Lọc Hoá Dầu Nghi Sơn Cam Kết, Cung ứng Đủ Xăng Dầu Cho Dịp Tết Mừng Xuân Quý Mão 2023, Sau Trục Trặc

kp[kopkopkopkokok.png

(Hình: Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn.)

– Lọc hoá dầu Nghi Sơn cam kết sẽ bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu trong dịp Tết sau khi một phân xưởng của nhà máy bị trục trặc kỹ thuật phải ngừng hoạt động từ đầu tháng 1.

Truyền thông nhà nước cho biết, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu một đoàn công tác đã đến làm việc với Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn (NSRP) vào ngày 12/1/2023. Ông Diên thúc giục nhà máy khẩn trương khắc phục trục trặc để bảo đảm nguồn cung xăng dầu.

Dự kiến, trục trặc kỹ thuật sẽ được khắc phục xong trước ngày 15/1/2023. Theo tính toán, lượng xăng dầu thiếu hụt do trục trặc vào khoảng 120.000m3. NSRP sẽ cấp bù sản lượng thiết hụt trước Tết Nguyên đán 2023.

Theo kế hoạch dược lãnh đạo nhà máy báo cáo, NSRP dự kiến đạt công suất 79,6% trong năm nay, tương ứng khoảng 7,96 triệu tấn dầu thô sẽ được chế biến.

Tổng sản lượng cung cấp ra thị trường trong tháng 1 dự kiến đạt 600.000m3. Sản lượng xăng dầu kế hoạch đã báo cáo (tối thiểu) của tháng 2 là 620.000m3 và tháng 3 là 770.000m3.

Trước đó, vào đầu tháng 1, Bộ Công Thương cho báo chí biết, do trục trặc tại NSRP, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 120.000 mét khối xăng dầu từ đầu tháng cho đến Tết âm lịch.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có vốn đầu tư chín tỉ Mỹ kim và là nhà máy lọc hoá dầu lớn nhất của Việt Nam, đặt tại tỉnh Thanh Hoá. Nhà máy có công suất 200.000 thùng dầu thô một ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm.

Từ khi chính thức đi vào vận hành đến ngày 31/12/2022, nhà máy đã tiếp nhận khoảng 39,1 triệu tấn dầu thô, sản xuất khoảng 30 triệu tấn sản phẩm các loại. Riêng trong năm 2022, nhà máy cung cấp cho thị trường trong nước trên 6,2 triệu tấn xăng dầu các loại.

Báo Cáo: Kinh Tế Việt Nam Sẽ Phải Đối Mặt Với Rất Nhiều Trở Ngại Trong Năm 2023! 

k=ppkp[kp[kpkp[kp[p.jpg

(Hình: Sài Gòn – nơi được mệnh danh là “đầu tàu kinh tế” của Việt Nam. Báo cáo mới dự đoán triển vọng kinh tế của Việt Nam năm 2023 sẽ có nhiều biến động hơn so với năm 2022.)

– Theo một báo cáo vừa được công bố vào ngày 12/1/2023 của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), triển vọng kinh tế của Việt Nam dự kiến sẽ có nhiều biến động hơn so với năm 2022, với mức tăng trưởng GDP dự kiến đạt 6,83% và lạm phát là 3,69% trong tình huống tích cực nhất.

Trong trường hợp xấu hơn, nền kinh tế Việt Nam có thể đạt tăng trưởng 6,47% và lạm phát có thể lên tới 4,08% trong năm nay.

Báo cáo cũng cho biết những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt bao gồm tình trạng lây lan của các biến thể COVID-19 và các bệnh dịch mới, áp lực lạm phát đang diễn ra và cạnh tranh địa chính trị ngày càng gia tăng.

Nếu kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, Việt Nam có thể tiếp tục cải cách và thúc đẩy các biện pháp tài khóa và tiền tệ để giúp phục hồi tăng trưởng kinh tế, báo cáo đưa ra khuyến nghị.

Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế cũng sẽ phụ thuộc đáng kể vào khả năng đa dạng hóa thị trường xuất cảng, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do và quản lý rủi ro liên quan đến xu hướng giảm giá của các đồng tiền trong khu vực so với đồng Mỹ kim, vẫn theo báo cáo.

