Một nửa các nhà máy điện Ukraina bị hư hại, Kiev cầu viện Liên Âu

image.png
(Ảnh minh họa) – Tổng thống Volodymyr Zelensky đi thăm Kherson, miền nam Ukraina, ngày 14/11/ 2022, sau khi quân Nga rút khỏi thành phố. AP – Bernat Armangue

Thanh Hà

Tiếp phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Valdis Dombrovski tại Kiev hôm 18/11/2022, thủ tướng Ukraina Denys Chmygal cho biết gần một nửa số cơ sở điện lực Ukraina bị hư hại sau các đợt oanh kích của Nga từ tháng 10 tới nay. Kiev kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu trợ cấp thêm cho Ukraina để đối phó với tình hình.

Theo lời tổng thống Volodymyr Zelensky « 10 triệu người Ukraina » không có điện để sưởi, nhiều nhà máy điện « không còn hoạt động ».

Vào lúc phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đến Kiev thị sát tình hình thì tại Bruxelles, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen, cho biết Liên Âu cùng với các đối tác « nghiên cứu khả năng ban hành các biện phát trừng phạt mới nhắm vào Iran ». Teheran bị cáo buộc cung cấp cho Matxcơva các drone, công cụ để quân đội Nga tấn công vào những cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraina, chủ yếu là các nhà máy điện.

Liên quan đến viễn cảnh Nga và Ukraina tạm ngừng giao tranh, tổng thống Zelensky xua tan mọi ý tưởng về một đợt hưu chiến, dù ngắn ngày. Phát biểu trong khuôn khổ một diễn đàn an ninh tổ chức tại Halifax, Canada, hôm 18/11/2022, Volodymyr Zelensky nhấn mạnh : « Hòa bình chỉ có thể trở thành thực sự, vững bền, một khi diệt trừ được sự hung hăng của Nga ».

Kiev cho rằng mọi đề nghị hưu chiến chỉ là kế hoãn binh để quân Nga phục hồi sức lực.Trước đó, Nhà Trắng nhắc lại, « chỉ có một mình tổng thống Ukraina » có thể quyết định đàm phán với Nga hay không, hòng vãn hồi hòa bình. Washington bác bỏ mọi hàm ý cho rằng Mỹ đang gây sức ép để buộc chính quyền Zelensky đối thoại với Nga.

Những cáo buộc này đã dấy lên sau khi tư lệnh Mỹ, tướng Mark Milley, đã hai lần nhấn mạnh rằng những chiến thắng của quân đội Ukraina trên trận địa từ tháng 9 tới nay là « cơ hội » khởi động đàm phán, nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại Ukraina.Nga và Ukraina cùng bị cáo buộc đối xử vô nhân đạo

Cũng liên quan đến chiến tranh Ukraina, theo nghiên cứu của đạo học Yale, Hoa Kỳ, được công bố hôm 18/11, hơn một trăm công dân Ukraina bị quân Nga bắt giữ và đã « mất tích » tại Kherson.

Nhóm nghiên cứu Conflict Observatory của trường đại học Mỹ, Yale nêu bật trường hợp của 226 người bị giam giữ và đã « mất tích » ở Kherson ; hơn một trăm người vẫn chưa được trả tự do và hiện không ai biết số phận của họ ra sao từ khi quân Nga rút khỏi thành phố này hôm 11/11/2022.

Một phần tư trong số đó bị tra tấn, 4 người tử vong.Về phía Nga, bộ Quốc Phòng hôm qua tố cáo Ukraina đã sát hại thô bạo hơn một chục lính Nga đào ngũ. Matxcơva coi đây là một « tội ác chiến tranh ».

Cáo buộc này được đưa ra vào lúc trên các mạng xã đang rộ lên 2 đoạn video với hình ảnh lính Nga bị bắn chết. Hãng tin Pháp AFP nói rõ các đoạn video khoảng 30 giây này do Nga cung cấp. Theo Hội đồng nhân quyền, trực thuộc điện Kremlin, các vụ sát hại nói trên dường như đã diễn ra tại Makiivka, trong vùng Donetsk, miền đông Ukraina.

