COP15: LHQ lên án ‘‘tăng trưởng không kiểm soát’’ hủy diệt sinh giới

image.png
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres phát biểu tại lễ khai mạc COP15, hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học, Montreal, Quebec, Canada ngày 06/12/2022. REUTERS – CHRISTINNE MUSCHI

Trọng Thành
Hôm nay, 07/12/2022, Hội nghị Đa dạng Sinh học của Liên Hiệp Quốc (COP15) khai mạc tại Montreal. Hội nghị có mục tiêu đạt thỏa thuận bảo vệ sinh giới đầu tiên có quy mô toàn cầu. Trước thềm hội nghị, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh báo: nhân loại đang trở thành một thế lực gây tuyệt chủng hàng loạt giống loài, với ‘‘tham vọng không giới hạn đối với tăng trưởng kinh tế không kiểm soát và bất bình đẳng’’.  

Theo AFP, Hội nghị Đa dạng Sinh học lần thứ 15 của Liên Hiệp Quốc (COP15), dự kiến kéo dài 12 ngày, có sự tham gia của đại diện hơn 190 quốc gia. Hội nghị mở ra trong bối cảnh môi trường sinh thái trên Trái đất trong tình trạng lâm nguy, với khoảng 1 triệu giống loài có nguy cơ tuyệt chủng, một phần ba diện tích đất toàn cầu bị suy thoái nghiêm trọng, ô nhiễm đủ loại và nhiệt độ Trái đất gia tăng đang gây tổn hại ghê gớm cho các đại dương.  Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc rung chuông báo động : COP15 là một cơ may cho nhân loại để ‘‘chặn đứng đà hủy diệt kinh hoàng’’ này. Lãnh đạo Liên Hiệp Quốc đưa ra con số thiệt hại ước tính 3.000 

tỉ đô la/năm từ đây đến 2030 do sự suy thoái của các hệ sinh thái. Thỏa thuận dự kiến, có hiệu lực từ 2030, bao gồm khoảng 20 mục tiêu. Một trong các kỳ vọng lớn với COP15 này là cộng đồng quốc tế nhất trí bảo vệ 30% diện tích biển và đất liền. Bên cạnh đó là nhiều mục tiêu khác, như khôi phục môi trường thiên nhiên, xác lập các quy định đánh bắt cá và nông nghiệp bền vững…Tuy nhiên, theo AFP, các thương lượng đã không có nhiều tiến triển từ ba năm nay. Nhiều quốc gia đến Montreal với những yêu cầu khắt khe liên quan đến chống phá rừng, giảm thuốc trừ sâu, hạn chế phân bón hóa học. Các thảo luận hứa hẹn sẽ khó khăn, trong bối cảnh dường như có rất ít tiến triển trong các phiên trù bị diễn ra từ ngày 03 đến ngày 05/12. Các nhà đàm phán mới chỉ thống nhất được 5 mục tiêu.  Một trong các đòi hỏi chính của các nước nghèo là tài trợ từ phía các nước phát triển. Một liên minh các nước phía Nam yêu cầu ít nhất 100 

tỉ đô/năm cho đa dạng sinh học, tương đương với khoản tiền cho khí hậu, và nâng dần lên khoảng 700 

tỉ đô la/năm từ đây đến 2030.  Thị trưởng Montreal, thành phố chủ nhà COP15, nhắc lại rằng thỏa thuận quốc tế có thể tác động rất lớn, có thể khiến mọi thứ thay đổi. Năm 1985, cũng tại Montreal, cộng đồng quốc tế đã đạt được hiệp ước bảo vệ tầng ozone. Việc thực thi hiệp ước này đã khiến tình hình tầng 

ozone được cải thiện rõ rệt.  Đức chuyển tên lửa phòng không Patriot cho Ba Lan

image.png
Tên lửa Patriot được trưng bày ở Schewesing, Đức, ngày 17/03/2022. © AP – Axel Heimkendpa – (www.dpa.de). Alle Rechte vorbehalten

Phan Minh
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak hôm qua 06/12/2022 cho biết Vacxava sẽ tiếp nhận tên lửa phòng không Patriot của Đức sau khi đã từng kêu gọi Berlin chuyển vũ khí này cho Ukraina.

