Ukraina trên đà chiếm lại giao điểm chiến lược Kreminna ở Donbass

image.png
Lính Ukraina giao tranh với quân Nga tại vùng Donetsk ngày 23/12/2022. © Libkos / AP

Thu Hằng
Đến tối qua, 26/12/2022, vẫn còn gần 9 triệu người dân Ukraina phải sống trong bóng đêm sau loạt tấn công của Nga vào các cơ sở hạ tầng năng lượng, dù số vụ cắt điện và thời gian cắt điện đã giảm đi đáng kể. Còn tại vùng Donbass, miền đông Ukraina, tình hình chiến sự vẫn « khó khăn và nặng nề », do quân Nga « triển khai mọi nguồn lực hùng hậu để duy trì đà tiến ».

Trong buổi điểm tin hàng ngày vào tối qua, tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết « Bakhmut, 

Kreminna và nhiều địa phương khác cần nguồn lực lớn nhất và tập trung cao độ nhất ». Các cuộc giao tranh vẫn diễn ra khốc liệt ở những ngôi làng bên ngoài thành phố Bakhmut (tỉnh Donetsk). Tuy nhiên, mọi sự chú ý đang hướng đến 

Kreminna (tỉnh Luhansk), nơi quân Ukraina đang từng bước chiếm lại thành phố.

Thông tín viên RFI Stéphane Siohan tại Kiev giải thích :

« Từ sau loạt chiến thắng của quân Ukraina vào mùa Thu, mặt trận Donbass có thể được tóm lược theo hai hướng:

Một bên là quân đội Nga cố kiểm soát thành phố Bakhmut để giành một chiến thắng mang tính biểu tượng. Bên kia là quân Ukraina tìm cách chọc thủng phòng tuyến Nga nằm xa về phía bắc hơn, trong vùng Luhansk, để nắm lại quyền kiểm soát khu công nghiệp Sieverodonetsk và Lyssytchansk và để chiếm lại toàn khu vực phía bắc của vùng Donbass.

Địa điểm chiến lược trong chiến dịch này là thành phố Kreminna, có 20.000 dân, bị quân Nga chiếm vào mùa Xuân. Từ tháng 9, quân đội Ukraina tiến gần đến khu vực này sau những cuộc giao tranh ác liệt. Theo nhiều nguồn tin chính trị và quân sự Ukraina, có thể là bộ tham mưu Nga đã rời Kreminna để rút về Roubizhne trong vùng Lyssytchansk.

Có vẻ như các trận giao tranh hiện diễn ra bên trong thành phố Kreminna. Nếu Kiev chiếm lại được giao điểm có tầm quan trọng hàng đầu này, thì cả một phần của lực lượng Nga ở vùng Donbass sẽ sụp đổ ».

Ukraina dự tính tổ chức thượng đỉnh vì hòa bình tại Liên Hiệp

image.png
Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba trả lời phỏng vấn hãng tin AP tại Kiev, Ukraina, ngày 26/12/2022. AP – Efrem Lukatsky

Thùy Dương
Trả lời hãng tin Mỹ AP hôm qua, 26/12/2022, ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba cho biết Kiev dự tính tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vì hòa bình vào cuối tháng 02/2023. Thượng đỉnh này sẽ được đặt dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc và diễn ra tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc.
Ngoại trưởng Ukraina 

Dmytro Kuleba nhấn mạnh Nga chỉ được mời tham gia đàm phán hòa bình nếu Matxcơva đáp ứng điều kiện tiên quyết do Kiev đặt ra. Đó là Matxcơva phải  bị truy tố trước một tòa án quốc tế về những tội ác chiến tranh mà quân Nga đã gây ra từ khi xâm lược Ukraina. Kiev muốn tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres làm nhà trung gian hòa giải.Về phía Nga, ngoại trưởng Sergueï Lavrov hôm qua nhấn mạnh, hoặc Ukraina phải đáp ứng các yêu cầu của Nga về « phi quân sự hóa » và « phi phát xít hóa » các vùng lãnh thổ do chế độ Kiev kiểm soát, hoặc quân đội Nga sẽ “tự giải quyết vấn đề“. Ngoại trưởng Nga cũng yêu cầu Kiev chấm dứt các hành vi “đe dọa an ninh” của nước Nga và của các « tỉnh mới » của Nga, ý nói đến các vùng lãnh thổ của Ukraina mà Matxcơva mới sáp nhập.Cũng trong một bài phát biểu được hãng tin nhà nước Nga TASS công bố hôm qua, ngoại trưởng Sergei Lavrov tố cáo Hoa Kỳ, cùng các đồng minh NATO và Ukraina muốn đánh bại Nga « trên chiến trường » để làm suy yếu và thậm chí để hủy diệt nước Nga.

