất kỳ tổng thống nào trong nhiều thập niên của lịch sử hiện đại, dinh thự riêng của ông ấy là thuộc về cá nhân,” ông Ian Sams, phát ngôn viên của cố vấn Tòa Bạch Ốc, cho biết trong một tuyên bố với giới truyền thông. “Nhưng sau khi nhậm chức, Tổng thống Biden đã khôi phục quy tắc và truyền thống duy trì nhật ký khách đến thăm Tòa Bạch Ốc, bao gồm cả việc công khai thông tin này một cách thường xuyên, sau khi chính phủ tiền nhiệm chấm dứt thông lệ này.”
Hôm thứ Hai (16/01), ông Trump đã tìm cách giải thích về sự khác biệt giữa cách TT Biden giải quyết các hồ sơ với trường hợp của ông khi phát hiện các tài liệu mật tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, nơi từng là đối tượng của một cuộc đột kích chưa từng có của FBI hồi tháng Tám năm ngoái (2022). Vào thời điểm đó, các đặc vụ đã lấy đi khoảng 100 tài liệu được đánh dấu là mật hoặc tối mật và 11,000 tài liệu khác được đánh dấu không phải là mật. Cả hai trường hợp hiện đang được các biện lý đặc biệt riêng điều tra. Ông Trump đã khẳng định rằng ông đã giải mật tất cả các tài liệu trước khi rời nhiệm sở.
Không giống như nhà để xe của ông Biden, ông Trump tuyên bố, “Mar-a-Lago là một cơ sở được bảo mật cao, có Camera An ninh ở khắp mọi nơi, và được nhân viên & Sở Mật vụ tuyệt vời của chúng ta trông coi.”
“Tôi có THÔNG TIN về tất cả những người này!” ông Trump cho hay.
Tòa Bạch Ốc đã phải đối mặt với sự giám sát kỹ lưỡng vì đã không công bố lần phát hiện đầu tiên về các tài liệu hôm 02/11/2022. Những người chỉ trích cho rằng đó là một nỗ lực cố ý nhằm che đậy những tin tức vốn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vài ngày sau đó. Tòa Bạch Ốc đã xác nhận lần phát hiện ban đầu này là hôm 09/01, chỉ sau khi các hãng thông tấn đưa tin về diễn biến câu chuyện lần đầu tiên.Tổng thống Joe Biden trình bày tại Nhà thờ Baptist Ebenezer ở Atlanta hôm 15/01/2023, đêm trước ngày lễ quốc gia tôn vinh nhà lãnh đạo dân quyền Martin Luther King, Jr. (Ảnh: Brendan Smialowski/AFP qua Getty Images)
Khi được hỏi nhiều lần về sự chậm trễ kéo dài hàng tháng ở trên, tham vụ báo chí Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre khẳng định chính phủ vốn minh bạch và có một “quá trình giải quyết đang diễn ra.”
Hôm 12/01, ông Biden đã bảo vệ việc lưu trữ thông tin mật bên cạnh chiếc Corvette của mình trong khi cho biết rằng ông bị hạn chế về những gì mình có thể nói.
“Tôi sẽ sớm có cơ hội nói về tất cả những điều này, nếu Chúa muốn, sẽ sớm thôi,” ông nói với các phóng viên. “Và, nhân tiện, chiếc Corvette của tôi đang ở trong ga-ra khóa kín. Được chứ? Vì vậy, không giống như chúng đang đỗ ở ngoài đường.”
Các tài liệu mà Ủy ban Giám sát Hạ viện thu được cho thấy rằng con trai của tổng thống, ông Hunter Biden, đã sử dụng địa chỉ Wilmington trên bằng lái xe của mình gần đây nhất là vào năm 2018, một mối lo ngại mà ông Comer đã trích dẫn trong một lá thư gửi Cố vấn Tòa Bạch Ốc Stuart Delery hôm thứ Sáu (13/01).
“Ủy ban lo ngại rằng Tổng thống Biden đã cất giữ các tài liệu mật tại cùng địa điểm mà con trai ông ấy đã cư trú khi tham gia các giao dịch kinh doanh quốc tế với các đối thủ của Hoa Kỳ,” ông Comer viết.
The Epoch Times đã liên hệ với Tòa Bạch Ốc để yêu cầu bình luận.
Cô Eva Fu là một phóng viên tại New York của The Epoch Times. Cô chuyên đưa tin về quan hệ Hoa Kỳ–Trung Quốc, tự do tôn giáo, và nhân quyền. Quý vị có thể liên lạc với cô tại eva.fu@epochtimes.com.
Nhã Đan biên dịch
Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen chủ trì lễ ra mắt tờ tiền giấy đầu tiên của Hoa Kỳ có in chữ ký của hai phụ nữ tại một sự kiện ở Fort Worth, Texas hôm 08/12/2022. (Ảnh: Shelby Tauber/Reuters)
11. Bộ trưởng Ngân khố Yellen sẽ gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng tại Phi Châu
Andrew Thornebrooke
Thứ ba, 17/01/2023
Các quan chức của Hoa Kỳ và Trung Quốc cộng sản sẽ gặp nhau tại Thụy Sĩ trong tuần này (16-22/01) để thảo luận về việc phát triển kinh tế và làm việc để tăng cường liên lạc giữa hai quốc gia về các vấn đề kinh tế.
Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen sẽ gặp gỡ Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vào ngày 18/01 tại Zurich như một phần trong nỗ lực xoa dịu các căng thẳng giữa hai nước. Hành động này diễn ra sau cam kết hồi tháng 11/2022 của Tổng thống Joe Biden và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình nhằm cải thiện mối bang giao trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang.
Cuộc gặp gỡ này cũng cho thấy rõ sự tranh giành ảnh hưởng ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và chính quyền ĐCSTQ tại Phi Châu. Bà Yellen dự định đến thăm ba quốc gia Phi Châu ngay sau cuộc họp này, trong khi đó Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương của ĐCSTQ cũng vừa mới kết thúc chuyến công du Phi Châu của mình.
Trong vài thập niên qua, ĐCSTQ đã và đang tăng cường đầu tư vào sự phát triển của Phi Châu và trong 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Phi Châu, mặc dù các nhà lãnh đạo Phi Châu vẫn mong muốn có mối liên kết thương mại tốt hơn với Hoa Kỳ.
Bà Yellen là thành viên đầu tiên trong chính phủ Tổng thống Biden quyết tâm thực hiện một chuyến công du đến Phi Châu, và chuyến thăm của bà diễn ra sau cam kết hồi tháng 12/2022 của ông Biden rằng Hoa Kỳ sẽ đầu tư 15 tỷ USD vào các thỏa thuận đầu tư và thương mại hai chiều ở lục địa này.