Các nhà nghiên cứu cũng đề nghị những ưu tiên về chính sách của Việt Nam cần tiếp tục tập trung vào việc cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và cải cách hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn đối với đổi mới sáng tạo và môi trường, gắn liền với giải quyết hiệu quả các rủi ro trong môi trường kinh tế quốc tế đầy biến động.

Tuần trước, Ngân hàng Standard Chartered công bố dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 7,2% và lạm phát là 5,5% trong năm nay. Mức lạm phát này cao hơn chỉ tiêu 4,5% mà Việt Nam đặt ra trong năm nay. Theo Ngân hàng Standard Chartered, thâm hụt tài khóa của Việt Nam có thể kéo dài và là nguồn gốc của lạm phát.

Tin Nữ Sinh HUFLIT Bị Xâm Hại Tình Dục: Công Luận Cần Sự Thật!

*

vuyftguyguiu.jpg

 (Hình: Một người lính dạy cách sử dụng súng trong một buổi huấn luyện quân sự tại một trường học ở Hà Nội năm 2006.)

Mạng xã hội 2 hôm nay lan truyền hai video clip và tin đồn 2 nữ sinh học quân sự bị các quân nhân xâm hại tình dục đến nỗi phải tự tử.

Sự việc trở nên khuất tất, gây thắc mắc khi video clip được cho là quay tại trường Quân sự Quân khu 7 với tiếng thét thất thanh của một cô gái và tiếng nạt nộ của một người đàn ông bị xóa khỏi các mạng xã hội. Trên các diễn đàn dành cho sinh viên, nhiều bài đính chính được đưa ra. Thay vào đó là công văn từ Trường Quân sự Quân khu 7 khẳng định thông tin sai sự thật và đòi xử phạt những ai lan truyền tin này.

Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học Tp. HCM (HUFLIT) và Trường Quân sự Quân khu 7 cũng đã có cuộc họp báo về sự việc vào chiều ngày 12 tháng 1 năm 2023. Theo báo chí Nhà nước, buổi họp báo có sự tham dự của nhân chứng là cô sinh viên quay đoạn clip. Cô này phát biểu: “Vì sơ suất của em mà clip đã bị cắt ghép, đẩy đi quá xa. Em thật sự xin lỗi!”

Trả lời báo chí, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng HUFLIT thì khẳng định trường là nạn nhân từ một thông tin hoàn toàn bịa đặt. Nhà trường yêu cầu sinh viên không lan truyền thông tin thất thiệt, tránh bị dư luận dẫn dắt.

Hiện cả hai trường là Đại học Ngoại ngữ-Tin học Tp. HCM và Quân sự Quân khu 7 đều đã mời công an xác minh sự việc.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, buổi họp báo đã không đưa cô sinh viên bị nói là xâm hại tình dục, mà cả hai trường phủ nhận, ra đối chất nên sự việc vẫn chưa rõ ràng. Ông nói thêm:

“Tôi cho rằng đây là một sự việc vô cùng trầm trọng về tính chất, khuất tất về mặt thông tin. Vì vậy tôi đề nghị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần phải điều tra, làm rõ trong thời gian sớm nhất. Phải trả lời trước công luận trên toàn cõi Việt Nam sự việc như thế nào. Bởi lẽ, thứ nhất nó ảnh hưởng tới danh dự của quân đội. Ảnh hưởng tới quân đội là ảnh hưởng tới danh dự của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà đảng Cộng sản Việt Nam không có một lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân.

Thứ hai, cần phải làm rõ sớm bởi vì sự việc này đang gây hoang mang phẫn nộ tột cùng cho hàng chục triệu sinh viên học sinh và phụ huynh học sinh, vì không có một trường Đại học nào mà không phải học quân sự. Thứ ba, cần phải làm rõ để trả lại sự trong sạch cho quân đội; trả lại danh dự phẩm giá cho trường Đại học Huflit cũng như khẳng định niềm tin của người dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam có hay không”.