Bộ trưởng Mariusz Blaszczak viết trên Twitter rằng “sau khi thảo luận với đồng nhiệm Đức”, ông đã rất thất vọng khi biết tin Đức quyết định từ chối hỗ trợ Ukraina. Ông cho biết : “Triển khai tên lửa Patriot ở phía tây Ukraina, đáng lẽ ra có thể tăng cường an ninh cho cả Ba Lan và Ukraina. Giờ đây, chúng tôi thực hiện thỏa thuận triển khai các bệ phóng Patriot trên lãnh thổ Ba Lan.”

Theo AFP, các chi tiết cụ thể như địa điểm triển khai và cơ sở hạ tầng cần thiết hiện đang được thảo luận ở cấp độ kỹ thuật. Một đội trinh sát sẽ được cử đến Ba Lan.Cũng hôm qua, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo đã quyết định bán cho Ba Lan thêm 116 chiến xa Abrams cùng với các vũ khí hạng nặng khác với tổng trị giá 3,75 tỷ đô la.Ngoài ra, theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và bộ trưởng Quốc Phòng Blaszczak hôm qua, đã nhận xe tăng và lựu pháo từ Hàn Quốc và ca ngợi Seoul thực hiện nhanh chóng thỏa thuận được ký kết vào mùa hè.

December 6, 2022Hai lãnh đạo Ba Lan đã có mặt tại cảng Gdynia của Hải Quân Ba Lan, trên bờ biển Baltic, để nhận 10 xe tăng Black Panther K2 cùng với 24 khẩu pháo Thunder K9, một loại pháo tầm xa, trong khuôn khổ thỏa thuận trị giá 5,8 tỷ đô la ký kết với Seoul.Nga cạn kiệt kho vũ khí, sử dụng linh kiện cấm vận ?

image.png
Mảnh vỡ của vũ khí Kh-101 được tìm thấy sau vụ tấn công vào Kiev vào tháng 6 năm 2022. © Conflict Armament Research

Trọng Thành
Nga có khả năng là vẫn nhập khẩu được thêm linh kiện, cấu kiện giúp cho việc sản xuất các vũ khí sử dụng tại Ukraina, bất chấp trừng phạt của phương Tây. Trên đây là nhận định của tổ chức quốc tế điều tra về việc buôn bán bất hợp pháp vũ khí (Conflict Armament Research -CAR), đưa ra trong một báo cáo công bố hôm thứ Hai 05/12/2022.  

Các chuyên gia của CAR, được xem là tổ chức quốc tế duy nhất hoạt động trong lĩnh vực này, đã tới Ukraina, để xem xét phần còn lại của một số tên lửa Kh-101 không đối địa – được phát hiện sau vụ quân Nga bắn khoảng 70 hỏa tiễn xuống thủ đô Kiev ngày 23/11/2022. Ít nhất một trong các tên lửa, được lắp ráp bằng các linh kiện bị cấm vận, đã được sản xuất sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt. Điều này để ngỏ khả năng Nga có thể mua được linh kiện trong bối cảnh bị cấm vận.  

Trả lời RFI, ông Damien Spleeters, phụ trách cuộc điều tra của tổ chức Conflict Armament Research, nêu ra một số giả thiết, đồng thời nhấn mạnh đến việc các biện pháp trừng phạt cần được điều chỉnh để có hiệu lực hơn :  

‘‘Có ba khả năng. Khả năng thứ nhất là Nga có thể tích trữ đủ trước khi tiến hành cuộc xâm lăng, khởi đầu từ tháng 2/2022. Điều này có thể khẳng định một phần khi chúng ta xem xét nhiều hệ thống vũ khí Nga sử dụng tại chiến trường Ukraina, phần lớn được sản xuất từ năm 2014 đến 2021. Khả năng thứ hai là các trừng phạt hiện nay không thích hợp để ngăn chặn các mạng lưới cung ứng gián tiếp các vật tư, cấu kiện vũ khí cho Nga. Khả năng thứ ba là nước Nga đã có thể phát triển một mạng lưới cung ứng hàng hóa riêng, để lách các trừng phạt.  