Bà Yellen đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn với NPR hồi tuần trước rằng Trung Quốc đã đóng “một vai trò hàng đầu” trong việc cho vay và giao dịch với các quốc gia Phi Châu, tuy nhiên các nhà lãnh đạo Phi Châu đã nói rõ rằng họ muốn Hoa Kỳ can dự nhiều hơn.
“Rõ ràng là họ muốn mở rộng thương mại và đầu tư với nhiều nơi trên thế giới và xem Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng trong sự tăng trưởng đó,” bà Yellen nói. “Và đó cũng là điều quan trọng đối với chúng tôi.”
Trung Quốc Cộng sản hiện là chủ nợ lớn nhất thế giới và lượng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Phi Châu gấp khoảng bốn lần so với thương mại giữa Hoa Kỳ và Phi Châu. Chế độ này đã trở thành một bên cho vay quan trọng ở Phi Châu bằng cách cung cấp các khoản vay có lãi suất thấp hơn so với các quốc gia phương Tây, mặc dù các điều khoản và yêu cầu về tài sản thế chấp không rõ ràng.
Bà Yellen đã nhiều lần chỉ trích ĐCSTQ vì đã thất bại hoặc chậm trễ trong việc tái cấu trúc nợ của các nước nghèo ở Phi Châu.
Tình hình này đã dẫn đến việc nhiều quốc gia Phi Châu, bao gồm cả Zambia, nơi bà Yellen chuẩn bị đến thăm, đã trở nên ít mặn mà với các khoản vay của Trung Quốc và tìm kiếm các giải pháp thay thế.
Vì mục đích đó, Hoa Kỳ dường như rất sẵn sàng cung cấp một giải pháp thay thế như vậy và 15 tỷ USD mà Tổng thống Biden hứa hẹn sẽ bao gồm các khoản đầu tư quan trọng và liên kết đối tác thương mại bên cạnh việc viện trợ căn bản như an ninh và nhân đạo.
Một quan chức cao cấp của Bộ Ngân khố cho biết, “Chúng tôi tin rằng sự tăng trưởng của Phi Châu sẽ là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu trong những thập niên sắp tới.”
“Các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Phi Châu có nghĩa là việc làm và cơ hội cho tầng lớp trung lưu, cũng như thị trường và khách hàng mới cho các công ty Mỹ, đang tăng lên.”
Cuộc gặp của bà Yellen với ông Lưu dự kiến sẽ đề cập đến vấn đề nợ nói trên và những khác biệt đáng kể khác giữa hai quốc gia này.
Ông Lưu Hạc đang ở Thụy Sĩ để tham dự các cuộc họp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, là diễn đàn mà bà Yellen không có kế hoạch tham dự, nhưng các quan chức cao cấp khác của Hoa Kỳ sẽ có mặt tại đó.
Ông Andrew Thornebrooke là phóng viên của The Epoch Times, chuyên đưa tin về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc với trọng tâm là quốc phòng, các vấn đề quân sự, và an ninh quốc gia. Ông có bằng Thạc sĩ lịch sử quân sự tại Đại học Norwich.
Bản tin có sự đóng góp của Reuters Thanh Nhã biên dịch
Thuốc trị COVID-19 Paxlovid của Pfizer được trưng bày ở Pembroke Pines, Florida, hôm 07/07/2022. (Ảnh: Joe Raedle/Getty Images)
12. Người Trung Quốc chuyển sang dùng thuốc gốc từ Ấn Độ sau khi Paxlovid bị loại khỏi bảo hiểm y tế
Jenny Li và Lynn Xu
Thứ ba, 17/01/2023
Phân tích: Trung Quốc từ chối thuốc kháng virus của Pfizer không phải vì thuốc này “được định giá quá cao” như tuyên bố công khai
Người dân Trung Quốc đang lùng sục tìm mua các loại thuốc generic (thuốc gốc) do Ấn Độ sản xuất sau khi Paxlovid, thuốc kháng virus COVID-19 của Pfizer, gần đây đã bị loại khỏi chương trình bảo hiểm y tế quốc gia của nước này.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, hôm 08/01, Cục Quản lý Bảo hiểm Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHSA) đã thất bại trong việc đàm phán với Pfizer để đưa Paxlovid vào chương trình bảo hiểm y tế quốc gia với lý do báo giá của Pfizer quá cao.
Paxlovid, là một loại thuốc dạng uống chứa hai thành phần kháng virus chính, đó là nirmatrelvir và ritonavir. Thuốc này có thể giúp giảm 89% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở những người có nguy cơ nhiễm bệnh nếu họ dùng thuốc trong vòng ba ngày đầu tiên kể từ khi bắt đầu có triệu chứng, theo một thử nghiệm lâm sàng do Pfizer tài trợ.
Ban đầu, hôm 11/02/2022, Cục Quản lý Dược phẩm Trung Quốc đã phê chuẩn khẩn cấp việc nhập cảng Paxlovid, và đến tháng 03/2022, họ đã tạm thời thêm thuốc này vào bảo hiểm y tế.
Theo một bản tin của hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, hồi tháng 12/2022, Bệnh viện Đại học Y Hiệp Hòa Bắc Kinh đã công bố một phác đồ tham khảo về việc sử dụng Paxlovid trong điều trị [COVID-19] cho những người bị bệnh nhẹ có nguy cơ phát triển thành bệnh nặng và nguy kịch.
Trong cùng tháng đó, các trường hợp lây nhiễm đã tăng mạnh sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đột ngột dỡ bỏ các biện pháp hạn chế theo chính sách zero COVID khắc nghiệt, dẫn đến nhu cầu dùng thuốc Paxlovid tăng vọt.
Ở một số bệnh viện tư nhân cao cấp, Paxlovid có thể có giá tới 8,300 nhân dân tệ (1,200 USD) mỗi hộp. Một quan chức tại Bệnh viện Quốc tế Oasis ở Bắc Kinh nói với Financial Times trong một bản tin được công bố hôm 28/12/2022 rằng bệnh viện này đã bán hết 300 hộp trong kho chỉ trong 24 giờ.
Các loại thuốc do Ấn Độ sản xuất
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, sau đợt bùng phát gần đây nhất vào tháng 12/2022, người dân Trung Quốc đã đổ xô đi mua Paxlovid, trong đó loại thuốc này được cho là đang được bán với giá 50,000 nhân dân tệ (7,400 USD) một hộp trên thị trường chợ đen. Loại thuốc này đã trở thành một món quà yêu thích của giới thượng lưu, quan chức, và chủ doanh nghiệp.