Đại tá Hà Công Chờ, Phó Chính ủy Quân khu 7 khẳng định tại buổi họp báo rằng, tại Trường Quân sự Quân khu 7, mỗi một phòng sinh hoạt của các em có 18 người, nhiều phòng liền với nhau, nhiều tầng. Do đó, không có chuyện xảy ra việc hiếp dâm, chết người. Đại tá Chờ cho rằng, thông tin thất thiệt lan truyền ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín danh dự của cả hai trường.

Đại tá Nguyễn Tiến Sơn – chủ nhiệm chính trị Trường Quân sự Quân khu 7 – nói với báo chí rằng, sắp tới sẽ xem xét ra quy định hạn chế sinh viên học quân sự mang điện thoại trong quá trình học để ghi hình các khu vực tập quân sự. Sinh viên vẫn được sử dụng điện thoại bình thường khi ở khu vực sinh hoạt.

Ông Minh Đức, một cựu quân nhân, nói với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) rằng, chuyện cấp trên bạt tai, đá đít lính là có. Cũng có những chuyện nghiêm trọng bị bưng bít vì bệnh thành tích và bệnh dối trá có tập quán lâu đời. Nhưng với tin nữ sinh bị hiếp dâm tập thể như vừa nói thì ông Đức cho rằng không thể xảy ra. Ông phân tích:

“Khách quan mà nói bằng cảm tính cá nhân và cảm nhận cá nhân của tôi thì, thứ nhất, tôi đã trải qua mười mấy năm ở trong quân đội; thứ hai, ngôi trường này tôi đã từng tập huấn cả tháng trời ở đó, tôi có thể khẳng định 99% là không thể xảy ra câu chuyện như vậy.

Tôi có cảm giác mới đầu họ muốn thả lỏng cái tin này để cho dư luận bớt quan tâm đến những vấn đề khác trong xã hội. Đến khi thấy tin này lan quá nhanh như vết dầu loang thì họ phải tổ chức họp báo vào chiều nay để chận lại. Không thể xảy ra chuyện hiếp dâm cô nữ sinh này khi tất cả các bạn của cô đang ở chung trong một phòng như thế”.

Một số người cho rằng, do xã hội có quá nhiều điều dối trá; nhiều vụ án mạng liên quan đến quân đội bị bưng bít nên người dân không còn tin vào những gì trên báo chí chính thống nữa, mà họ tin vào mạng xã hội.

Tháng 6 năm 2021, quân nhân Trần Đức Đô tử vong khi làm nghĩa vụ quân sự ở Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường Đại học quân sự Quân khu 1 (tỉnh Thái Nguyên) đã làm dấy lên thực trạng bạo lực trong quân đội Việt Nam. Đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1 sau đó dẫn kết luận của Cơ quan điều tra quân đội xác định, quân nhân Trần Đức Đô “tự treo cổ” không lý do. Người nhà của quân nhân này nói rằng Đô đã bị giết hại và đòi phải điều tra xác minh.

Năm tháng sau, quân nhân nghĩa vụ quân sự Nguyễn Văn Thiên cũng tử vong khi đang là lính thuộc Tiểu đoàn BB50, Trung đoàn BB991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai đã thông tin ban đầu về nguyên nhân tử vong của quân nhân Nguyễn Văn Thiên là do tự té ngã, xuất huyết não.

Sau đó, Viện Kiểm sát Quân sự khu vực 52 thuộc Quân khu 5, Bộ Quốc phòng phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với ba bị can là quân nhân thuộc Tiểu đoàn BB50 để điều tra với cáo buộc “Cố ý gây thương tích”, liên quan đến cái chết của quân nhân Nguyễn Văn Thiên.

Thực hư chuyện nữ sinh trường HUFLIT bị quân nhân trường Quân sự Quân khu 7 hiếp dâm đến nỗi phải tự tử chưa được phía công an trả lời cho công luận. Nếu sự việc có thật mà bị ém nhẹm thì liệu những hội, đoàn về phụ nữ có lên tiếng bảo vệ cho nạn nhân hay không?

