
Ukraina đón Giáng Sinh ngày 25/12 để thoát khỏi ảnh hưởng tôn giáo Nga
Ngày Giáng Sinh 25/12/2022, Ukraina vẫn thống kê số người chết và thiệt hại trong trận oanh kích của Nga nhắm vào thành phố Kherson hôm 24/12, vào lúc tổng thống Zelensky từ Mỹ trở về. Có ít nhất 10 người chết, 58 người bị thương, trong đó có 18 người trong tình trạng nguy kịch. Còn mặt trận miền đông, đặc biệt là ở Bakhmut, vẫn không ngừng tiếng súng.
Tổng thống Zelensky lên án « khủng bố » Nga gieo rắc « kinh hoàng » khi cố tình oanh kích một khu chợ ở trung tâm thành phố Kherson, nơi không có căn cứ quân sự, và chỉ một ngày trước Giáng Sinh. Cuộc tấn công không còn theo quy định nào của chiến tranh mà chỉ nhằm mục đích « sát hại để đe dọa và hả dạ ». Bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina Oleksiy Reznikov lên án vụ oanh kích của Matxcơva là nhằm « trả thù người dân đã kháng cự chiếm đóng Nga » sau khi thành phố miền nam được giải phóng hôm 11/11.Cuộc chiến do tổng thống Putin phát động càng khiến người dân Ukraina muốn xa rời quỹ đạo ảnh hưởng của Nga. Rất nhiều giáo dân Ukraina đã quyết định đón Giáng Sinh ngày 25/12 thay vì ngày 07/01 theo Chính thống giáo.
Thông tín viên RFI Stéphane Siohan tại Kiev giải thích :
« Thông thường, tại Ukraina, chỉ một số ít người theo Công giáo Hy Lạp sống ở miền tây là đón Giáng Sinh vào ngày 25/12, còn đại đa số người theo Chính thống giáo mừng Chúa giáng sinh vào ngày 07/01 dương lịch (lịch Gregorius). Nhưng vào năm 2017, Quốc Hội đã ban thành luật và cho phép tồn tại song song hai ngày Giáng Sinh khác nhau. Đây là trường hợp duy nhất ở châu Âu.
Cho đến giờ, quyết định trên không hoàn toàn được thực hiện và 25/12 hàng năm là một ngày gần giống như những ngày khác. Chỉ có điều chiến tranh dường như đang làm thay đổi thói quen, rất nhiều người Ukraina không còn muốn tổ chức Giáng Sinh cùng ngày với người Nga. Vì thế, nhiều giáo xứ thuộc Giáo hội Chính thống giáo thống nhất, như tu viện Saint-Michel nổi tiếng ở Kiev, khuyến khích giáo dân đón Giáng Sinh vào ngày 25/12.
Giáo hội Chính thống giáo Volhynie, ở tây bắc Ukraina, gần biên giới với Ba Lan, đã quyết định hợp thức hóa hai ngày Giáng Sinh. Người Ukraina đang dần dần tổ chức các bữa tiệc vào ngày 24/12. Đây là cách để họ cảm thấy là người châu Âu nhiều hơn ».
Ukraina lên án Nga muốn xóa tội ác khi xây lại nhà hát Mariupol
Ngày 23/12, chính quyền chiếm đóng Nga ở thành phố Mariupol, miền nam Ukraina, bắt đầu phá phần lớn nhà hát kịch thành phố, trừ mặt tiền, theo một số đoạn video đăng trên nhiều trang web Nga và Ukraina, được Reuters trích dẫn. Vài trăm người dân Ukraina đã bị thiệt mạng khi trú trong nhà hát Mariupol và bị quân Nga nhắm oanh kích ngày 16/03.Nhiều quan chức Ukraina tố cáo Nga phá nhà hát để phi tang chứng cứ vụ không kích và để hủy hoại văn hóa Ukraina. Hãng thông tấn Tass của Nga trích phát biểu của giám đốc nhà hát Igor
Solonin cho biết công việc phá hủy chỉ liên quan đến « phần không thể trùng tu được ». Công trình sẽ được hoàn tất từ giờ đến cuối năm 2024.
