NAM GIANG

Mỹ chặn máy bay ném bom của Nga ngoài khơi Alaska

image.png

Mỹ tuyên bố, chiến đấu cơ của họ đã chặn 2 máy bay ném bom của Nga gần Alaska, theo hãng tin AA.

Hai chiến đấu cơ F-16 của Không quân Mỹ đã chặn 2 máy bay ném bom của Nga gần Alaska hôm 18/10, theo Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD).

Tuyên bố của NORAD cho biết họ đã “phát hiện, theo dõi, xác định tích cực và chặn 2 máy bay ném bom Tu-95 Bear-H của Nga đang xâm nhập và hoạt động trong Vùng nhận dạng phòng không Alaska (ADIZ)”.

Máy bay Nga vẫn ở trong không phận quốc tế và không đi vào không phận thuộc chủ quyền của Mỹ hoặc Canada, theo tuyên bố.

“Hoạt động gần đây của máy bay Nga ở ADIZ Bắc Mỹ không được coi là một mối đe dọa và cũng không phải là hoạt động bị coi là khiêu khích. NORAD có nhiệm vụ theo dõi và tích cực xác định các máy bay quân sự nước ngoài đi vào ADIZ. NORAD thường xuyên theo dõi chuyển động của máy bay nước ngoài và khi cần thiết sẽ xua đuổi các máy bay này ra khỏi ADIZ”, NORAD nhấn mạnh.

NORAD cho biết họ sử dụng một mạng lưới phòng thủ nhiều lớp gồm các vệ tinh, radar trên mặt đất, radar trên không và máy bay chiến đấu để theo dõi và xác định các máy bay nước ngoài đồng thời thông báo các hành động thích hợp.

“Chúng tôi vẫn sẵn sàng áp dụng một số phương án ứng phó để bảo vệ chủ quyền Bắc Mỹ và Bắc Cực”, NORAD tuyên bố thêm.

Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Nga leo thang liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine của Moscow.

Ông Putin ban bố thiết quân luật ở 4 vùng mới sáp nhập

image.png

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban hành lệnh thiết quân luật vào thứ Tư (19/10) tại 4 khu vực của Ukraine mà ông nói là một phần của Nga. Đây được xem là động thái giúp Nga củng cố vị thế tại 4 vùng mới sáp nhập.

Theo luật pháp Nga, thiết quân luật cho phép tăng cường quân đội, áp đặt giờ giới nghiêm, hạn chế di chuyển, kiểm tra và giám sát các đối tượng khả nghi.

Trước khi lệnh thiết quân luật được ban bố, truyền hình nhà nước Nga đã phát sóng hình ảnh những người dân chạy trốn khỏi Kherson. Nga mô tả cuộc di dân – từ bờ phải sang bờ trái của sông Rover Dnipro – như một nỗ lực sơ tán dân thường ra khỏi thành phố trước khi nó trở thành chiến trường.

Ông Kirill Stremousov, phó lãnh đạo tỉnh Kherson do Nga hậu thuẫn, đã đưa ra lời kêu gọi sơ tán bằng video sau khi các lực lượng Nga trong khu vực bị đánh lui 20–30 km trong vài tuần qua.

Người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak, cáo buộc Nga dàn dựng chương trình tuyên truyền ở Kherson.

Ông Yermak viết trên Telegram: “Nga đang cố gắng hù dọa người dân Kherson bằng tin tức giả về việc quân đội chúng tôi pháo kích vào thành phố; người Nga cũng dàn dựng chương trình tuyên truyền về việc sơ tán”.

Phản ứng sau khi ông Putin tuyên bố thiết quân luật tại 4 địa phương của Ukraine, Cố vấn Tổng thống Ukraine – ông Mykhailo Podolyak – viết trên Twitter rằng hành động này của Nga “không có giá trị” trên lãnh thổ Ukraine. “Nó sẽ không làm thay đổi điều gì với Ukraine, chúng tôi sẽ tiếp tục tái chiếm lãnh thổ của mình”.

8 tháng sau khi bị xâm lược, Ukraine đang tích cực phản công ở phía đông và phía nam để cố gắng chiếm lại nhiều lãnh thổ nhất có thể trước khi mùa đông đến.

Ông Putin cũng ban hành một sắc lệnh hạn chế di chuyển tại 8 khu vực tiếp giáp với Ukraine – bao gồm Cộng hòa Crimea, thành phố Sevastopol, Krasnodar, Belgorod, Bryansk, Voronezh, Kursk và Rostov.

Tháng trước, Tổng thống Nga tuyên bố rằng các vùng lãnh thổ sáp nhập sẽ “mãi mãi” là một phần của nước này. Nga kiểm soát hầu hết Lugansk và Kherson, 60% Donetsk và 73% Zaporizhzhia. Động thái sáp nhập của Nga đã vấp phải chỉ trích gay gắt từ Ukraine, phương Tây và đa số thành viên trong Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Vũ khí bí mật của Ukraine có tầm bắn 1.000km, đầu đạn nặng 75kg

image.png

Phần thân của vũ khí bí mật mới đang được Ukroboronprom, nhà sản xuất vũ khí và khí tài quân sự chiến lược của Ukraine phát triển. Ảnh Ukroboronprom

Hiện Ukroboronprom chưa tiết lộ chính xác vũ khí này là gì, nhưng dựa trên kích thước của đầu đạn, tầm bắn và ảnh chụp thân của loại vũ khí này có thể thấy, nó có thể là một máy bay không người lái “kamikaze” kích cỡ lớn. Tức là, sải cánh và trọng lượng ước tính phải khoảng hơn 4 mét, và trọng lượng cất cánh hơn 200kg.