Bà Tăng Thị Duyên Hồng, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Coins4Change chuyên hoạt động trong lãnh vực bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em nói với RFA tối 12 tháng 1:

“Việt Nam có rất là nhiều hội như Hội Phụ nữ, Hội Bà mẹ-Trẻ em và rất nhiều NGO hoạt động trong lĩnh vực nữ giới, nhưng Hội Phụ nữ lại không có quyền của Hội Phụ nữ. Chẳng bao giờ thấy hội lên tiếng gì cả. Thông thường thì họ chỉ nói những điều tuyên truyền thôi chứ không làm những hành động can thiệp vào các sự việc. Họ có những chương trình, Nghị quyết của nhà nước từ trung ương chia xuống các tỉnh, các của các huyện, các xã…. Họ có những cái gọi là ‘nhiệm vụ năm’.

Còn khi có chuyện gì xảy ra thì họ đưa ra một thái độ chung chung, đó là hòa giải. Còn những sự kiện mà mình thường thấy ở trên mạng xã hội thì gần như họ né tránh việc bày tỏ quan điểm. Còn những trường hợp cần lên tiếng cho phụ nữ thì cơ quan mình cũng hy vọng Hội Phụ nữ Việt Nam sẽ có một thông điệp, một phát ngôn đại diện cho cơ quan bảo vệ cho quyền phụ nữ. Nhưng gần như mình không thấy. Họ không có thông lệ đó”.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam bị nhiều phụ nữ trong nước cho là “một tổ chức ngốn ngân sách và vô ích”, bởi chức năng thật sự của hội này chỉ là tuyên truyền, bảo vệ Đảng, chứ không đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ Việt Nam.

Vụ Nữ Sinh HUFLIT: Cần Minh Bạch Thông Tin Thay Vì Đòi Xử Phạt Người Đưa Tin!

*

ik0hiouhuhhhoho.jpg

 (Hình: Sinh viên trường HUFLIT học quân sự.)

Có hơn 200.000 lượt tìm kiếm cụm từ “HUFLIT quân sự” trên công cụ Google ở Việt Nam chỉ trong ngày 11/1/2023.

Trước đó, mạng xã hội lan truyền hai đoạn clip trong đêm được cho là xảy ra tại trường Quân sự Quân khu 7, một trong số đó có tiếng kêu thất thanh của nữ sinh và đoạn clip còn lại cho thấy một nữ sinh được nhiều người bế đi.

Các trang Facebook của sinh viên dẫn các tường thuật giấu tên cho biết, có vụ nữ sinh bị các quân nhân xâm hại tình dục khi sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học Tp. HCM (HUFLIT) đang tham gia khóa học Giáo dục Quốc phòng, An ninh tại đây.

Tuy nhiên, các đoạn video và thông tin về sự việc liên quan bị xóa khỏi các mạng xã hội trong sáng 12/1, thay vào đó là công văn từ Trường Quân sự Quân khu 7 khẳng định thông tin sai sự thật và đòi xử phạt những ai lan truyền tin tức giả mạo.

Cần Minh Bạch Thay Vì Chặn Thông Tin, Xử Phạt Người Đưa Tin

Luật sư Lê Nguyễn Duy Hậu, nhà nghiên cứu luật và chính sách tại Sài Gòn, viết trên Facebook cá nhân có hơn 30.000 người theo dõi rằng, hai đoạn clip không rõ ràng có thể là mồi lửa, “nhưng thứ làm bùng lên ngọn lửa phẫn nộ đến mức không cần suy nghĩ nữa chắc chắn là lời đe dọa dùng Luật Anima (Luật An ninh mạng – PV) để xử những ai dám phao tin của trường quân sự.

Sau đó thì ngọn lửa càng được thổi bùng lên khi một thế lực nào đó tìm cách chữa cháy bằng việc đổ thêm dầu kiểm duyệt, xoá bài… vào.

Những người làm truyền thông cho trường quân sự đã bỏ qua cơ hội bằng vàng để minh bạch, đàng hoàng nói cho dư luận rằng họ không bao che cho ai. Thay vào đó, họ tìm cách giữ thể diện”.