Nga yêu cầu cộng đồng quốc tế cho mở điều tra và đòi tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky, phải « trả lời » về những hành vi « tra tấn và sát hại tù binh Nga ».

Hungary sẽ không ủng hộ kế hoạch viện trợ 18,6 tỷ USD của EU cho Ukraine

image.png

Phát biểu tại một hội nghị ở Budapest hôm 18/11, Thủ tướng Hungary Viktor Orban nói rằng nước này lên án hành động gây hấn của Nga và ủng hộ người dân Ukraine, nhưng ông sẽ không đặt lợi ích của Ukraine lên trên lợi ích của đất nước mình.

Việc Hungary từ chối xác nhận ủng hộ kế hoạch viện trợ hàng tỷ euro cho Ukraine vào năm tới có thể làm hỏng kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU), vì những thay đổi đối với các quy tắc về ngân sách của EU cần có sự đồng thuận của các nước thành viên, theo hãng tin AP.

Theo đó, Liên minh châu Âu có kế hoạch viện trợ lên tới 18 tỷ euro (18,6 tỷ USD) cho Ukraine vào năm tới dưới hình thức thanh toán thường xuyên. Gói này để giúp Kyiv duy trì hoạt động của các cơ sở chăm sóc sức khỏe, năng lượng cũng như trả lương và giải quyết các chế độ lương hưu.

Thủ tướng Orban, người được cho là đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng đã lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt của EU đối với Moscow vì ảnh hưởng của xung đột ở Ukraine.

Là một giải pháp thay thế cho kế hoạch viện trợ của EU, Thủ tướng Orban khuyến nghị 27 thành viên của EU xác định số tiền họ sẵn sàng cung cấp cho Ukraine và phân phối số tiền này theo “cách tương xứng và công bằng” giữa các quốc gia nhằm thực hiện các khoản thanh toán cần thiết để giải quyết khủng hoảng.

Ông khẳng định Hungary sẵn sàng cung cấp cho Ukraine 60 – 70 tỷ forint (khoảng 152 – 178 triệu USD) từ ngân sách của nước này theo các điều khoản song phương. Ông cho rằng, số tiền này về cơ bản sẽ không gây tổn hại gì đến lợi ích quốc gia của Hungary.

Việc chính phủ Hungary đe dọa phủ quyết gói viện trợ cho Ukraine được đưa ra sau khi nước này cản trở việc thông qua thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu trên toàn EU vào tháng 6 và vận động trong nước chống lại các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Thủ tướng Orban lập luận rằng, các biện pháp này đang phá hủy nền kinh tế châu Âu và kéo EU tiến gần hơn tới bờ vực tham chiến.

Giới phân tích cho rằng, các động thái này là dấu hiệu cho thấy Budapest đang sử dụng đòn bẩy nhằm buộc khối EU giải phóng hàng tỷ USD quỹ phục hồi kinh tế và các khoản tiền khác. Những khoản tiền này vốn bị EU đình chỉ do lo ngại chính phủ của thủ tướng Orban đã vi phạm các chuẩn mực dân chủ và quy tắc về pháp quyền.

Tuần trước, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết các khoản viện trợ tài chính của EU nhằm mục đích hỗ trợ Ukraine khi mùa đông đến gần.

“Sự hỗ trợ này từ châu Âu cứu mạng sống người dân từng ngày. Tôi cho rằng mọi người đều nhận thức được và nên nhận thức về điểm này trong khoảng thời gian đầy khó khăn”, bà Baerbock nói.« Phần lớn » các lãnh đạo APEC lên án cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina

image.png
Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha của Thái Lan, nước chủ nhà của thượng đỉnh APEC, trao quyền chủ tịch APEC 2023 cho đại diện Hoa Kỳ, phó tổng thống Kamala Harris, ngày 19/11/2022, Bangkok. AP – Haiyun Jiang

Thanh Phương

Kết thúc hội nghị thượng đỉnh diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC) tại Bangkok, Thái Lan, hôm nay, 19/11/2022, 21 nước thành viên của diễn đàn đã ra một tuyên bố chung, cho biết là « phần lớn » các lãnh đạo châu Á – Thái Bình Dương lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraina.  