Thực đơn Giáng sinh của binh sĩ Ukraine trên tiền tuyến
“Chúng tôi sẽ có món súp Borscht được làm từ nước hầm cá, cá và nhiều loại rau củ cho bữa tối Giáng sinh”, anh Ievgen Mykhailenko, một bếp trưởng của quân đội Ukraine tiết lộ trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Newsweek.
Là một bếp trưởng nổi tiếng đồng thời là chủ của chuỗi 6 cửa hàng mỳ Ramen tại thủ đô Kiev, anh Mykhailenko đã tình nguyện gia nhập quân đội và được giao nhiệm vụ tổ chức và phụ trách những bếp ăn dã chiến cho binh sĩ trên tiền tuyến tại thủ đô Kiev cũng như vùng Zaporizhia ở miền Nam Ukraine.
Trong thời gian tại Zaporizhia, anh đã có thời gian trải nghiệm cuộc sống của một binh sĩ thực thụ trên tiền tuyến trong quá trình cung cấp thực phẩm cho lực lượng tuyến đầu của quân đội Ukraine.
“Trong một lần chuyển đồ ăn cho các binh sĩ, tôi đã phải nấp trong công sự hàng giờ đồng hồ do bị pháo binh của đối phương tập kích”, bếp trưởng Mykhailenko chia sẻ.
Bên cạnh sự nguy hiểm từ bom đạn trong các cuộc giao tranh, các đầu bếp như anh Mykhailenko cũng phải đối mặt với sự khan hiếm nguyên liệu cũng như kinh phí hạn hẹp trong điều kiện xung đột ngày càng leo thang. Tuy nhiên, sự sáng tạo là điều mà anh cũng như những người đồng nghiệp chưa bao giờ xem nhẹ để có thể cung cấp những bữa ăn tươi ngon cho binh sĩ trên chiến trường.
“Không có tôm hùm hay sườn cừu, chúng tôi chỉ có thể cố gắng hết sức mình với những nguyên liệu sẵn có. Đôi lúc, chúng tôi cần phải vô cùng sáng tạo trong điều kiện kinh phí có hạn. Hôm trước, tôi đã nấu hummus và couscous (một loại sốt và mì được ăn phổ biến tại các nước Ả Rập) và có lẽ 70% các binh sĩ được phục vụ chưa từng ăn trước đây”, anh Mykhailenko nói.
Anh Mykhailenko cũng thừa nhận trở thành một đầu bếp chiến trường là một nhiệm vụ không dễ dàng. Bắt đầu từ 6 giờ sáng và kết thúc lúc 10 giờ tối, mỗi ngày, anh phải nấu khoảng 4.500 suất ăn cho các binh sĩ, chia đều cho 3 bữa. Tuy nhiên, vị đầu bếp chiến trường này cũng chia sẻ việc đội ngũ tình nguyện viên ngày càng đông đảo đã giúp công việc của anh trở nên dễ thở hơn rất nhiều. Nhìn thấy sự phấn khởi của binh sĩ khi nhận được những suất ăn nóng hổi thay vì khẩu phần ăn dã chiến cũng làm anh cảm thấy công việc này ý nghĩa hơn.
Khi được hỏi liệu đây có phải là lần cuối anh nấu bữa ăn Giáng sinh cho binh sĩ Ukraine trên tiền tuyến, bếp trưởng Mykhailenko dự đoán: “Cuộc xung đột này, bằng cách này hay cách khác, có thể kéo dài nhiều năm nữa”.