Nhiều người Trung Quốc nghèo khó hơn đang chuyển sang dùng các loại thuốc gốc do Ấn Độ sản xuất, trong đó có Primovir (hộp màu xanh lá) và Paxista (hộp màu xanh dương). Hai loại thuốc này là phổ biến nhất, và có thể phân biệt được nhờ vào màu sắc khác nhau ngoài vỏ hộp.
Ấn Độ sản xuất ⅕ số thuốc gốc trên thế giới. Giá thuốc gốc của Ấn Độ có thể thấp đến mức chỉ khoảng 1% so với những loại thuốc có thương hiệu trên thị trường.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế Trung Quốc cảnh báo rằng nhiều hộp thuốc Paxlovid giả do Ấn Độ sản xuất đang tràn ngập thị trường và rằng thuốc đó không chứa Nirmatrelvir, thành phần chính có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus và nếu không có thành phần này thì liệu trình đó sẽ không hiệu quả.
Hôm 05/01, ông Doãn Diệp (Yin Ye), Giám đốc điều hành của Tập đoàn BGI Group, một tổ chức nghiên cứu di truyền học có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết trên nền tảng mạng xã hội WeChat của Trung Quốc rằng, một người bạn đã mua thuốc gốc do Ấn Độ sản xuất và nhờ công ty này giúp thử nghiệm các loại thuốc đó. Kết quả cho thấy trong số 150 mẫu, chỉ phát hiện tám mẫu có chứa thành phần Nirmatrelvir.Một người đàn ông mua thuốc hạ sốt tại một hiệu thuốc trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc, hôm 19/12/2022. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)
Paxlovid không hề được báo giá quá cao ở Trung Quốc
NHSA tuyên bố họ từ chối đưa Paxlovid vào chương trình bảo hiểm y tế vì thuốc này được định giá quá cao, nhưng dường như rất khó để chấp nhận lý do này vì giá của Paxlovid là tương đối thấp so với các quốc gia khác.
Hồi tháng 02/2022, Trung Quốc đã cấp phép khẩn cấp cho thuốc Paxlovid được sử dụng ở thị trường Trung Quốc. Vào tháng 03/2022, loại thuốc này tạm thời được thêm vào bảo hiểm y tế, với giá mua là 2,300 NDT/hộp (339 USD) tại Trung Quốc đại lục.
Theo dữ liệu từ Observer Research Foundation, một tổ chức tư vấn chiến lược quốc tế có trụ sở tại Mumbai, đối với người mua lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ, thì giá mua đối với Paxlovid là 529 USD/hộp; đối với các nước Âu Châu, giá mua của chính phủ là 600-700 USD/hộp, và Đài Loan có giá mua khoảng 700 USD/hộp.
Tại Úc, Paxlovid được bán trên thị trường với giá $1,159 AUD/hộp (khoảng 807 USD).
Hơn nữa, toàn bộ các quốc gia này đã đưa Paxlovid vào hệ thống bảo hiểm y tế của họ.
Tại Úc, Paxlovid được kê đơn với mức giá 42.50 AUD/liệu trình (xấp xỉ 30 USD) sau khi chính phủ mua thuốc tập trung.
Hôm 13/12/2022, Pfizer đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Hoa Kỳ để cung cấp thêm 3.7 triệu liệu trình điều trị bằng thuốc Paxlovid. Đơn hàng này bổ sung vào 20 triệu liệu trình điều trị trước đó theo hợp đồng mà hãng này đã ký kết và giao đủ cho chính phủ Hoa Kỳ.
Hôm 22/12/2022, Pfizer đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Vương quốc Anh về việc cung cấp thêm 2.5 triệu liệu trình điều trị bằng thuốc Paxlovid. Đây là đơn đặt hàng thứ hai, bổ sung cho 250,000 liệu trình điều trị đã ký hợp đồng trước đó với chính phủ Vương quốc Anh, nâng tổng số liệu trình lên 2.75 triệu.
Trung Quốc từ chối sử dụng các loại vaccine COVID-19 của Moderna và Pfizer
Giá thành có thể không phải là lý do chính khiến ĐCSTQ từ chối đưa Paxlovid vào hệ thống bảo hiểm y tế (Medicare). ĐCSTQ đã từ chối sử dụng các loại vaccine COVID-19 đến từ Hoa Kỳ, cụ thể là của hai hãng dược Pfizer và Moderna.
Công nghệ vaccine mRNA do Moderna và Pfizer sử dụng mang lại mức độ bảo vệ cao hơn và lâu dài hơn so với công nghệ vaccine bất hoạt được các nhà sản xuất Trung Quốc sử dụng. Một số công ty dược phẩm Trung Quốc đang cạnh tranh để phát triển vaccine mRNA của riêng họ, nhưng cho đến nay, họ vẫn chưa thành công.
Từ năm 2020 đến năm 2021, Moderna và chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã đàm phán để đưa vaccine của hãng này vào thị trường Trung Quốc. Tháng Mười năm ngoái, Financial Times đưa tin rằng các cuộc đàm phán mua bán của Moderna ở Trung Quốc đã đổ vỡ sau khi công ty này từ chối yêu cầu của Bắc Kinh về việc chuyển giao công thức vaccine mRNA của mình.
Bắc Kinh đề nghị với các nhà sản xuất vaccine ngoại quốc hai cách để bán được hàng ở Trung Quốc: một là chuyển giao toàn bộ công nghệ cho một công ty sản xuất dược phẩm của Trung Quốc; hai là liên doanh với một công ty Trung Quốc để thành lập một nhà máy sản xuất tại Trung Quốc.
Các chuyên gia y tế lo ngại rằng việc chính quyền nước này từ chối đưa Paxlovid vào bảo hiểm y tế của Trung Quốc sẽ làm tăng thêm số ca tử vong do COVID-19 tại Hoa lục.
Cô Jenny Li đã viết bài cho The Epoch Times từ năm 2010. Cô đã đưa tin về các vấn đề chính trị, kinh tế, nhân quyền, và quan hệ giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc. Cô đã phỏng vấn sâu rộng các học giả, kinh tế gia, luật sư, và các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc ở Trung Quốc và hải ngoại.