Chúng tôi thấy là có thể đã có nhiều loại linh kiện, cấu kiện được Nga sử dụng để chế tạo vũ khí sử dụng cho chiến tranh tại Ukraina không được kiểm soát. Trên thực tế, khó kiểm soát chuyện này. Chính vì vậy, mục tiêu của chúng tôi là xác định lộ trình di chuyển của các cấu kiện này, để biết xem làm thế nào Nga có được chúng. Tôi cho rằng điều này rất quan trọng, để giúp trừng phạt thích ứng được với thực địa. Những người soạn thảo các biện pháp trừng phạt có thể sử dụng thông tin của chúng tôi, để khiến trừng phạt có hiệu lực thực sự’’.  
Theo báo Moscow Times, kể từ đầu cuộc xâm lăng, Nga đã dùng hàng ngàn tên lửa hành trình tầm xa, cũng như tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, tấn công Ukraina. Hôm 23/11, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố : các trừng phạt về thương mại sẽ làm chậm khả năng sản xuất vũ khí dẫn đường chính xác cao của Nga. Kết quả cuộc điều tra sơ bộ nói trên của CAR phần nào gây nghi ngờ về hiệu lực của các trừng phạt.  Tuy nhiên, Moscow Times cũng dẫn lại nhận định của nhật báo Hoa Kỳ New York Times, theo đó, nhìn chung quân đội các nước thường sử dụng các vũ khí cũ hơn trước khi dùng đến các loại vũ khí mới hơn. Việc Nga phải dùng đến các vũ khí vừa mới sản xuất có thể cho thấy vũ khí dự trữ đã cạn kiệt. Truyền thông Nga đưa tin công nhân nhiều nhà máy vũ khí được lệnh làm thêm giờ để gia tăng sản xuất.  Nga họp về ‘‘an ninh nội địa’’ sau các vụ tấn công bằng drone

image.png
Tổng thống Nga Vladimir Putin họp Hội Đồng An Ninh qua hình thức trực tuyến, tại Matxcơva, Nga, 06/12/2022. AP – Mikhail Metzel

Trọng Thành
Sau hai cuộc tấn công bằng drone nhắm vào các căn cứ không quân nằm sâu trong lãnh thổ, hôm qua, 06/12/2022, tổng thống Nga đã triệu tập phiên họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Matxcơva cáo buộc Ukraina là thủ phạm. Tối hôm qua, chính quyền Mỹ khẳng định ‘‘không khuyến khích’’ các cuộc tấn công drone của Ukraina trên đất Nga.  

Hãng tin Pháp AFP dẫn lại thông báo của ông 

Dmitri Peskov, phát ngôn viên phủ tổng thống Nga, theo đó chủ đề chính của cuộc họp hôm qua là về ‘‘an ninh nội địa’’. Trả lời báo giới hôm qua, phát ngôn viên điện Kremlin cho biết chính quyền Nga đã ‘‘đưa ra các quyết định cần thiết’’, nhưng không rõ là quyết định cụ thể nào. Trả lời đài Pháp BFMTV tối qua, phát ngôn viên đại sứ quán Nga tại Pháp, 