Phi cơ chiến đấu cất cánh ở Belarus: cảnh báo không kích vang lên khắp Ukraina

Vào sáng ngày 25/12, một cảnh báo trên không đã được ban bố ở Ukraina do các phi cơ chiến đấu của Nga đã cất cánh trên bầu trời Belarus.
Theo báo cáo của nhóm chuyên theo dõi hoạt động của các lực lượng vũ trang The Belarusian Hajun Project, vào lúc 9h15, một chiếc MiG-31K của Nga, có thể mang hỏa tiễn Kalibr, đã cất cánh từ sân bay ở Machulishchi.
Theo nhóm giám sát trên, thông tin cụ thể về các phi cơ của Nga đã cất cánh như sau:
08h30 – tại Baranovichi, một phi cơ chiến đấu cất cánh.
08h47 – tại Machulishchi, một phi cơ điều khiển và phát hiện radar tầm xa AWACS Il-76 A-50U “Sergey Atayants” đã cất cánh với số hiệu RF-93966.
09h08 – tại Baranovichi, chiếc tiêm kích hộ tống thứ hai cất cánh.
09h15 – tại Machulishchi, chiếc MiG-31K (tàu sân bay mang hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal) của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã cất cánh với số hiệu RF-92445.
Một cảnh báo không kích đã được tuyên bố trên lãnh thổ Ukraina.
Trước đó, vào sáng ngày 24/12, quân đội Nga đã nổ súng vào trung tâm Kherson khiến 10 người thiệt mạng, 55 người bị thương và 18 người trong số họ đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Trung Quốc giận dữ sau khi Mỹ thông qua đạo luật tăng cường hỗ trợ quân sự Đài Loan
Hôm qua, 24/12/2022, tổng thống Hoa Kỳ ký ban hành một đạo luật tăng cường hỗ trợ quân sự cho Đài Loan, với tổng trị giá 10 tỉ đô la (từ 2023 đến 2027), để đối phó với các đe dọa từ Trung Quốc. Ngay lập tức Bắc Kinh lên tiếng phản đối.
Luật tăng cường hỗ trợ quân sự cho Đài Loan (có tên gọi chính thức là Đạo luật Tăng cường Khả năng Phục hồi của Đài Loan – Taiwan Enhanced Resilience Act) thuộc Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Hoa Kỳ (National Defense Authorization Act, NDAA). Hãng tin Reuters, dẫn thông cáo của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, cho biết chính quyền Bắc Kinh ‘‘hết sức bất bình và kiên quyết phản đối’’ về nhiều điều khoản liên quan đến Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Hoa Kỳ, có thể ‘‘gây thiệt hại nghiêm trọng cho hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan’’.
Trong luật về quốc phòng mà tổng thống Mỹ vừa ban bố, có một sửa đổi hạn chế việc chính phủ Hoa Kỳ mua các sản phẩm có sử dụng chip máy tính, do một số công ty Trung Quốc sản xuất. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định chính quyền Mỹ ‘‘đã phớt lờ sự thật khi thổi phồng ‘mối đe dọa từ Trung Quốc’, can thiệp vô cớ vào công việc nội bộ của Trung Quốc, đồng thời công kích và bôi nhọ Đảng Cộng Sản Trung Quốc – đây là những hành động khiêu khích chính trị nghiêm trọng đối với Trung Quốc”.
Về phần mình, bộ Quốc Phòng Đài Loan đã bày tỏ sự cảm ơn đối với chính quyền Mỹ, và khẳng định việc ban hành đạo luật nói trên cho thấy tầm quan trọng mà nước Mỹ dành cho mối quan hệ Đài Loan-Hoa Kỳ. Đài Bắc cho biết sẽ thảo luận với Washington về tiến trình thực thi đạo luật nói trên.