Theo thạc sỹ luật học từ Đại học Pennsylvania, Mỹ (theo học bổng Fulbright), thay vì sẵn sàng đối mặt với bất bình của dư luận bằng sự đối thoại, những người liên quan chọn cách bịt miệng sự việc vì “minh bạch không phải là thứ đầu tiên họ nghĩ đến”.

Từ Đức, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết môn học Giáo dục Quốc phòng-An ninh (GDQP-AN) là bắt buộc đối với sinh viên Đại học và chứng chỉ của môn này là một trong những điều kiện để xét tốt nghiệp cao đẳng, Đại học.

Thông tư của Liên Bộ Quốc phòng – Đại học và Trung học chuyên nghiệp năm 1980 quy định việc dạy chương trình quân sự này được tổ chức ngay tại trường, tuy nhiên theo quy định hiện hành sinh viên sẽ đến học tập trung tại các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng nếu trường không có trung tâm GDQP-AN. Luật sư Đài khẳng định:

“Việt Nam đang là thời bình, việc giáo dục quốc phòng mang tính hình thức. Tuy nhiên, nếu không có điểm môn này thì sinh viên không thể ra trường”.

Ông nói đối với sinh viên nam, chương trình này không nặng nhọc, tuy nhiên, một số nữ sinh gặp khó khăn để vượt qua môn này, do vậy tình trạng sử dụng tiền hoặc tình để đổi điểm là chuyện có thể xảy ra.

Theo luật sư có nhiều năm hành nghề ở Hà Nội, nếu đây chỉ là tin đồn thì việc đối phó với tin đồn rất dễ dàng, bằng cách đưa hai cô gái mà theo trường thì họ có mâu thuẫn cá nhân, lên giải trình trước công luận.

Thay vì vậy, Trường Quân sự Quân khu 7 lại cho người được cho là chủ nhân của hai đoạn video clip lên phủ nhận thông tin mà cô này đã đưa lên mạng xã hội.

Trường Quân Sự Quân Khu 7 Họp Báo Phủ Nhận Thông Tin

Trong buổi họp báo chiều ngày 12/1, Trường Quân sự Quân khu 7 bác bỏ tin đồn hai nữ sinh của Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học Tp. HCM bị hiếp dâm hoặc nhảy lầu tự tử vào tối thứ hai (ngày 10/1) trong khuôn viên của trường tại quận 12 (Sài Gòn).

Đại tá Nguyễn Tiến Sơn, chủ nhiệm chính trị Trường Quân sự Quân khu 7, cho biết sự việc diễn ra vào tối 10/1 trong một lớp học quân sự 18-20 người mà học viên là sinh viên của HUFLIT.

Khi đó một sinh viên bị mất tiền và các bạn đổ lỗi cho một nữ sinh, người này cho là bản thân bị nghi ngờ oan nên, xô cửa ra ngoài, la hét, khóc lóc do bị ảnh hưởng tâm lý.

Sau khi nghe thấy, cán bộ đại đội của trường đã đưa sinh viên này xuống phòng làm việc để nắm tình hình. Trong lúc này, một nữ sinh viên tòa nhà đối diện đang gác trường đã tò mò quay clip. Nữ sinh này chia sẻ clip cho hai bạn khác, tuy nhiên không đề cập đến nội dung của clip.

Một nữ sinh được cho là người quay clip cũng đính chính sự việc trong buổi họp báo cho rằng, đoạn clip được quay khi cô đang trực ban đêm, trong clip cô tò mò hỏi “hình như bị hiếp dâm hả?”.

Theo T., câu hỏi này chỉ để xác thực và tò mò chứ không phải khẳng định như thế. Sau khi nghe tiếng la hét, cô chứng kiến cảnh nhiều người ngăn một cô gái lại không để nhảy qua lan can tòa nhà đối diện, đoạn clip thứ hai là mọi người khiêng bạn nữ la hét ở tòa nhà đối diện xuống đất.

Sau đó T. được thầy quản lý ở trung tâm cho hay là bạn sinh viên nữ kia bị trầm cảm. Do bị các bạn trong lớp đổ lỗi là ăn cắp tiền, nữ sinh mới la hét, chạy ra lan can có ý định nhảy lầu, may mắn được các thầy và các bạn nữ cùng tòa nhà ngăn lại.