Bản tuyên bố chung của thượng đỉnh APEC đã được toàn bộ các nước thành viên thông qua, kể cả Nga và Trung Quốc, nước mà cho tới nay vẫn tránh công khai chỉ trích Matxcơva về cuộc xâm lược Ukraina. Nhưng theo AFP, văn bản có nhiều ngôn từ mang tính ngoại giao.  Cụ thể, bản tuyên bố cho biết : 

« Phần lớn các nước thành viên » cực lực lên án cuộc chiến tranh ở Ukraina và nhấn mạnh là cuộc xung đột này 

« gây rất nhiều đau thương cho con người và làm trầm trọng thêm tình trạng mong manh hiện nay của nền kinh tế toàn cầu. »  Bản tuyên bố chung cũng nêu rõ: « Đã có những quan điểm và các đánh giá khác nhau về tình hình và về các trừng phạt ».Theo hãng tin AFP, đặc phái viên của tổng thống Nga Vladimir Putin dự thượng đỉnh APEC, phó thủ tướng Andrey Belousov, thì cho rằng mặc dù có một số chỉ trích « bất công » đối với Nga, ngay cả những quốc gia « không thân thiện » cũng đã có thái độ « 

kềm chế » và có cách tiếp cận « mang tính xây dựng » để giải quyết các vấn đề chung.Thủ tướng 

Prayut Chan-

O-Cha của Thái Lan, nước chủ nhà của thượng đỉnh APEC đã ca ngợi sự kết thúc « thành công » của hội nghị trước khi trao quyền chủ tịch APEC 2023 cho Hoa Kỳ.Theo thông báo của phó tổng thống Mỹ Kamala Harris hôm nay, thượng đỉnh APEC kỳ tới, sẽ diễn ra vào tháng 11/2023 tại San Francisco. Đây sẽ là lần đầu tiên chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân đến Hoa Kỳ kể từ năm 2017.

Mỹ kêu gọi Trung Quốc can thiệp về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên

image.png
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tại thượng đỉnh APEC, ngày 19/11/2022, Bangkok, Thái Lan. AP – Haiyun Jiang

Thanh Hà

Bình Nhưỡng bắn tên lửa đạn đạo liên lục địa vào lúc đang diễn ra thượng đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Bangkok, Thái Lan. Ngày hôm qua, 18/11/2022 phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris và nhiều lãnh đạo các nước đồng minh họp khẩn về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên.

Trong cuộc tiếp xúc ngắn ngủi với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay, phó tổng thống Mỹ Kamala Harris mong Bắc Kinh thuyết phục Bắc Triều Tiên 

ngưng các chương trình phát triển vũ khí nguyên tử. Trước đó, bà Harris triệu tập một cuộc họp khẩn với các đồng minh của Hoa Kỳ, bên lề thượng đỉnh APEC.


Thông tín viên RFI, Carole Isoux, từ thủ đô Bangkok tường thuật :

« Ngừng ngay lập tức những hành động hồ đồ gây bất ổn trong khu vực. Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đang dự thượng đỉnh APEC đã tuyên bố như trên.

Sáng qua, tên lửa đạn đạo liên lục địa Bắc Triều Tiên bắn đi đã bay qua hải phận Nhật Bản. Tên lửa này có khả năng bắn tới các bờ biển của Hoa Kỳ, theo như chính phủ Nhật đã cảnh báo. Lập tức, bà Harris triệu tập một cuộc họp khẩn, với sự tham gia của lãnh đạo các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Canada. Các bên đã lên án hành vi này.

Có khả năng đây là cách Bình Nhưỡng đáp trả việc tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tuần trước, nhân thượng đỉnh với các đối tác ASEAN ở Phnom Penh, đã cũng với thủ tướng Nhật và Hàn Quốc cảnh cáo Bắc Triều Tiên về những hậu quả nếu quốc gia Bắc Á này tiếp tục các vụ thử nghiệm tên lửa.

Giờ đây, mọi cặp mắt hướng về phía Trung Quốc. Đến nay, Bắc Kinh vẫn kín tiếng. Tại thượng đỉnh G20 vừa qua ở Bali, ông Biden từng tin tưởng rằng Bắc Kinh không mong muốn tình hình thêm căng thẳng vì hồ sơ Bắc Triều Tiên ».