Theo Reuters, Hoa Kỳ là nhà cung cấp vũ khí và hỗ trợ quốc tế quan trọng nhất của Đài Loan, cho dù hai bên không có quan hệ ngoại giao chính thức. Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là một vấn đề thường xuyên gây khó chịu cho Bắc Kinh. Quân đội Đài Loan yếu hơn nhiều so với quân đội của nước láng giềng khổng lồ. Đặc biệt, lực lượng không quân của nước này thường xuyên bị đặt trong tình trạng căng thẳng, do phải liên tục nỗ lực ngăn chặn các cuộc xâm nhập của Trung Quốc tại các khu vực gần hòn đảo, từ 3 năm nay.
Đạo luật Tăng cường Khả năng Phục hồi của Đài Loan cũng khuyến khích các lực lượng Đài Loan tham gia cuộc tập trận hải quân đa quốc gia Rimpac, do Hoa Kỳ lãnh đạo, vào năm 2024. Chuyên gia quân sự Lu Li-shih, cựu giảng viên Học viện Hải quân Đài Loan ở Cao Hùng, cho biết các khoản tài trợ và cho vay nói trên của Mỹ có thể giúp Đài Loan nhận được nhiều vũ khí tối tân hơn từ Mỹ, đặc biệt là tàu chiến, vốn rất cần thiết cho việc tự vệ của Đài Loan.
Viện hàn lâm Trung Quốc: 11 ngày có 5 viện sĩ qua đời vì bệnh
Trong 5 ngày qua từ 21-25/12, hai viện hàn lâm hàng đầu của Trung Quốc có 11 viện sĩ đã qua đời vì bệnh tật. Đây đều là những người có địa vị và luôn được hưởng đãi ngộ y tế ở mức cao. Do đó, việc họ đột ngột qua đời bị nghi là có liên quan đến dịch COVID đang hoành hành ở Trung Quốc.
Viện hàn lâm Công trình Trung Quốc (CAE) là tổ chức học thuật tư vấn có danh dự cao nhất trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật công trình ở Trung Quốc.
Còn Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) lại chuyên tư vấn về các ngành khoa học tự nhiên. Viện hàn lâm này cũng lập ra hàng trăm hãng thương mại, một trong số đó là tập đoàn Lenovo.
Cả hai viện trên đều là đơn vị sự nghiệp cấp Bộ trực thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, và được gọi chung là “Lưỡng Viện”.
Hôm 25/12, Đại học Công nghệ Cáp Nhĩ Tân (HIT) đăng cáo phó cho biết, Giáo sư Vương Trọng Kỳ (Wang Zhongqi) qua đời vào ngày 25/12/2022 tại Cáp Nhĩ Tân “do mắc bệnh nhưng điều trị không có hiệu quả”. Ngoài ra, ông Vương còn là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Viện sĩ CAE, chuyên gia về khí động học máy tuabin.
Đây là cáo phó mới nhất về các viện sĩ thuộc “Lưỡng Viện” trên. Theo các cáo phó trước đó, trong bốn ngày từ 21-24/12, có ít nhất 10 viện sĩ đã qua đời “do mắc bệnh nhưng điều trị không có hiệu quả”.
Ngày 25/12, Bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh trực thuộc Đại học Y Thủ đô đăng cáo phó cho biết, ông Trương Kim Triết (Zhang Jinzhe), nguyên Phó giám đốc của bệnh viện này, đã qua đời vào lúc 17h03 ngày 24/12/2022 tại Bắc Kinh. Ông Trương cũng là đảng viên ĐCSTQ, Viện sĩ cao cấp của CAE.
Này 23/12, viện hàn lâm CAS có 3 viện sĩ qua đời gồm: Chuyên gia về công trình hệ thống điện và kỹ thuật điều khiển tự động Lư Cường (Lu Qiang); Nguyên Giám đốc Viện nghiên cứu Dược liệu Thượng Hải trực thuộc CAS Tưởng Hoa Lương (Jiang Hualiang); Nhà hóa sinh kiêm nhà sinh học phân tử Trương Hữu Thượng (Zhang Youshang).
