Mỹ thử nghiệm thành công các thành phần của vũ khí bội siêu thanh

image.png

Hôm thứ Tư (26/10), quân đội Mỹ đã phóng thử thành công một tên lửa tại Căn cứ bay Wallops của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ở bang Virginia, nhằm thử nghiệm các thành phần của vũ khí bội siêu thanh.

Trong thử nghiệm này, các vũ khí bội siêu thanh được phóng từ tên lửa trong tầng khí quyển trước khi lao tới mục tiêu với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh (Mach 5), tức là khoảng 6.200 km mỗi giờ.

Hải quân Mỹ cho biết, đây là cuộc thử nghiệm thứ hai được thực hiện trong khuôn khổ chương trình tập trung vào phát triển vũ khí bội siêu thanh trên biển và trên đất liền. Cuộc thử nghiệm đầu tiên được tiến hành vào tháng 10/2021.

Khác với vũ khí siêu âm (supersonic), vũ khí siêu vượt âm (hypersonic) được dùng để chỉ các loại vũ khí, phương tiện có tốc độ di chuyển vượt tốc độ âm thanh rất nhiều lần. Theo đó, Mach 1 là tốc độ của âm thanh. Tốc độ từ Mach 1 tới Mach 5 được xem là siêu âm, trong khi trên Mach 5 là siêu vượt âm.

Theo đó, những tên lửa này chứa trọng tải thử nghiệm cung cấp dữ liệu về hiệu suất của vật liệu và hệ thống trong môi trường siêu vượt âm thực tế. Từ đó, có thể xác thực hiệu quả thử nghiệm trên mặt đất và thử nghiệm toàn diện.

Đồng thời, lực lượng này cũng thử nghiệm các vật liệu tiên tiến có thể chịu nhiệt trong “môi trường siêu thanh thực tế”, theo tờ Reuters.

Đài CNN hôm 26/10 đưa tin, tên lửa trải qua 11 thí nghiệm khác nhau để kiểm tra và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu phát triển vũ khí bội siêu thanh cũng như giúp cải thiện khả năng chiến đấu cho cả Hải quân và Lục quân Mỹ, nhằm đảm bảo chiếm ưu thế trên chiến trường.

Phó đô đốc Johnny Wolfe, giám đốc Chương trình Vũ khí Chiến lược của Hải quân Mỹ, cho biết: “Vụ phóng hôm 26/10 diễn ra vô cùng tốt đẹp”.

Một tên lửa thứ hai dự kiến được phóng vào thứ Năm (27/10). Hải quân Mỹ cho biết, họ sẽ thực hiện thêm 13 thí nghiệm nữa để thu thập thông tin phục vụ cho chương trình phát triển vũ khí bội siêu thanh.

Dữ liệu thu thập được từ các cuộc thử nghiệm này sẽ giúp Mỹ phát triển hệ thống siêu thanh Đột kích Nhanh Thông thường của Hải quân (Conventional Prompt Strike – CPS) và chương trình Vũ khí Bội Siêu thanh Tầm xa (Long Range Hypersonic Weapon – LRHW) của Lục quân. Cả hai chương trình đều sẽ sử dụng Common Hypersonic Glide Body, một loại đạn được tích hợp với một tên lửa đẩy có khả năng bay tới mục tiêu với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh (Mach 5).

Với tốc độ trên, vũ khí bội siêu thanh sẽ khó bị phát hiện và đánh chặn. Tên lửa cũng có thể cơ động và thay đổi độ cao, cho phép chúng né tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa.

Lầu Năm Góc đã đưa chương trình phát triển vũ khí bội siêu thanh trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của mình, sau khi Trung Quốc tiến hành các vụ phóng vũ khí bội siêu thanh thành công vào năm ngoái. Trong khi đó, Nga cũng bắt đầu sử dụng tên lửa siêu thanh trong cuộc chiến ở Ukraine.

Sau khi Trung Quốc thử nghiệm vũ khí siêu thanh vào năm 2021, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley gọi vụ thử là “một sự kiện công nghệ rất quan trọng”, và đó chỉ là một phần trong những khả năng quân sự mà Trung Quốc sở hữu.

“Khả năng quân sự của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với một cuộc thử nghiệm này. Họ đang mở rộng nhanh chóng trong không gian, trên mạng và sau đó là ở những khu vực truyền thống như mặt đất, trên biển và trên không”, ông Milley phát biểu trong chương trình Bloomberg Television hồi tháng 10/2021.

Các nhà thầu Lockheed Martin Corp và Raytheon Technologies Corp đang tích cực nghiên cứu để phát triển khả năng vũ khí bội siêu thanh của Mỹ.