13. Hồ sơ Twitter: Các nhà sản xuất vaccine lớn ‘gây sức ép’ lên Twitter để kiểm duyệt các nhà hoạt động về vaccine generic
Bill Pan
Thứ ba, 17/01/2023
Theo phần bổ sung mới nhất của “Hồ sơ Twitter”, các đại công ty dược phẩm — vốn đã thu về hàng tỷ dollar từ việc bán vaccine COVID — bị cáo buộc đã gây áp lực bức bách Twitter kiểm duyệt các nhà hoạt động thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức cần thiết để tạo ra vaccine generic (vaccine chung, đại trà, không cần bằng sáng chế).
Trong một loạt bài đăng trên Twitter, ký giả độc lập Lee Fang giải thích rằng năm 2020 đã có một “sự thúc đẩy quốc tế” buộc ngành công nghiệp dược phẩm này phải công khai các công thức bào chế vaccine COVID của mình để các quốc gia có thu nhập thấp có thể tự sản xuất vaccine thông thường, chi phí thấp.
Tuy nhiên, ký giả này cho biết, vốn xem đại dịch là “một cơ hội kiếm lợi nhuận chưa từng có,” các đại công ty sản xuất vaccine đã đáp lại lời kêu gọi trên bằng một “cuộc vận động hành lang rầm rộ” nhằm phá vỡ mọi nỗ lực chia sẻ tài sản trí tuệ liên quan đến phương pháp điều trị và vaccine COVID.
Trích dẫn các thư điện tử trao đổi nội bộ mà ông Elon Musk, chủ sở hữu tỷ phú mới của Twitter, gửi cho mình, ký giả Fang viết rằng, BioNTech, công ty đã phát triển vaccine COVID của Pfizer, đã trực tiếp gây áp lực buộc Twitter phải kiểm duyệt các tài khoản yêu cầu vaccine generic, giá rẻ.
Trong một thư điện tử ngày 12/12/2020, nhà vận động hành lang Twitter Nina Morschhaeuser nói với nhóm kiểm duyệt của nền tảng này rằng, BioNTech cùng chính phủ liên bang Đức đã cảnh báo cô về một chiến dịch trực tuyến sắp tới “nhắm vào các công ty dược phẩm đang phát triển vaccine COVID-19.”
“Các nhà chức trách đang cảnh báo về ‘những hậu quả nghiêm trọng’ của hành động này, tức là các bài đăng và bình luận ồ ạt ‘có thể vi phạm TOS (các điều khoản dịch vụ)’ cũng như ‘việc chiếm đoạt tài khoản người dùng,’” cô Morschhaeuser ở Âu Châu viết. “Đặc biệt là các tài khoản cá nhân của các thành viên hội đồng quản trị của các nhà sản xuất vaccine được cho là mục tiêu. Theo đó, các tài khoản giả mạo cũng có thể được tạo ra.”
Cô Morschhaeuser cũng đã chuyển tiếp một thư điện tử từ một đại diện của BioNTech, người dường như đã yêu cầu Twitter “ẩn” các bài đăng của các nhà hoạt động kêu gọi “phân phối vaccine COVID-19 công bằng.”
“Ví dụ, như một phần của các chiến dịch trực tuyến đó, có những lời kêu gọi liên lạc với BioNTech và các giám đốc điều hành của chúng tôi thông qua các hãng truyền thông xã hội,” Giám đốc Jasmina Alatovic của BioNTech đã viết trong thư điện tử bằng tiếng Đức kể trên. “Quý công ty có thể giúp chúng tôi ‘ẩn’ tài khoản Twitter công nghệ sinh học của mình trong hai ngày vào Chủ Nhật để các bình luận, v.v. không thể thực hiện được nữa không?”
Trong thư điện tử gửi tới Twitter của mình, cô Morschhaeuser đã nêu tên cụ thể các tài khoản công ty của Pfizer, BioNTech, Moderna, và AstraZeneca, những tài khoản mà cô nói rằng Twitter nên “để mắt tới” trong chiến dịch của các nhà hoạt động nói trên.
Cô cũng yêu cầu Twitter theo dõi các hashtag #PeoplesVaccine (Vaccine cho tất cả mọi người) và #JoinCTAP (Hãy gia nhập CTAP), dường như đề cập đến Liên minh Vaccine cho Tất cả mọi người, một nhóm hoạt động thiên tả yêu cầu quyền tiếp cận vaccine “công bằng” cho các nước kém phát triển; và Sáng kiến Tiếp cận Công nghệ COVID-19 (C-TAP) của Tổ chức Y tế Thế giới, một sáng kiến nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển vaccine COVID thông qua việc chia sẻ ý tưởng, dữ liệu, và công nghệ một cách tự nguyện và minh bạch.
“Không rõ rốt cuộc Twitter đã thực hiện những hành động gì đối với yêu cầu cụ thể này,” anh Fang nói. “Một số nhân viên của Twitter đã lưu ý trong các tin nhắn tiếp theo rằng không hành động vận động nào trong số này cấu thành hành vi lạm dụng. Nhưng công ty vẫn tiếp tục theo dõi các tweet.”
Trong một bài báo nêu chi tiết về Hồ sơ Twitter mới này, được đăng trên tạp chí trực tuyến The Intercept, anh Fang đã viết, “Cuối cùng, chiến dịch chia sẻ công thức vaccine COVID trên toàn thế giới đã thất bại.”
Kể từ năm 2023, trong khi Pfizer và Moderna đang cân nhắc tính phí cao tới 130 dollar mỗi liều đối với vaccine COVID hai liều mang thương hiệu của họ, chiến dịch cho các loại vaccine generic vẫn là một chủ đề ít người biết đến. Liên minh Vaccine cho Tất cả mọi người và các phong trào hoạt động cũng rất ít được các hãng thông tấn lớn ở Hoa Kỳ đưa tin, trong khi các bản cập nhật cho C-TAP chủ yếu được một số hãng thông tấn chuyên về chính sách ngoại giao hoặc tin tức sở hữu trí tuệ đưa tin.
The Epoch Times đã liên lạc với BioNTech để đưa ra bình luận và sẽ cập nhật bài báo này theo đó.
Anh Bill Pan là một phóng viên của The Epoch Times.
Minh Ngọc biên dịch
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức. (Ảnh: Báo điện tử Chính phủ)
14. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức
Trần Phong • 15:50, 17/01/23
Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026.Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức khi đang đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của đảng và Nhà nước.Ngày 17/1, Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XIII đã họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Nguyễn Xuân Phúc – Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XIII; Chủ tịch nước; Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Theo thông cáo được phát ngay sau cuộc họp, trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021, ông Nguyễn Xuân Phúc đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, điều hành phòng, chống dịch Covid-19 đạt kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Phúc chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều quan chức; trong đó có 2 Phó thủ tướng, 3 Bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Hai Phó thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 Bộ trưởng và nhiều quan chức khác bị xử lý hình sự.