Alexander Makogonov, thừa nhận các cuộc tấn công này cho thấy ‘‘có những điểm dễ tổn thương cần được bảo vệ tốt hơn’’, và khẳng định Matxcơva sẽ chuẩn bị để ngăn chặn các cuộc tấn công tương tự.  Về phía Hoa Kỳ, trả lời báo giới, lãnh đạo ngoại giao Antony Blinken cùng lúc nhấn mạnh không cổ vũ và hỗ trợ quân đội Ukraina tấn công vào các mục tiêu trong lãnh thổ Nga, nhưng khẳng định sẽ hậu thuẫn mạnh mẽ để Ukraina có đủ vũ khí phòng thủ chống xâm lược Nga. Trong cuộc họp báo cùng ngoại trưởng Blinken, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh là Hoa Kỳ không ngăn cản Ukraina tự chế tạo tên lửa tầm xa, cũng như các phương tiện quân sự khác. Tuyên bố nói trên của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh tổng thống Joe Biden trước đó, đã khẳng định Mỹ không khuyến khích Ukraina trang bị tên lửa tầm xa, vì lo ngại chiến tranh leo thang, có thể đặt Hoa Kỳ trong thế đối đầu trực tiếp với Nga.Về phía Luân Đôn, bộ trưởng Quốc Phòng Anh hôm qua nhận định, nếu Kiev có thể đánh sâu vào lãnh thổ Nga như vậy thì Matxcơva cần xem đây là ‘‘thất bại chiến lược đáng kể nhất trong việc bảo vệ các lực lượng của mình, kể từ đầu cuộc xâm lăng Ukraina đến nay’’. Sân bay Engels vừa bị tấn công hôm thứ Hai 05/12 nằm cách biên giới với Ukraina đến 500 km. Cho đến nay, Kiev không khẳng định là tác giả của ba vụ tấn công bằng drone. Cố vấn của tổng thống Zelensky, ông Mykhaylo Podolyak, chỉ nhận định Nga sẽ phải gánh chịu các hậu quả như vậy, nếu tiếp tục tấn công lãnh thổ nước ngoài.Hôm qua, tổng thống Volodymyr Zelensky đến thăm các đơn vị Ukraina đang chiến đấu tại thị xã 

Sloviansk, cách thị trấn Bakhmut, tỉnh Donetsk, khoảng 45 km. 

Bakhmut được coi là chiến trường dữ dội nhất hiện tại ở Ukraina, nơi quân Nga liên tục tấn công từ nhiều tháng nay. AFP ghi nhận tổng thống Zelensky thường xuyên đến thăm các đơn vị quân đội trên chiến trường trong những tháng qua trái ngược với tổng thống Nga.  Hàn Quốc có thể gọi Bắc Triều Tiên là “kẻ địch” trong Sách Trắng quốc phòng 2022

image.png
Tên lửa liên lục địa (ICBM) được phóng ngày 19/11/2022. via REUTERS – KCNA

Trần Công
Theo một số nguồn thạo tin trong chính phủ Hàn Quốc, chính quyền và quân đội Bắc Triều Tiên đã được nhắc tới như là “kẻ địch” trong bản thảo quyển Sách Trắng quốc phòng 2022 dự kiến phát hành vào tháng Giêng 2023.

Thông tín viên Trần Công tường trình từ Seoul :

“Hàn Quốc đã từng gọi chính quyền Bắc Triều Tiên là “kẻ địch chính” từ năm 1995 đến năm 2000 do việc Bình Nhưỡng dã dọa nhấn chìm Seoul trong biển lửa vào năm 1994.

Sau đó cụm từ này được chuyển thành “mối đe dọa quân sự trực tiếp và nghiêm trọng” vào những năm 2004 và được dùng trở lại vào năm 2011 sau vụ tuần dương hạm Cheonan bị ngư lôi của Bình Nhưỡng đánh chìm.

Cụm từ “Bắc Triều Tiên là kẻ địch” sau đó đã không còn xuất hiện trong sách trắng quân sự dưới thời tổng thống Moon Jae In.

Thông tin về việc xem Bắc Triều Tiên là « kẻ địch » xuất hiện trở lại, sau hàng loạt vụ khiêu khích quân sự cũng như bắn tên lửa xuyên lục địa của chính quyền Bình Nhưỡng.