Hoa Kỳ cam kết bảo vệ các đồng minh châu Á bằng vũ khí hạt nhân

Theo hãng tin AP, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Wendy Sherman hôm thứ Ba cho biết quân đội nước này sẽ tung toàn bộ kho vũ khí, kể cả vũ khí hạt nhân, để bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản nếu đồng minh bị tấn công. Bà Sherman cũng đã lên án Triều Tiên vì các vụ thử vũ khí gây nguy hiểm và bất ổn trong khu vực.

Các quan chức từ Hoa Kỳ và các đồng minh châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc nghi ngờ Triều Tiên đang chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân, và các thứ trưởng ngoại giao của ba nước hôm thứ Tư cho biết phản ứng chung của họ sẽ là “quyết định”.

Cho Hyundong, Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Hàn Quốc, cho biết ba bên đang tăng cường hợp tác quốc phòng để ngăn chặn khả năng Triều Tiên sử dụng vũ khí nguyên tử.

Chính sách hạt nhân mới của Triều Tiên đang “tạo ra căng thẳng nghiêm trọng trên Bán đảo Triều Tiên”, ông Cho nói trong một cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeo Mori.

Ngoài hàng loạt vụ thử vũ khí và phô diễn sức mạnh quân sự để đáp trả những cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, Triều Tiên mới đây đã thực hiện một cuộc diễn tập mô phỏng việc nạp đầu đạn hạt nhân chiến thuật để kiểm tra tình trạng sẵn sàng của chúng.

Hôm 26 tháng 10, quân đội Hàn Quốc đã tiến hành tập trận đổ bộ để răn đe chính quyền Bình Nhưỡng. Cuộc tập trận đã huy động khoảng 6.000 binh sĩ thuộc hải quân và thủy quân lục chiến, cùng khoảng 40 phương tiện đổ bộ, 50 máy bay và 10 tàu quân sự, trong đó có tàu tấn công đổ bộ ROKS Dokdo.

Cùng ngày, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng cảnh báo rằng họ sẽ đáp trả ở quy mô “chưa từng thấy” nếu Triều Tiên tiến hành vụ thử bom hạt nhân lần thứ 7.

Khảo sát: Gần 50% người Úc ủng hộ việc gửi quân đến bảo vệ Đài Loan

image.png

Một cuộc thăm dò mới cho thấy gần 50% người Úc ủng hộ việc chính phủ gửi quân đến giúp Đài Loan trong trường hợp Đài Loan bị Trung Quốc xâm lược. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với của Nhật Bản và Mỹ, nơi có khoảng 30% người được hỏi ủng hộ việc gửi quân đến quốc đảo tự trị.


Cuộc khảo sát của YouGov – công ty khai thác dữ liệu và điều tra dư luận toàn cầu, được thực hiện từ ngày 05-09/09, đã hỏi 1.068 người Úc: Nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, mức độ đồng ý hay không đồng ý của bạn với việc Úc gửi lực lượng quân sự để giúp Mỹ bảo vệ Đài Loan là gì? Gần một nửa số người được hỏi (46%) cho biết họ đồng ý hoặc đồng ý mạnh mẽ. 25% người được hỏi phản đối hoặc phản đối mạnh mẽ.


Trong cuộc khảo sát tương tự từng được thực hiện ở Nhật Bản, 35% trong số 1.015 người được hỏi đồng ý hoặc đồng ý mạnh mẽ với việc cử quân đội Nhật Bản giúp Mỹ bảo vệ Đài Loan, trong khi 29% khác phản đối hoặc phản đối mạnh mẽ.

Đối với Mỹ, 33% trong số 1.066 người được hỏi ủng hộ hoặc ủng hộ mạnh mẽ việc gửi quân đội Mỹ để giúp bảo vệ Đài Loan, trong khi 31% phản đối hoặc phản đối mạnh mẽ.

Những người được hỏi từ cả 3 quốc gia nhìn chung ủng hộ việc cô lập Trung Quốc về mặt kinh tế thông qua các biện pháp trừng phạt nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xâm lược Đài Loan.

Hơn một nửa số người Úc được hỏi (53%) ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho Đài Loan. 38% số người được hỏi cho rằng Úc không nên can dự vào điều gì.

Lo lắng khắp Ukraina tối 26/10, máy bay chiến đấu Nga cất cánh từ sân bay ở Belarus

Truyền thông Ukraina RBC đưa tin, Vào tối ngày 26 tháng 10 năm 2022 theo giờ địa phương, một cảnh báo trên không đã được ban bố trên toàn lãnh thổ Ukraine. Trong khi đó, nhóm giám sát “Belarusian Gayun” báo cáo về việc máy bay chiến đấu Nga cất cánh từ sân bay Belarus.