Ban Chấp hành Trung ương đảng đã đồng ý để Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức và thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIII; Chủ tịch nước; Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Ban Chấp hành Trung ương đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện các thủ tục theo quy định.
Tiểu sử và quá trình làm việc của ông Nguyễn Xuân Phúc
Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20/7/1954, quê quán ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn (thuộc tỉnh Quảng Nam).
Năm 1997 – 2001: ông Nguyễn Xuân Phúc đảm nhận chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
Năm 2001 – 2006: ông Phúc giữ chức Phó bí thư tỉnh uỷ; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
Từ tháng 3/2006 đến tháng 5/2006: ông Nguyễn Xuân Phúc là Phó tổng thanh tra Chính phủ.
Từ tháng 6/2006 đến tháng 8/2007: ông Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Tháng 8/2007 đến tháng 7/2011: ông Nguyễn Xuân Phúc là Bộ trưởng; Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Tháng 8/2011 đến tháng 4/2016: ông Nguyễn Xuân Phúc là Phó thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht phát biểu trong một cuộc họp báo vào ngày 12/12/2022 tại Marienberg, Đức. (Ảnh: Jens Schlueter/Getty Images)
15. Bộ Trưởng Quốc phòng Đức từ chức
Huyền Anh • 07:12, 17/01/23
Hôm thứ Hai (16/1), Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã đệ đơn từ chức lên Thủ tướng Olaf Scholz. Quyết định của bà giáng một đòn mạnh vào ông Scholz ở thời điểm mà Đức đang hứng chịu áp lực phải tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, theo hãng tin Reuters.Theo hãng tin DW, động thái trên của bà diễn ra chỉ một tuần sau khi truyền thông Đức đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Đức có ý định từ chức sau thông điệp đầy tranh cãi mà bà Lambrecht đã đăng lên mạng xã hội vào đêm giao thừa. Thông điệp này đã hứng chịu không ít chỉ trích và làm suy yếu sự ủng hộ của bà trên chính trường Đức.Trong thông điệp của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Đức đã đề cập đến cuộc chiến ở Ukraine, với âm thanh của pháo hoa ở phía sau. Tuy nhiên, các thành viên của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) – phe đối lập – đã gọi thông điệp này là điếc tai và thúc giục bà từ chức.
Theo hãng tin BBC, bà Lambrecht bị chế nhạo vì tuyên bố rằng Đức sẽ viện trợ cho Ukraine 5.000 mũ bảo hiểm quân sự.
Christine Lambrecht: German defence minister resigns after blundersChristine Lambrecht’s exit comes amid pressure to allow the delivery of German-built tanks to Ukraine.
Đáp lại, thị trưởng Kyiv gọi việc Đức cung cấp 5.000 mũ bảo hộ cho Ukraine thay vì vũ khí trước mối đe dọa từ Nga chẳng khác nào”trò đùa”.
Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko nói ông không thể hiểu nổi đề nghị hỗ trợ mới đây của Đức.
“Hành động của Đức khiến tôi không nói nên lời. Bộ Quốc phòng Đức rõ ràng là không nhận ra chúng tôi đang phải đối mặt với lực lượng được trang bị hoàn hảo của Nga vốn có thể tấn công Ukraine bất cứ lúc nào. Không biết rồi đây Đức sẽ hỗ trợ gì nữa, gối ư?”, ông Klitschko nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Bild của Đức.
Chưa hết, bà cũng bị chỉ trích rộng rãi vì đã không cải thiện được lực lượng vũ trang vốn được cho là được trang bị kém của Đức.
Bà Lambrecht, một thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz, cũng bị chỉ trích khi có thông tin cho rằng bà đã đưa con trai mình đi du lịch bằng trực thăng quân sự.
Bà Lambrecht, 57 tuổi, giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng Đức kể từ khi ông Olaf Scholz trở thành Thủ tướng nước này vào tháng 12/2021. Trước đây bà từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Gia đình trong nội các của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Trong tuyên bố từ chức mà hãng thông tấn quốc gia Đức có được, bà Lambrecht nói rằng, trong nhiều tháng qua, các phương tiện truyền thông đã gây áp lực lớn đối với cá nhân bà, làm ảnh hưởng đến quá trình thảo luận các chính sách an ninh cũng như hoạt động của quân đội.
Theo Bộ trưởng Lambrecht, công việc của lực lượng vũ trang phải được đặt lên hàng đầu, do đó bà quyết định từ chức. Bà cảm ơn tất cả những người “đang hàng ngày hàng giờ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho đất nước”.
Trong khi đó, chính phủ Đức đang phải đối mặt với những lời kêu gọi viện trợ của Ukraine đối với xe tăng Leopard 2 do Đức chế tạo; hoặc ít nhất là chuyển giao những xe tăng này từ các quốc gia như Ba Lan.Thủ tướng Olaf Scholz cũng bị chỉ trích vì cách tiếp cận thận trọng trong việc gửi vũ khí hạng nặng tới Ukraine. Tuy nhiên, tuần trước ông đã đồng ý gửi xe chiến đấu bộ binh Marder cho đất nước đang bị chiến tranh tàn phá.Một nguồn tin chính phủ cấp cao nói với tôi rằng Berlin sẽ chỉ gửi Leopards nếu Hoa Kỳ đồng ý. Tuy nhiên, người đứng đầu nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall của Đức cảnh báo rằng, ngay cả khi quyết định đó được đưa ra, thì cũng phải đến năm 2024 hãng mới có thể giao xe.
Huyền Anh tổng hợp
16. SpaceX nộp đơn xin cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh Starlink ở Hàn Quốc
Phan Anh •Thứ ba, 17/01/2023Tờ Reuters đưa tin mới đây rằng công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã đệ đơn xin đăng ký kinh doanh với chính quyền Hàn Quốc để có thể triển khai dịch vụ Internet vệ tinh Starlink.
(Ảnh minh họa: Aleksandr Kukharskiy/Shutterstock)Cụ thể, SpaceX đã nộp đơn cho Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc để triển khai dịch vụ Starlink ở nước này. Bên cạnh đó, SpaceX cũng sẽ lập công ty đại diện ở Hàn Quốc để hoàn tất quá trình xin đăng ký kinh doanh.