Sau khi được ngăn lại, nữ sinh vẫn còn kích động và la hét nên các thầy khiêng bạn xuống đất nhằm trấn an và tránh sự nguy hiểm khi ở trên tầng cao.

Luật sư Lê Nguyễn Duy Hậu cũng cho rằng, sự việc có thể không phải như tin đồn vì đã được làm quá lên, nhưng có một điều chắc chắn rằng uy tín của chế độ bị ảnh hưởng không phải vì những tin đồn thất thiệt, hay mấy lượt chia sẻ trên Facebook, mà bằng thái độ đối xử lấp liếm và sự đàn áp.

“Vậy là, thay vì tập trung vào việc xem mình phải nói gì với dư luận, họ lại đi tìm cách quản lý xem dư luận nói gì về họ”, ông Hậu khẳng định.

 

Bắc Ninh: Cháy Tại Công Ty ESD Korea Vina, Thiệt Hại Ước Hàng Trăm Tỉ Đồng

– Một vụ cháy lớn đã xảy ra tại nhà máy sản xuất nhựa của công ty ESD KOREA VINA, trong khu công nghiệp Quế Võ thành phố Bắc Ninh, thiêu rụi nhiều máy móc, nguyên vật liệu sản xuất.

Vụ cháy xảy ra lúc rạng sáng 12/1/2023 khi một số công nhân đang làm việc tại công ty phát giác lửa phát ra từ phân xưởng hoá chất. Truyền thông nhà nước loan tin trên trong cùng ngày.

Theo tin, bước đầu Công an xác định không có người thương vong nhưng toàn bộ khu nhà xưởng bị thiêu rụi hoàn toàn, mái tôn bị lửa nóng làm biến dạng, mọi sản phẩm bên trong bị thiêu rụi, ước thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.

Phòng Cảnh sát Phòng cháy-chữa cháy và Cứu nạn-cấp cứu, Công an tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Công an thành phố Bắc Ninh, huyện Quế Võ và các lực lượng đã có mặt tại hiện trường, ngắt điện toàn khu vực công ty để tránh sự việc chập điện. Đến khoảng gần 8 giờ sáng cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế.

Công ty ESD KOREA VINA chuyên kinh doanh và sản xuất sản phẩm từ nhựa phục vụ cho các hãng thiết bị điện tử lắp ráp trên địa bàn.

Nguyên Bộ Trưởng, Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ và Phó Chủ Tịch Hà Nội Bị Đề Nghị Kỷ Luật

kkopjiopjiopop.jpg

 (Hình: Ông Mai Tiến Dũng – nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – trong một họp báo hồi năm 2016.)

– Ông Mai Tiến Dũng- nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, và ông Chử Xuân Dũng – Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội – bị Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị Ban Bí thư xem xét kỷ luật.

Truyền thông nhà nước loan tin ngày 12/1/2023 dẫn kết luận của Ủy Ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 25 từ ngày 10 đến ngày 12/1 về đề nghị vừa nêu.

Cụ thể, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét biện pháp kỷ luật đối với ông Mai Tiến Dũng sau khi quyết định cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Văn phòng Chính phủ vì liên đới trách nhiệm để xảy ra vụ các chuyến bay giải cứu trong đợt dịch COVID-19.

Ông Chử Xuân Dũng bị đề nghị lên Ban Bí thư xem xét kỷ luật vì liên đới trách nhiệm để xảy ra vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND thành phố Hà Nội và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của đảng, pháp luật Nhà nước trong mua sắm, quản lý, sử dụng sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế, và tiếp nhận công dân về nước.

Về những sai phạm vừa nêu, nguyên Phó Giám đốc Công an Hà Nội – Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn bị khai trừ khỏi Đảng.

By KBCHNTV

Nhả báo tự do là một người đang sống hải ngoại rời Việt Nam ngày 27/4/1975 và trở lại đất nước 10/9/2011 và thay đổi tầm nhìn. Nhưng tính cách làm báo với chủ trương tôn trọng sự thật nên tin tức của ông được chiếu cố bởi những người thích sự ngay thẳng.

Leave a Reply

Verified by MonsterInsights