Sáu viện sĩ còn lại đều thuộc viện hàn lâm CAE:
Qua đời ngày 23/12: Học giả sinh thái và rừng rậm Lý Văn Hoa (Li Wenhua); Chuyên gia về động vật hoang dã học Mã Kiến Chương (Ma Jianzhang);
Qua đời ngày 22/12: Chuyên gia về công trình thổ mộc và cơ học kết cấu Long Ngự Cầu (Long Yuqiu); Chuyên gia về vật liệu phi kim loại vô cơ Cố Chân An (Gu Zhenan);
Qua đời ngày 21/12: Chuyên gia về công nghệ laser Triệu Y Quân (Zhao Yijun); Chuyên gia về luyện kim đất hiếm Trương Quốc Thành (Zhang Guocheng).
Vào thời điểm dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, ngày 23/12, Weibo chính thức của Engineering (tạp chí chính thức của Viện hàn lâm CAE) đã liên tiếp đăng cáo phó của 5 viện sĩ. Các cáo phó này đều bị xóa vào ngày hôm sau, ngoại giới cho rằng đó là do nhu cầu “duy trì ổn định dư luận”.
Những ngày gần đây, Trung Quốc ghi nhận một lượng lớn quan chức, chuyên gia hàng đầu và người nổi tiếng trong giới văn nghệ tử vong.Trung Quốc: Nhiều người cao tuổi chết vì bệnh, mẹ ông Tập trở thành tâm điểm
Gia đình nhà họ Tập: vợ chồng Tập Trọng Huân và Tề Tâm cùng hai con trai của họ là Tập Cận Bình và Tập Viễn Bình.
Dịch bệnh đang tái bùng phát ở Trung Quốc khiến nhiều người cao tuổi qua đời liên tiếp. Một tin đồn hiện đang lan rất nhanh nói rằng mẹ của ông Tập Cận Bình là bà Tề Tâm đã qua đời vì bệnh tật. Vài ngày trước, truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa tin về bà Tề Tâm, dường như muốn “xua tan tin đồn”.Gia đình nhà họ Tập: vợ chồng Tập Trọng Huân và Tề Tâm cùng hai con trai của họ là Tập Cận Bình và Tập Viễn Bình.Gần đây, một tin tức đang lan truyền rất nhanh nói rằng: “Bà Tề Tâm, mẹ của ông Tập Cận Bình qua đời vì bệnh, và chính quyền đang lên kế hoạch vận chuyển thi thể của bà Tề Tâm đến tỉnh Thiểm Tây để chôn cất cùng ông Tập Trọng Huân.”Tối ngày 23/12, khách sạn Kinh Tây (Jingxi) thường tắt đèn vào ban đêm đột nhiên bật sáng đèn, cho thấy bầu không khí ở Trung Nam Hải có dấu hiệu bất thường. Cùng ngày, tin đồn về cái chết của bà Tề Tâm, mẹ của ông Tập Cận Bình, đã lan truyền trên mạng xã hội Twitter.Khách sạn Kinh Tây được coi là một trong những “địa danh chính trị” của ĐCSTQ. Theo thông tin được công khai, đây là địa điểm chính tổ chức các cuộc họp cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).Theo Wikipedia, bà Tề Tâm, năm nay 96 tuổi, sinh ngày 3/11/1926 tại Cao Dương, tỉnh Hà Bắc. Bà là vợ thứ hai của ông Tập Trọng Huân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, và là mẹ của ông Tập Cận Bình, đương kim Tổng Bí ĐCSTQ.Theo “Nanfang Daily” (Nam Phương Nhật Báo), từ ngày 24 – 25/12, với nhiều hình thức khác nhau, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hoàng Khôn Minh (Huang Kunming), Chủ tịch Tỉnh Vương