Năm 2022, SpaceX đã phóng thành công thêm 46 vệ tinh Internet Starlink lên quỹ đạo. Theo hãng này, các vệ tinh của Starlink sẽ được thiết kế để phát sóng Internet băng thông rộng từ không gian về trái đất. Bên cạnh các vệ tinh gửi lên không gian, SpaceX sẽ xây dựng các ăn-ten thu phát sóng trên khắp địa cầu để nhận và gửi dữ liệu từ các vệ tinh về mặt đất, rồi từ đó người dùng có thể kết nối mạng Internet do SpaceX cung cấp trên thiết bị của mình.
Ưu điểm của Starlink là có thể cung cấp Internet đến bất kỳ đâu trên thế giới, ngay cả vùng xa xôi, hẻo lánh, những khu vực khó tiếp cận được với mạng Internet hoặc mạng di động thông thường. Tham vọng của SpaceX là dự án Starlink có thể phủ sóng Internet trên toàn cầu và đạt được tốc độ tối đa lên đến 1Gbps (tương đương 125MB/s).
Được biết, dự án Starlink của SpaceX hiện có hàng nghìn khách hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hồi tháng 9 năm ngoái, tỷ phú Elon Musk cho biết rằng Internet vệ tinh Starlink của hãng đã phủ sóng ở tất cả các lục địa, kể cả Nam Cực và công cụ này chỉ được sử dụng cho mục đích hòa bình.
Phan Anh
17. Virginia chặn việc xây dựng nhà máy liên doanh giữa Ford và công ty Trung Quốc
Bình Minh •Thứ ba, 17/01/2023Thống đốc bang Virginia, ông Glenn Youngkin cho biết vì vấn đề an ninh quốc gia của Hoa Kỳ liên quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nên ông không muốn Virginia tham gia vào dự án xây dựng nhà máy sản xuất pin của Công ty Ford Motor với một công ty Trung Quốc.
Thống đốc Virginia Glenn Youngkin (Ảnh: Flicrk/ Glenn Youngkin)Ngày 11/1, Thống đốc Đảng Cộng hòa, ông Glenn Youngkin nói với phóng viên: “Chúng tôi nghĩ rằng điều đúng đắn cần làm là không sử dụng Ford làm bình phong cho Trung Quốc thâm nhập vào Hoa Kỳ.”
Sau đó, ông Richard Cullen – Cố vấn pháp lý trưởng của Thống đốc Youngkin nói với “Washington Post” rằng việc hợp tác xây dựng dự án nhà máy pin liên quan đến “công nghệ về rủi ro an ninh quốc gia.”
Ông nói rằng “nhận thức chung” là việc liên kết với ĐCSTQ luôn chứa nhiều rủi ro. Ông gọi ĐCSTQ là “đảng độc tài chỉ có một mục tiêu: Tiêu diệt nước Mỹ và đạt được sự thống trị toàn cầu”.
Nhiều thập kỷ qua, ĐCSTQ đã âm thầm thực hiện mục tiêu chiến lược trở thành bá chủ thế giới bằng cách đánh cắp công nghệ và những thông tin cơ mật của Mỹ. Thủ đoạn ĐCSTQ dùng không chỉ thông qua tình báo kiểu truyền thống, mà còn theo những cách phi truyền thống.
Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Mỹ (NCSC) chỉ ra rằng ĐCSTQ “đã có những nỗ lực to lớn” trong việc mua lại công nghệ của Mỹ, bao gồm bí mật thương mại nhạy cảm và thông tin độc quyền.
Theo báo cáo của NCSC, Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng các chuyên gia khoa học công nghệ để đánh cắp công nghệ của Mỹ.
Ông giải thích vấn đề cân bằng giữa các chính sách thu hút doanh nghiệp đến bang Virginia, và rủi ro an ninh quốc gia do liên quan đến Trung Quốc.
“Tôi từng nói rằng tôi hy vọng ‘Made in America’ sẽ có nghĩa là ‘Made in Virginia’. Nhưng tôi muốn nói rõ rằng ‘Made in Virginia’ không thể trở thành bình phong cho ĐCSTQ,” ông Youngkin nói.
Trong bài phát biểu của mình, Thống đốc Youngkin cũng nêu bật dự luật cấm các thực thể nước ngoài có quan hệ với Trung Quốc mua đất nông nghiệp tại bang Virginia.
Ông giải thích: “Người dân Virgin – không phải ĐCSTQ – mới nên có vùng đất nông nghiệp trù phú và tươi tốt mà Chúa đã ban cho chúng ta. Nếu không thì rủi ro quá cao và hậu quả quá lớn.”
Tháng trước, Thống đốc Youngkin đã ban hành lệnh cấm sử dụng các ứng dụng truyền thông xã hội do các công ty Trung Quốc kiểm soát như TikTok và WeChat, trên thiết bị của Chính phủ tại bang Virginia.
Ngày 29/12/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thành luật chi ngân sách tài khóa 2023 (dài 4.126 trang), trong đó thông qua việc cấm TikTok trên 4 triệu thiết bị thuộc Chính phủ Mỹ, theo hãng tin NBC News.
Theo báo cáo đầu tiên của Daily Caller vào tháng 12/2022, ông Youngkin đã chỉ đạo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Virginia (VEDP), loại bỏ Virginia khỏi danh sách ứng cử viên tham dự vào dự án nhà máy pin Ford, và không đưa ra các chính sách ưu đãi.
Theo Bloomberg, một thỏa thuận giữa Ford và Công Ty TNHH Công Nghệ Năng Lượng Mới Thời đại Ninh Đức (CATL) của Trung Quốc nhằm cung cấp pin cho xe điện của Ford, sẽ giúp CATL có đủ điều kiện tiếp cận các ưu đãi thuế sản xuất sinh lợi theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA).
Báo cáo cũng cho biết cơ cấu sở hữu của thỏa thuận này sẽ chứng kiến việc Ford sở hữu 100% cổ phần của nhà máy này, còn CATL sở hữu công nghệ và vận hành.
CATL là nhà sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới, cung cấp pin cho các nhà sản xuất ô tô như General Motors (GM), Ford và Tesla. Năm 2021, New York Times đưa tin, Bắc Kinh đã hỗ trợ chính sách mềm rất nhiều cho CATL, như trợ cấp và sửa đổi các yêu cầu kiểm tra tính năng an toàn.
The Times dẫn lời ông Michael Dunne, cựu Giám đốc điều hành của GM tại châu Á, cho biết: “Có vẻ như CATL chắc chắn là một ý tưởng và sản phẩm nằm trong một kế hoạch tổng thể.” Con trai của Tổng thống Biden, Hunter Biden, từng nằm trong ban giám đốc của CATL.