Hàn Quốc sẽ thành lập đơn vị máy bay không người lái để đối phó với Bắc Triều Tiên

image.png
Tổng thống Yoon Suk Yeol phát biểu trong cuộc họp của nội các hôm nay, 27/12/2022, tại văn phòng tổng thống ở Seoul, Hàn Quốc. AP

Trần Công
Sau khi Bắc Triều Tiên điều 5 máy bay không người lái (drone) xâm phạm không phận Hàn Quốc hôm qua, 26/12/2022, Seoul đẩy nhanh kế hoạch thành lập một đơn vị máy bay không người lái. Từ Seoul, thông tín viên Trần Công tường trình:
Trong một cuộc họp của nội các Hàn Quốc, tổng thống Yoon Suk-yeol hôm nay tuyên bố : 

“Vụ này cho thấy sự thiếu sót của quân đội trong việc chuẩn bị và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Chúng tôi đã lên kế hoạch thành lập một đơn vị máy bay không người lái để giám sát và do thám các cơ sở quân sự của Bắc Triều Tiên. Nhưng với sự cố hôm qua, Hàn Quốc sẽ đẩy nhanh việc thành lập đơn vị này.”

Vụ Bắc Triều Tiên điều máy bay không người lái xâm phạm không phận Hàn Quốc đã làm lộ ra rất nhiều lỗ hổng trong hệ thống phòng không của Hàn Quốc. Quân đội bị chỉ trích vì lớp phòng không cao nhất tại thủ đô Seoul cũng đã bị chọc thủng. Câu hỏi đặt ra là liệu quân đội có đã tuân thủ đúng quy trình phản ứng với máy bay không người lái hay không.

Máy bay không người lái của Bắc Triều Tiên đã không hề bị theo dõi “liên tục” trên bầu trời Seoul, chúng chỉ bị phát hiện qua các tín hiệu “chập chờn” ẩn hiện trên màn hình radar, đường di chuyển của chúng không được biểu hiện dưới dạng tuyến tính mà chỉ ở dạng chấm.

Theo thông tin từ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, drone của Bắc Triều Tiên đã không tiếp cận được Yongsan, nơi đặt văn phòng tổng thống Hàn Quốc. Tuy nhiên, họ cũng cho biết “các drone có kích thước dưới 3m rất khó bị phát hiện và nhận dạng”.

Để đáp trả vụ hôm qua, Hàn Quốc cũng đã điều máy bay trinh sát có người lái và không người lái vượt qua đường phân định quân sự 19/9 và tiến vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Hành động này đã đánh dấu việc hiệp định 19/9 gần như đã bị vô hiệu hóa, do cả hai bên Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đều đã vượt qua ranh giới của hiệp định. 

Đài Loan kéo dài thời gian quân dịch để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc

image.png
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thông báo kéo dài thời gian đi quân dịch để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc. Đài Bắc, Đài Loan, ngày 27/12/2022. AP – Huizhong Wu

Thu Hằng
Do Trung Quốc không ngừng gia tăng đe dọa Đài Loan, ngày 27/12/2022, tổng thống Thái Anh Văn thông báo kéo dài thời gian nghĩa vụ quân sự từ 4 tháng lên thành 1 năm. Quyết định có hiệu lực từ năm 2024.

Họp báo sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, bà Thái Anh Văn nhấn mạnh quyết định được đưa ra là « vô cùng khó khăn », vì « Đài Loan muốn hòa bình nhưng cần có khả năng phòng thủ ». Theo Reuters, ý định này đã được đề cập trước đó kể từ khi Bắc Kinh gia tăng gây sức ép về quân sự, ngoại giao và kinh tế đối với hòn đảo và gần đây quân đội Trung Quốc liên tục thị uy trên không và trên biển ở vùng eo biển Đài Loan.Tổng thống Thái Anh Văn giải thích đưa ra quyết định trên là do lực lượng quân sự hiện nay, kể cả lực lượng dự bị, không hiệu quả và không đủ để đối phó với sức mạnh của Trung Quốc, cũng như mối đe dọa quân sự, nhất là trong trường hợp Bắc Kinh mở một cuộc tấn công chớp nhoáng vào hòn đảo.Những người được gọi đi nghĩa vụ quân sự sẽ theo một khóa huấn luyện tăng cường, kể cả tập bắn, được lực lượng Mỹ huấn luyện tác chiến và sử dụng các vũ khí mạnh hơn, như hệ thống phòng không Stinger và tên lửa chống tăng. Họ được giao nhiệm vụ bảo vệ những cơ sở hạ tầng chủ yếu, để lực lượng chính quy có thể phản ứng nhanh hơn trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công.Một nhà nghiên cứu của Quỹ Chính trị Quốc gia tại Đài Bắc thẩm định, với quyết định kéo dài thời hạn nghĩa vụ quân sự, sẽ có thêm khoảng 60.000 đến 70.000 lính nghĩa vụ mỗi năm, cùng với lực lượng chính quy khoảng 167.000 người kể từ năm 2027.

By KBCHNTV

Nhả báo tự do là một người đang sống hải ngoại rời Việt Nam ngày 27/4/1975 và trở lại đất nước 10/9/2011 và thay đổi tầm nhìn. Nhưng tính cách làm báo với chủ trương tôn trọng sự thật nên tin tức của ông được chiếu cố bởi những người thích sự ngay thẳng.

Leave a Reply

Verified by MonsterInsights