Sau 17 giờ 30 giờ địa phương, một cảnh báo hàng không lớn đã được ban bố trên lãnh thổ Ukraine, dự đoán một số khu vực đã chiến đấu trở lại, tại thời điểm đó, tất cả khu vực ngoại trừ Crimea bị chiếm đóng, đều là “mã đỏ” cảnh báo.

Theo nhóm giám sát “Belarusian Gayun” của chính phủ Kyiv, cho biết khoảng 17h30, một chiếc MiG-31K của Lực lượng Phòng không và Vũ trụ Liên bang Nga với số đăng ký RF-92333 đã cất cánh từ sân bay Machulyshchi. Một máy bay chiến đấu cũng được phát hiện bay qua khu vực Molodechno.

Sau đó, ba máy bay chiến đấu đã cất cánh từ sân bay ở Baranovichi. Tất cả đều cất cánh theo hướng nam. Máy bay đã được phát hiện ở Klychov, Soligorsk, Slutsk và Luban.

Chiếc MiG-31K đầu tiên mang số hiệu RF-92333 đã ở trên không đúng một giờ và không thực hiện bất kỳ vụ phóng nào.

Vào lúc 7 giờ tối, một máy bay nữa đã cất cánh từ sân bay Machulischy và hai chiếc từ Baranovichi. Các chuyến bay được quan sát ở Slutsk và Orsha.

Đến 8h tối, hầu như toàn bộ Ukraine đã ban bố tình trạng báo động trên không, ngoại trừ khu vực Mykolaiv và Luhansk.

Cùng ngày, các lực lượng Ukraine cho biết đã bắn rơi một máy bay trực thăng khác của Nga ở vùng Kherson.

Rộ tin đồn ông Putin gần đây sụt 8kg, ho dữ dội kéo dài và chán ăn

Tình hình sức khỏe của ông Putin chưa bao giờ thôi gây chú ý, đặc biệt khi cuộc chiến ở Ukraina đang chưa có đột phá. Một số phương tiện truyền thông nước ngoài thậm chí còn chỉ ra rằng cân nặng của ông Putin gần đây đã giảm 8 kg, đồng thời tình trạng ho dữ dội kéo dài và chán ăn khiến người nhà và bác sĩ của ông không khỏi lo lắng.

Hãng truyền thông Anh “Daily Mail” dẫn lời kênh Telegram “General SVR” cho biết kể từ khi khám sức khỏe vào cuối tuần trước, ông Putin đã sụt cân đáng kể, đồng thời liên tục bị ho, và ông đang trong chế độ ăn kiêng do thuốc và khối u. Triệu chứng buồn nôn và chán ăn của ông khiến các thành viên trong gia đình và bác sĩ lo lắng. Do đó, người ta nghi ngờ rằng ông Putin có thể đang bị ung thư.

Kênh truyền thông Anh chỉ ra rằng mặc dù ông Putin có vẻ khá mập và phù khi xuất hiện trước công chúng, nhưng trên thực tế, ông đã giảm gần 8kg trong những tháng gần đây. Và khi ông gặp Phó Thủ tướng Dmitry Chernyshenko vào ngày 24/10, khi phát biểu giọng của ông nghe có vẻ nhỏ và nặng nhọc, gây cảm giác khó nghe và ngột ngạt.

Kênh này cho biết, khi hai người gặp nhau để thảo luận về các vấn đề Ukraine , ông Putin đã ho và vội vàng tiếp tục nói, có vẻ như ông đang cố gắng che đậy bệnh tật của mình.

Kênh này cũng cho biết, khi ông Putin tổ chức cuộc họp với các quan chức cấp cao trong quân đội cách đây vài ngày, ông đã phải dừng cuộc họp vì ho nặng, thậm chí ông còn phải gọi sự hỗ trợ của đội ngũ y tế. Trước đó, ông Putin đã rất tức giận trước màn trình diễn kém cỏi của quân đội Nga tại chiến trường Ukraine, sau khi chửi bới và la mắng, ông đã kết thúc cuộc đối thoại với bộ trưởng quốc phòng bằng một tiếng ho.

“General SVR” tuyên bố có các nguồn đáng tin cậy bên trong Điện Kremlin. Tuy nhiên, “Daily Mail” chỉ ra rằng kênh này không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào hỗ trợ cho tuyên bố về tình trạng sức khỏe không tốt của ông Putin.

Tỷ phú Elon Musk ‘làm trò’ khi đến văn phòng Twitter

image.png

Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk hôm thứ Tư (26/10) đã đăng một đoạn video lên trang cá nhân quay cảnh ông bước vào trụ sở Twitter tại San Francisco với một chiếc bồn rửa mặt trên tay. Ông dường như khá hào hứng trước khi thương vụ mua lại trị giá 44 tỷ USD kết thúc vào thứ Sáu này (28/10).