Về thỏa thuận với CATL, một phát ngôn viên của Ford tiết lộ với tờ Virginia Mercury, rằng Ford có kế hoạch xây dựng một nhà máy pin mới vào năm 2026, hơn nữa “các cuộc đàm phán với CATL vẫn đang tiếp tục.”
Người phát ngôn của VEDP cho biết, tổ chức này không bình luận về “các dự án chưa được công bố công khai”.
Chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden mở rộng sang việc khuyến khích những công ty nước ngoài, bao gồm cả các nhà sản xuất Trung Quốc đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất tại Mỹ, hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng nội địa và tạo thêm nhiều việc làm.
Trong một thông cáo báo chí của Cơ quan Thương mại Arizona, Công ty JA Solar Technology cho biết, họ sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất bảng pin điện mặt trời trị giá 60 triệu USD tại thành phố Phoenix, bang Arizona, và lên kế hoạch đưa vào hoạt động vào quý IV năm 2023.
Bình Minh (t/h)
Công chúng ở Hồng Kông, hôm 07/11/2022. (Ảnh: Big Mack/The Epoch Times)
18. Hồng Kông xếp vị trí cuối cùng về chỉ số hạnh phúc trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương
Nie Law và Ying Cheung
Thứ ba, 17/01/2023
Hai cuộc khảo sát về mức độ hạnh phúc của người Hồng Kông đã được công bố trong tháng trước. Năm ngoái (2022), Votee – một công ty tư vấn nghiên cứu thị trường – đã tiến hành một cuộc khảo sát ở bảy khu vực của Á Châu để hỏi người dân về mức độ hạnh phúc của họ. Ngoài ra trước đó vào đầu tháng 11/2022, Viện Nghiên cứu Dư luận Hồng Kông (HKPORI) cũng đã tiến hành một cuộc thăm dò về mức độ hạnh phúc và công bố kết quả vào tháng Mười Hai.
Nghiên cứu của Votee
Trong nghiên cứu của mình, công ty nghiên cứu thị trường Votee phát hiện ra rằng chỉ số hạnh phúc của Hồng Kông trong năm qua đã bị tụt lại so với các quốc gia lân bang. Trên thang điểm tuyệt đối là 10, thì chỉ số hạnh phúc chung của Hồng Kông chỉ đạt trung bình 5.6 và xếp hạng chót trong số các nước khác ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Chỉ số này của Hồng Kông đạt mức thấp nhất là 5.33 vào tháng 10/2022, nhưng sau khi áp dụng các biện pháp mở cửa, thì chỉ số này đã cải thiện lên 6.11 vào tháng Mười Hai cùng năm.
Cuộc khảo sát của Votee được thực hiện từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2022, với tổng số 17,975 mẫu khảo sát. Điểm số của Hồng Kông từ tháng 11/2021 đến tháng 04/2022 gần như không nhúc nhích, chỉ dao động quanh mức trung bình là 5.38. Chỉ số này đã tăng lên 5.67 vào tháng 05/2022 khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, nhưng sau đó thì chỉ số này lại tiếp tục giảm dần và chạm mức thấp nhất là 5.33 vào tháng 10/2022. Khi các biện pháp giãn cách xã hội sắp được dỡ bỏ hoàn toàn vào tháng 11/2022, chỉ số này đã đạt điểm cao nhất là 6.12.
Tuy nhiên, chỉ số hạnh phúc chung của Hồng Kông trong năm qua vẫn kém xa so với các nước khác trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Thái Lan đứng đầu với số điểm 7.62, tiếp theo là Philippines 7.59, Indonesia 7.45, và Đài Loan xếp thứ 6 với số điểm 6.17, cao hơn Hồng Kông một bậc.
Việc ban hành quy định xét nghiệm bắt buộc và siết chặt các biện pháp hạn chế góp phần vào cảm xúc tiêu cực
Nhìn lại khoảng thời gian mà điểm số của Hồng Kông trì trệ, tức là từ tháng 11/2021 đến tháng 04/2022, trùng với thời điểm chính quyền siết chặt các biện pháp phòng chống dịch, đồng thời cũng là lúc cao điểm của đợt bùng phát thứ 5. Chính quyền quy định rằng bắt đầu từ ngày 01/11/2021, toàn bộ công chức và người dân, ngoại trừ những người được miễn trừ, phải quét mã QR của địa điểm bằng ứng dụng di động “An Tâm Xuất Hành” (LeaveHomeSafe) trước khi được phép vào các tòa nhà chính quyền và trụ sở văn phòng. Biện pháp này đi ngược lại với tuyên bố trước đó của chính quyền rằng họ sẽ không bắt buộc người dân phải cài đặt ứng dụng nói trên. Vào thời điểm đó, một số công dân không hài lòng vì những lo ngại về quyền riêng tư chẳng hạn như việc ứng dụng theo dõi hoạt động đi lại của người dân vẫn chưa được giải quyết. Đồng thời, những vấn đề thực tế cũng tồn tại như người già không biết sử dụng ứng dụng hay người vô gia cư không có điện thoại di động.
Kể từ tháng 12/2021, chính quyền đã nhiều lần siết chặt và gia hạn các biện pháp chống dịch. Hồi đầu tháng 02/2022, chính quyền thành phố này thậm chí còn hạn chế nhiều gia đình tụ họp với nhau và giới thiệu Giấy thông hành Vaccine, có hiệu lực từ ngày 24/02/2022. Chính quyền đã siết chặt và nới lỏng các quy định về Giấy thông hành Vaccine vào các thời điểm khác nhau. Theo quy định nghiêm ngặt nhất, những người chưa chích bất kỳ mũi vaccine nào không được phép dùng bữa trong nhà hàng; mọi người đều phải cho xem Giấy thông hành Vaccine khi vào trường học, nơi thờ phượng, siêu thị, chợ thực phẩm tươi sống, trung tâm mua sắm, cửa hàng bách hóa, tiệm hớt tóc, trung tâm thể dục, rạp chiếu phim, nhà hát, thẩm mỹ viện, v.v.
Hồi cuối tháng 02/2021, chính quyền thông báo rằng họ có thể thực hiện xét nghiệm bắt buộc đối với mọi công dân vào tháng Ba. Bà Trần Triệu Thủy (Sophia Chan Siu-chee), Bộ trưởng đương thời của Cục Y tế và Thực phẩm, nói rằng bà không loại trừ hoàn toàn khả năng “áp đặt lệnh phong tỏa,” điều này đã gây ra một cơn sốt mua hàng tích trữ tại các siêu thị và chợ thực phẩm tươi sống ở các quận khác nhau, dẫn đến các loại thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày đã không còn để bán. Cũng có tin đồn rằng chính quyền sẽ cử cảnh sát chống bạo động đến canh giữ các địa điểm diễn ra quy trình xét nghiệm bắt buộc, chủ yếu để hộ tống bệnh nhân và phong tỏa các địa điểm xét nghiệm để ngăn không cho người dân rời đi trước khi cuộc xét nghiệm bắt đầu.