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên : Sẽ đáp trả vũ khí hạt nhân bằng vũ khí hạt nhân

image.png
Ảnh do KCNA đăng tải : Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và con gái trước tên lửa « Hwasong 17 », ngày 18/11/2022, tại Bình Nhưỡng. AFP – STR

Thanh Phương

Theo hãng thông tấn chính thức KCNA của Bắc Triều Tiên, được hãng tin AFP trích dẫn, hôm nay, 19/11/2022, lãnh đạo Kim Jong Un vừa tuyên bố sẽ sử dụng bom nguyên tử để đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân vào Bắc Triều Tiên. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng hôm qua phóng thử một tên lửa liên lục địa với tầm bắn có thể đến lãnh thổ lục địa của Hoa Kỳ. Hãng tin KCNA nói rõ đích thân ông Kim Jong Un đã thị sát vụ bắn tên lửa này.

Từ Seoul, thông tín viên Nicolas Rocca tường trình :  

Nếu như phóng một tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Washington hay New York vẫn chưa đủ, thông điệp mà Kim Jong Un nhắn gởi qua báo chí nhà nước Bắc Triều Tiên còn rõ ràng hơn : Bình Nhưỡng sẽ “ kiên quyết đáp trả vũ khí hạt nhân bằng vũ khí hạt nhân và đáp trả một cuộc đụng độ toàn diện bằng một cuộc đụng độ không khoan nhượng.” Đó là tuyên bố của lãnh đạo Bắc Triều Tiên khi thị sát vụ bắn thử tên lửa Hwasong 17 hôm qua.  

Vụ bắn một tên lửa ngoại hạng về kích thước và về khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân là một kỳ công về kỹ thuật đối với Bắc Triều Tiên. Nhưng các chuyên gia không tin vào khả năng sử dụng cụ thể của loại tên lửa này trong trường hợp xảy ra xung đột. Tuy vậy, đây vẫn là một thành công rất lớn đối với Kim Jong Un. Ông đã chứng kiến vụ bắn thử tên lửa cùng với vợ và con gái. Đây là đứa con đầu tiên mà ông chính thức giới thiệu với công chúng.

Cho lần đầu tiên gia đình xuất hiện chung như vậy, các bức ảnh đứa con gái nắm tay bố trước một tên lửa đạn đạo đã được đăng trên báo chí nhà nước. Một hình ảnh mang tính biểu tượng đối với một chế độ vốn mang tính cha truyền con nối. Theo Bình Nhưỡng, hành động biểu dương sức mạnh mới này nhằm đáp lại các tuyên bố của Hoa Kỳ và các đồng minh về việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Chiến lược này có thể sẽ được đẩy mạnh sau những tuyên bố mới của lãnh đạo Bắc Triều Tiên.  

Oanh tạc cơ B-1B trở lại bán đảo Triều Tiên
Theo thông báo của quân đội Hàn Quốc, một oanh tạc cơ chiến lược B-1B đã được triển khai trở lại ở bán đảo Triều Tiên trong khuôn khổ một cuộc tập trận chung trên không giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Tham gia cuộc thao dượt này còn có một số chiến đấu cơ phản lực tối tân nhất của không quân Mỹ và Hàn Quốc, trong đó có máy bay tiêm kích tàng hình F-35.Hội nghị khí hậu COP27 trước nguy cơ thất bại

image.png
COP27 được kéo dài thêm một ngày so với dự kiến ban đầu do các nước thành viên chưa đạt được đồng thuận về cam kết chung chống biến đổi khí hậu. Ảnh chụp ngày 17/11/2022, Charm el-Cheikh, Ai Cập. REUTERS – EMILIE MADI

Thanh Hà

Cho đến trưa nay 19/11/2022, sau đợt đàm phán thâu đêm, các phái đoàn đại diện cho gần 200 quốc gia vẫn chưa đạt được đồng thuận về những cam kết chung trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Hội nghị COP27 tại Ai Cập có nguy cơ sẽ là một bước « thụt lùi » so với những mục tiêu đã được thông qua từ hội nghị Paris năm 2015.