Theo thông báo từ bộ tổng tham mưu quân đội Hàn Quốc, Bình Nhưỡng mới đây đã bắn tổng cộng 130 quả đạn pháo vào ngày 05/12 và 100 quả đạn pháo khác vào ngày 06/12 về phía vùng đệm hàng hải ở khu vực biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải. Điều này được xem như đã vi phạm thỏa thuận quân sự ngày 19/09.

Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên, lý do mà chính quyền Bình Nhưỡng đưa ra là để đáp trả cuộc tập trận của liên minh Mỹ Hàn. Người phát ngôn của bộ tổng tham mưu quân đội Bắc Triều Tiên còn đe dọa : « Các hành động đáp trả của Bình Nhưỡng sẽ mạnh mẽ hơn nếu liên minh Mỹ Hàn tiếp tục kéo dài các hành động khiêu khích quân sự ».

Liên minh Mỹ Hàn đã tiến hành một cuộc tập trân bằng đạn thật với pháo phản lực bắn hàng loạt (MLRS) và pháo tự hành K-9 ở khu vực Cheorwon từ ngày 5-6 tháng 12. Tuy nhiên quân đội Hàn Quốc thông báo rằng đây chỉ là cuộc tập trận thông thường”.

Trung Quốc tiếp tục nới lỏng các biện pháp chống Covid-19

image.png
Một người dân bỏ khẩu trang để xét nghiệm Covid-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 07/12/2022. AP – Ng Han Guan

Phan Minh
Chính quyền Trung Quốc hôm nay, 07/12/2022, tuyên bố tiếp tục nới lỏng các biện pháp y tế trong khuôn khổ chính sách “zero Covid” được áp dụng từ 3 năm qua. Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc cho biết những người bị nhiễm Covid-19 mà không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ có thể tự cách ly tại nhà thay vì phải đến khu cách ly tập thể.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :

“Thêm một cuộc cách mạng nhỏ ở đất nước áp dụng chính sách zero Covid, trong vài ngày qua, Trung Quốc đã có nhiều thay đổi về vấn đề y tế, đặc biệt kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình chống lại chính sách phòng chống virus cực kỳ khắc nghiệt.

Những thông báo này của Quốc Vụ Viện xác nhận những gì vốn được thực hiện một cách không chính thức ở Bắc Kinh và Quảng Châu, là nơi mà trong những ngày gần đây, những người hàng xóm và bạn bè đã gọi cho chúng tôi để nói rằng họ bị viêm phổi do nhiễm virus, nhưng họ đã được yêu cầu ở nhà để chờ hồi phục.

Quy định cho phép tự cách ly tại nhà áp dụng cho những bệnh nhân không có triệu chứng hoặc bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, một biện pháp để không làm quá tải các bệnh viện vốn đang trong tình trạng căng thẳng với đợt bùng phát dịch bệnh vào mùa đông.

Điều này chưa từng xảy ra khi từ 3 năm nay ở Trung Quốc, các trường hợp dương tính ngay lập tức bị đưa đến khu cách ly tập thể. Một cuộc cách mạng nhỏ đi kèm với việc loại bỏ các biện pháp kiểm soát Covid ở lối vào các địa điểm công cộng và phương tiện giao thông.

Các biện pháp nới lỏng diễn ra một cách nhanh chóng, quá nhanh, theo một số người – đang lo lắng về việc hết thuốc hạ sốt. Chính quyền Trung Quốc sáng nay đã trấn an rằng « mọi người đừng hoảng sợ, chúng tôi có đủ thuốc dự trữ cần thiết » và kêu gọi người dân không đến vét sạch các hiệu thuốc.”

By KBCHNTV

Nhả báo tự do là một người đang sống hải ngoại rời Việt Nam ngày 27/4/1975 và trở lại đất nước 10/9/2011 và thay đổi tầm nhìn. Nhưng tính cách làm báo với chủ trương tôn trọng sự thật nên tin tức của ông được chiếu cố bởi những người thích sự ngay thẳng.

Leave a Reply

Verified by MonsterInsights