Đó cũng là thời điểm Hồng Kông bước vào đỉnh điểm của đợt bùng phát dịch bệnh thứ 5. Hệ thống y tế quá tải, các khu cấp cứu chật ních bệnh nhân. Thậm chí, nhiều bệnh viện phải sắp xếp khu cách ly dã chiến ngoài trời khiến bệnh nhân phải chờ đợi giữa trời gió lạnh. Số ca tử vong cũng tăng mạnh khi nhà xác bệnh viện chật kín người, các túi đựng tử thi được đặt trên sàn của khu cấp cứu bên cạnh những bệnh nhân khác.
Chỉ số hạnh phúc tăng lên trùng với thời điểm các hạn chế chống dịch được nới lỏng
Đến cuối tháng Ba, chính quyền tuyên bố ngừng xét nghiệm bắt buộc đối với mọi công dân. Vào tháng Tư, chính quyền bắt đầu phát đợt phiếu giảm giá tiêu dùng điện tử đầu tiên và thông báo sửa đổi một đợt kế hoạch bảo vệ việc làm mới. Từ ngày 21/04, chính quyền nới lỏng hạn chế tụ tập bốn người và cho phép người dân dùng bữa ở ngoài trở lại. Tất cả những nới lỏng trên đã giúp chỉ số hạnh phúc tăng lên trong tháng Năm, nhưng đây chỉ là sự cải thiện tạm thời khi các hạn chế tiếp theo được áp dụng. Chỉ số này sau đó đã giảm cho đến tháng Mười.
Vào tháng 11/2022, điểm số cao nhất được ghi nhận trùng hợp với việc bãi bỏ quy định cách ly ở khách sạn đối với khách du lịch nhập cảnh vào ngày 26/09 và chuyển sang ba ngày tự cách ly. Kể từ đó, nhiều người Hồng Kông đã đi du lịch ngoại quốc, và các biện pháp giãn cách xã hội đã được nới lỏng hơn nữa vào ngày 20/10. Vào thời điểm đó, giới hạn tụ tập tối đa đã tăng từ 4 lên 12 người, đồng thời các hoạt động biểu diễn và khiêu vũ trực tiếp ở các địa điểm ăn uống, quán bar/quán rượu, hộp đêm/câu lạc bộ đêm, rạp chiếu phim, bảo tàng, câu lạc bộ/khách sạn, phòng họp trong các nhà khách tập thể/phòng đa năng trong các khách sạn cũng đã được cho phép.
HKPORI đánh giá mức độ hạnh phúc của người Hồng Kông trong 10 lĩnh vực
Cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu Dư luận Hồng Kông (HKPORI) thực hiện vào đầu tháng 11/2022 cho thấy tỷ lệ cảm thấy hạnh phúc, hoặc không hạnh phúc của người Hồng Kông gần như là 1:1; tuy nhiên, tình hình này được cho là đã cải thiện đáng kể so với ba năm trước. Nhưng cuộc khảo sát này cho thấy người Hồng Kông cảm thấy họ bị mất đi nhiều quyền chính trị, họ không thể sống trong hòa bình, và cuộc sống của họ không vô tư như trước.
Cuộc khảo sát của HKPORI đã đánh giá mười “Chỉ số Hạnh phúc Xã hội” bao gồm hạnh phúc và an toàn cá nhân; tận hưởng tự do cá nhân; cơ hội việc làm phù hợp; không sợ hãi; bảo vệ các nhóm bị thiệt thòi; công bằng và công lý trong tố tụng tư pháp; hạnh phúc của trẻ em; quyền lợi chính trị; chung sống hòa bình; và sống một cuộc đời vô ưu vô lo.
Cuộc thăm dò này được tiến hành vào đầu tháng 11/2022 và kết quả được công bố vào tháng Mười Hai. Một mẫu ngẫu nhiên gồm 1,001 cư dân Hồng Kông từ 18 tuổi trở lên đã được phỏng vấn qua điện thoại. Kết quả cho thấy người Hồng Kông cảm thấy an toàn cá nhân là lĩnh vực họ hài lòng nhất với 6.68 điểm. Ngoài ra, người dân cũng thể hiện niềm tin tích cực rằng người Hồng Kông được hưởng tự do cá nhân, có quyền tự do cá nhân, có cơ hội việc làm phù hợp, không sợ hãi, các nhóm bị thiệt thòi được bảo vệ, thủ tục tố tụng tư pháp công bằng, và trẻ em lớn lên trong hạnh phúc. Điểm số cho những lĩnh vực này lần lượt là 5.89, 5.60, 5.24, 5.21, 5.16, và 5.02.
Tuy nhiên, ba chỉ số hạnh phúc xã hội cuối cùng: quyền chính trị, an cư (sống trong hòa bình), và cuộc sống không phải lo lắng, được chấm dưới năm điểm, cho thấy đánh giá của công chúng là tiêu cực, với mức điểm lần lượt chỉ là 4.61, 4.46, và 4.23, điều đó có nghĩa là người dân Hồng Kông nghĩ rằng họ đã mất rất nhiều quyền chính trị và họ không được sống trong hòa bình. Nhưng so với nửa năm trước, tất cả các chỉ số này đều ghi nhận sự gia tăng đáng kể. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Votee, cảm xúc tích cực của người dân được cải thiện hơn nữa vào tháng 11/2022.
Nhà bình luận các vấn đề thời sự, ông Viên Di Xương (Derek Yuen Mi-chang), nói rằng người dân Hồng Kông hạnh phúc hơn những năm trước vì mọi người đang dần “tìm lại được chính mình” trong chính trị và đại dịch. Người ta ước tính rằng khi đại dịch qua đi, họ có những kỳ vọng về cuộc sống tương lai, nhưng vẫn tiềm ẩn những lo lắng rằng thế giới đang đối mặt với khả năng suy thoái kinh tế và khủng hoảng địa chính trị.
Nhả báo tự do là một người đang sống hải ngoại rời Việt Nam ngày 27/4/1975 và trở lại đất nước 10/9/2011 và thay đổi tầm nhìn. Nhưng tính cách làm báo với chủ trương tôn trọng sự thật nên tin tức của ông được chiếu cố bởi những người thích sự ngay thẳng.