Đại diện của Liên Hiệp Châu Âu, 

Francs Timmermans, tuyên bố với báo chí Châu Âu sẵn sàng ra về tay không còn hơn là chấp nhận một thỏa thuận « tồi tệ ». Ông không chút lạc quan về những diễn biến trong 12 giờ qua. Châu Âu muốn bằng mọi giá duy trì mục tiêu đã đạt được từ hội nghị COP21 Paris và đã được khẳng định lại nhân hội nghị 

COP26 ở Anh Quốc hồi năm ngoái, theo đó, cộng đồng quốc tế đã đồng ý giữ cho nhiệt độ của trái đất tăng tối đa 1,5 °C vào cuối thế kỷ.Nhưng vẫn theo quan chức nói trên, trong cương vị chủ tịch hội nghị, Ai Cập dường như muốn xem xét lại ngưỡng 1,5 °C. Bộ trưởng đặc trách về chuyển đổi năng lượng của Pháp, bà Agnès Pannier 

Runacher, đánh giá đây là điều mà Paris và Liên Hiệp Châu Âu « không thể chấp nhận ».Hội nghị quốc tế chống biến đổi khí hậu lần thứ 27 đã phải kéo dài  thêm một ngày, với hy vọng các bên vượt qua một số bất đồng, đặc biệt về giảm thiểu năng lượng hóa thạch, hay thẩm định những « thiệt hại và mất mát » do hiện tượng Trái đất bị hâm nóng gây nên.Các nước phát triển chậm trễ trong việc cam kết giúp đỡ các nước nghèo khắc phục hậu quả về môi trường. Tới nay mới chỉ có Liên Hiệp Châu Âu chấp nhận, trên nguyên tắc, lập quỹ hỗ trợ cho các nước nghèo. Mỹ và Trung Quốc vẫn hoàn toàn im lặng.Khai mạc thượng đỉnh khối Pháp ngữ ở Tunisia

image.png
Hội nghị thượng đỉnh khối Pháp ngữ khai mạc hôm nay, 19/11/2022, tại thành phố Djerba, Tunisia. AP – Hassene Dridi

Thanh Hà

Hội nghị thượng đỉnh khối Pháp ngữ đã khai mạc hôm nay, 19/11/2022, tại thành phố Djerba, Tunisia, với sự tham gia của khoảng 30 lãnh đạo.

Theo hãng tin AFP, hội nghị kéo dài 2 ngày, chủ yếu tập trung vào hợp tác kinh tế, nhưng đây cũng là dịp để các lãnh đạo phương Tây và lãnh đạo châu Phi trao đổi về các hồ sơ nóng, nhưng cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraina.  

Nhiều nước châu Phi than phiền về điều mà họ xem là sự thiếu đoàn kết quốc tế đối với châu lục này hiện cũng đang gặp nhiều khủng hoảng, trong khi châu Âu đã rất nhanh chóng huy động để trợ giúp cho Ukraina.Thượng đỉnh tại Tunisie năm nay cũng sẽ bầu lại bà Louise Mushikiwabo vào chức tổng thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, vì bà là ứng viên duy nhất.  Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ lần này còn kỷ niệm 50 thành lập, sau khi đã không thể tổ chức lễ kỷ niệm này vào năm 2020 do tình hình đại dịch Covid-19.

Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ được thành lập vào năm 1970 và hiện bao gồm 88 nước thành viên, trong đó có cả những quốc gia không sử dụng tiếng Pháp như Armenia, Ai Cập, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hay Serbia. Tổng dân số khối Pháp ngữ hiện nay là 321 triệu người, theo dự báo sẽ tăng lên thành 750 triệu vào năm 2050.

By KBCHNTV

Nhả báo tự do là một người đang sống hải ngoại rời Việt Nam ngày 27/4/1975 và trở lại đất nước 10/9/2011 và thay đổi tầm nhìn. Nhưng tính cách làm báo với chủ trương tôn trọng sự thật nên tin tức của ông được chiếu cố bởi những người thích sự ngay thẳng.

Leave a Reply

Verified by MonsterInsights