Vĩ Trung (Wang
Weizhong) và các lãnh đạo tỉnh khác đã lần lượt thăm hỏi và gửi lời chia buồn tới người thân của ông Chu Lâm Sâm (Zhu Senlin), ông Lư Thụy Hoa (Lu Ruihua), ông Cao Tự Nhân (Gao Siren), ông Hoàng Hoa Hoa (Huang Huahua), ông Chu Tiểu Đan (Zhu Xiaodan), bà Tề Tâm (Qi Xin), ông Lý Hạo (Li Hao), ông Trương Quắc Anh (Zhang
Guoying), ông Lư Chung Hạc (Lu Zhonghe), bà Hoàng Lệ Mãn (Huang Liman), ông Âu Quảng Nguyên, ông Hoàng Long Vân (Huang Longyun), bà Lý Ngọc Muội (Li Yumei), ông Lâm Thụ Sâm (Lin Shusen), ông Phạm Hi Hiền (Fan Xixian) và những nguyên lão khác.Trong danh sách dài, bà Tề Tâm, mẹ ông Tập đứng thứ 6Kênh truyền thông Hồng Kông “Sing Tao Daily” (Tinh Đảo Nhật Báo) đăng lại tin tức nói trên từ truyền thông chính thức của tỉnh Quảng Đông.Bản báo cáo đề cập rằng “[người thân] của những người cao tuổi đã nhận được lời chia buồn bao gồm bà Tề Tâm, mẹ của Chủ tịch Tập Cận Bình,” và rằng “Bà Tề Tâm 96 tuổi là vợ của ông Tập Trọng Huân – cựu nguyên lão ĐCSTQ.” Ngoại giới đồn rằng bà Tề Tâm định cư ở Thâm Quyến trong những năm cuối đời.Theo báo cáo, người thân của 15 cựu vị nguyên lão nhận được lời chia buồn trong đó các vị nguyên lão này đều là các quan chức cấp bộ, như ông
Chu Sâm Lâm, Lư Thụy Hoa, Hoàng Hoa Hoa và Chu Tiểu Đan, đều từng là Chủ tịch tỉnh Quảng Đông. Điều này cũng cho thấy bà Tề Tâm được hưởng đãi ngộ cấp bộ.Ông Hoàng Khôn Minh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, được nhiều người coi là bạn thân của ông Tập Cận Bình, và là thành viên của “Chi Giang Tân quân” (Tân binh phe Tập).Gần đây, ông Uông Văn Bân (Wang Wenbin), phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, đã chủ trì một cuộc họp báo thường kỳ. Một số phóng viên truyền thông nước ngoài đã hỏi ông Uông rằng hôm nay ông đeo một chiếc cà vạt đen tuyền, nó có ý nghĩa đặc biệt gì không? Ông Uông nói: “Không cần tôi phải nói nhiều với các bạn, đúng không?”
Hơn 1 tháng nhiều Giáo sư của Đại học Bắc Kinh đã qua đời
Khi Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, hơn mười giáo sư thuộc Đại học Bắc Kinh đã chết thương tâm, trong đó có ông Phạm Hà Phương mang học hàm Phó Giáo sư Bộ môn Đông Nam Á thuộc trường Ngoại ngữ.
Ông Phạm Hà Phương – Phó giáo sư Đại học Bắc Kinh từng dịch “Tuyển tập Mao Trạch Đông”.
Theo cáo phó mà bệnh viện đưa ra vào ngày 21, ông Phạm Hà Phương- Phó giáo sư Khoa Đông Nam Á, Trường Ngoại ngữ, Đại học Bắc Kinh, đã qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 18 tháng 12 năm 2022, hưởng thọ 93 tuổi vì bạo bệnh.
Cáo phó cũng nói rằng ông Phạm Hà Phương đã tham gia dịch thuật, chỉnh sửa và hoàn thiện một phần phiên bản tiếng Thái cuốn: “Tuyển tập Mao Trạch Đông” (từ tập một đến tập năm).