Trong video, ông Musk đang ôm một chiếc bồn rửa tay đi qua khu vực hành lang của trụ sở Twitter. Ông chia sẻ đoạn video cùng với chú thích “Entering Twitter HQ – let that sink in” (tạm dịch: Có mặt tại trụ sở Twitter. Cho chiếc bồn rửa này vào với nhé).

Đồng thời, ông cũng chỉnh sửa mô tả trên trang cá nhân thành “Chief Twit” (tạm dịch: Người đứng đầu Twitter) và phần địa điểm cũng sửa thành vị trí của trụ sở Twitter.

Ngày 26/10, Giám đốc tiếp thị của Twitter Leslie Berland đã thông báo chuyến ghé thăm của tỷ phú Elon Musk tới Twitter.

“Tuần này Elon Musk sẽ có mặt tại văn phòng San Francisco để gặp gỡ mọi người, dạo quanh trụ sở và tìm hiểu công việc quan trọng mà các bạn làm. Nếu bạn ở trụ sở San Francisco và thấy ông ấy, hãy đến chào hỏi”, vị giám đốc tiếp thị của Twitter thông báo.

Trước đó, một số nhân viên Twitter được cho là đã gửi một bức thư ngỏ phản đối việc Musk mua lại công ty truyền thông xã hội. Tạp chí Time đã công bố một bản thảo được cho là của bức thư, mặc dù không rõ có bao nhiêu nhân viên Twitter đã ký vào bức thư này.

Bức thư cho biết, kế hoạch sa thải 75% nhân viên Twitter của Elon Musk sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của nền tảng này. Theo đó, tỷ lệ sa thải 75% nhân viên của Twitter tương đương 5.600 người, trong tổng số 7.500 nhân viên hiện có của công ty.

“Mối đe dọa ở mức độ như thế này là rất liều lĩnh, làm suy yếu lòng tin của người dùng và khách hàng đối với Twitter và rõ ràng là một hành động đe dọa người lao động”, bức thư cho hay.

Tính đến ngày 26/10, cổ phiếu của Twitter tăng khoảng 1% lên 53,35 USD/cổ phiếu.

Theo nguồn tin từ tờ Bloomberg, trong một cuộc họp video với các chủ ngân hàng, Musk cho biết thương vụ mua lại trị giá 44 tỷ USD sẽ kết thúc vào ngày 28/10.

Hôm 8/7, tỷ phú Elon Musk cho biết ông quyết định chấm dứt thương vụ mua lại Twitter do công ty đã vi phạm nhiều điều khoản trong hợp đồng cũng như sa thải nhiều lãnh đạo cấp cao và nhân sự tài năng.

Ông Musk nghi ngờ về ước tính chính xác của dữ liệu do Twitter cung cấp rằng, chỉ 5% trong số 230 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày có thể là tài khoản rác, như đã nêu trong hồ sơ liên bang. Bức thư từ luật sư của vị tỷ phú này cũng cho biết con số thực tế “cao hơn đáng kể”, điều này có ảnh hưởng đến điểm mấu chốt, vì khoảng 90% doanh thu của Twitter đến từ quảng cáo.

Ông Jason Benowitz, giám đốc danh mục đầu tư cấp cao tại The Roosevelt Investment Group LLC, cho biết: “Phố Wall có thêm động lực để ủng hộ Musk”.

Ông nói thêm: “Elon Musk lãnh đạo các doanh nghiệp quan trọng bao gồm Tesla, SpaceX và sắp tới là Twitter… có thể yêu cầu tăng vốn đáng kể trong tương lai. Nếu một ngày nào đó, SpaceX có đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng thì đây sẽ là một thương vụ hàng đầu cho ngành ngân hàng đầu tư”.

Tờ Reuters đưa tin, theo nghiên cứu nội bộ của Twitter trong tuần này, công ty đang nỗ lực giữ chân bộ phận người dùng tương tác tích cực trên nền tảng. Số người dùng này được cho là chiếm đến 90% tổng số tweet trên Twitter và mang lại một nửa doanh thu trên toàn cầu của công ty.

By KBCHNTV

Nhả báo tự do là một người đang sống hải ngoại rời Việt Nam ngày 27/4/1975 và trở lại đất nước 10/9/2011 và thay đổi tầm nhìn. Nhưng tính cách làm báo với chủ trương tôn trọng sự thật nên tin tức của ông được chiếu cố bởi những người thích sự ngay thẳng.

Leave a Reply

Verified by MonsterInsights