Ông cũng tham gia dịch thơ của Mao Trạch Đông và nhiều lần làm phiên dịch cho phái đoàn Thái Lan.
Ông Phạm Hà Phương sinh ngày 1 tháng 4 năm 1929 tại Ayutthaya, Thái Lan. Từ tháng 5 năm 1936 đến tháng 6 năm 1952, ông lần lượt theo học tại Trường Quốc gia Ayutthaya ở Thái Lan, Trường Trung học Trung Hoa ở Bangkok, Thái Lan và Khoa Kinh tế của Đại học Thammasat ở Thái Lan. Từ tháng 4 năm 1949 đến tháng 11 năm 1953, ông làm biên tập viên và dịch giả cho các ấn phẩm như Maidi San, Yumai, Nanchen Daily và Dongfang.
Đến Trung Quốc vào tháng 12 năm 1953. Tháng 1 năm 1954, ông làm việc tại Khoa Ngôn ngữ Phương Đông của Đại học Bắc Kinh và được bổ nhiệm làm trợ giảng cùng năm. Ông được phong chức danh giảng viên năm 1960 và được phong hàm phó giáo sư tháng 1 năm 1980. Nghỉ hưu vào tháng 1 năm 1987.
Theo cáo phó, ông Phạm Hà Phương đã tham gia giảng dạy và nghiên cứu tiếng Thái trong một thời gian dài. Ông là giáo viên kỳ cựu của chuyên ngành tiếng Thái Lan và các công việc viết tài liệu giảng dạy khác.
Ông trung thành với sự nghiệp giáo dục của ĐCSTQ và có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng các ngành ngoại ngữ và văn học cũng như đào tạo nhân sự tại Đại học Bắc Kinh.
Hơn một tháng qua, hơn mười giáo sư tại Đại học Bắc Kinh đã qua đời vì bệnh nặng.
Ông Tào Phượng Kỳ, một giáo sư và nhà kinh tế đã nghỉ hưu tại Trường Quản lý Quang Hoa của Đại học Bắc Kinh, đã qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 21 tháng 12 ở tuổi 77 do không đáp ứng điều trị y tế.
Ông Dương Căn, giám đốc đầu tiên của Viện Khảo cổ Đồ gốm tại Đại học Bắc Kinh, qua đời vào ngày 30 tháng 11 ở tuổi 89.
Giáo sư Lý Quý Bồi, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường Ngoại ngữ, Đại học Bắc Kinh, qua đời ngày 16 tháng 11 ở tuổi 95.
Ông Chu Tăng Thuyên, cựu hiệu trưởng Trường Khoa học Đời sống tại Đại học Bắc Kinh và là nhà sinh lý học, qua đời vào ngày 13 tháng 11 ở tuổi 86.
Ngoài ra, còn có Giáo sư Phong Thế Huy của Đại học Bắc Kinh; ông Triệu Quang Vũ, giám sát viên tiến sĩ của Khoa Triết học của Đại học Bắc Kinh; giáo sư Đinh An Như, Khoa tiếng Anh của Trường Ngoại ngữ Đại học Bắc Kinh; giáo sư Giả Mai Tiên, ở viện tiến sĩ khảo cổ học thuộc Đại học Bắc Kinh; Ông Đường Hữu Kỳ, giám đốc Viện Hóa học Vật lý của Đại học Bắc Kinh; Giáo sư Vương Kiến Hoa, Khoa Khoa học Khí quyển và Đại dương, Khoa Vật lý, Đại học Bắc Kinh; Giáo sư Tạ Khánh Khuê, Trường của Quản lý Chính phủ, Đại học Bắc Kinh và nhiều người khác.
Trong số đó, Tào Phượng Kỳ, Dương Căn, Lý Quý Bồi, Triệu Quang Vũ, Đường Hữu Kỳ, Vương Kiến Hoa, Tạ Khánh Khuê và những người khác đều là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.