Đồng thời, Ukroboronprom cho biết, vũ khí mới có phạm vi tấn công mục tiêu là 1.000km. 

“Tầm bắn đạt 1.000km, trọng lượng đầu đạn 75kg. Chúng tôi đang hoàn thiện quá trình phát triển nó”, công ty Ukroboronprom viết trong một bài đăng trên trang Facebook của họ.

Người Nga sẽ không thể phá vỡ kế hoạch cũng như tinh thần của chúng tôi. Ukroboronprom đã hoạt động ở chế độ nâng cao kể từ cuộc xung đột”, thông báo của công ty nhấn mạnh.

Theo phân tích của Defense Express, để đạt được tầm bắn 1.000km, vũ khí mà Ukroboronprom đang phát triển có lẽ sẽ sử dụng phương tiện dẫn đường qua vệ tinh, có thể là Starlink.

Thông báo của Ukroboronprom về loại vũ khí bí mật mà họ đang phát triển được đưa ra trong bối cảnh Nga đã và đang thực hiện hàng loạt cuộc không kích và oanh tạc bằng máy bay không người lái kamikaze vào Ukraine. 

Truyền thông Nga phàn nàn 40% chip mua của Trung Quốc bị lỗi, trước cuộc chiến tỷ lệ này chỉ là 2%

Truyền thông Nga đăng tải thông tin rằng tỷ lệ hỏng hóc của chip do Nga mua từ Trung Quốc lên tới 40%, cao hơn nhiều so với mức 2% trước chiến tranh Nga-Ukraine, khiến các nhà sản xuất sản phẩm điện tử của Nga phải đau đầu.

Tờ Register dẫn lời hãng truyền thông Nga Kommersant cho biết, trước khi Nga xâm lược Ukraine, tỷ lệ hỏng hóc của chip xuất khẩu từ Trung Quốc sang Nga là 2%, nhưng hiện đã lên tới 40%. Điều này có nghĩa là tỷ lệ hỏng hóc của chip vận chuyển từ Trung Quốc sang Nga đã tăng 1.900% trong những tháng gần đây.

Ngay cả tỷ lệ hỏng hóc 2% cũng là cao hơn so với tỷ lệ lý tưởng đối với thiết bị hiện đại đòi hỏi nhiều chip khác nhau, và quan trọng không kém đối với thiết bị quân sự, chứ chưa nói đến 40%, có nghĩa là về cơ bản khi Nga muốn sản xuất bất cứ sản phầm gì cần chip, trước tiên phải lãng phí rất nhiều thời gian và công sức để thử nghiệm nếu dùng chip Trung Quốc, vốn đang là lựa chọn gần như duy nhất của Nga lúc này vì các lệnh cấm vận.

Báo cáo chỉ ra rằng các nhà sản xuất sản phẩm điện tử của Nga đang gặp rất nhiều khó khăn và chuỗi cung ứng ở Nga đang bị tắc nghẽn.

Báo cáo cho rằng tình hình này là do các lệnh trừng phạt kinh tế của các nước châu u và Mỹ áp đặt lên Nga, buộc nhiều công ty lớn phải rút khỏi Nga, khiến các nhà kinh doanh vùng xám và các nhà khai thác cơ hội khác không mấy sẵn sàng giao dịch với các công ty Nga. Có thể những người này đang bán phá giá những sản phẩm không sử dụng được cho những người mua Nga, những người mà họ cũng biết rằng họ không thể dễ dàng có được sản phẩm thay thế.

Register chỉ ra rằng nếu 40% số chip mà Nga nhận được từ Trung Quốc thực sự tồi tệ, nó sẽ đưa Trung Quốc và Nga vào tình thế không mấy tốt đẹp. Ngoài ra , tỷ lệ hỏng hóc cao như vậy là không thể hiểu được , vì các nhà chức trách ở Bắc Kinh thường tuyên bố chống tham nhũng, hiện đại hóa nền kinh tế và chỉ tập trung vào phát triển chất lượng sản phẩm hàng đầu thế giới.

Tất cả nam giới ở Matxcơva đã chạy đâu mất rồi?

image.png
Trên khắp thủ đô nước Nga, số lượng đàn ông đã ít hơn đáng kể tại các nhà hàng, cửa hàng và các cuộc tụ tập xã hội. Nhiều người đã bị bắt nhập ngũ tham gia chiến đấu ở Ukraine. Những người khác thì chạy trốn để tránh bị bắt quân dịch.

Những buổi chiều thứ sáu tại cửa hàng cắt tóc Chop-Chop ở trung tâm Mátxcơva thường rất nhộn nhịp, nhưng vào đầu cuối tuần gần đây, chỉ có một trong bốn ghế là có khách.Người quản lý cửa hàng, một phụ nữ tên Olya, cho biết: “Chúng tôi thường là chật kín khách vào giờ này, nhưng khoảng một nửa số khách hàng của chúng tôi đã biến mất.

Nhiều khách hàng – cùng với một nửa số thợ cắt tóc làm tại đây – đã trốn khỏi Nga để tránh lệnh tổng động viên hàng trăm nghìn người của Tổng thống Vladimir V. Putin cho chiến dịch quân sự ở Ukraine. Nhiều người đàn ông đã phải tránh ra ngoài đường vì sợ bị trao giấy bắt nhập ngũ.

Khi Olya đến cửa hàng vào thứ Sáu tuần trước, cô cho biết, cô đã chứng kiến các cảnh sát đang đứng chặn các cửa trong số bốn lối ra của ga tàu điện ngầm, kiểm tra giấy tờ.Bạn trai của cô, một thợ cắt tóc ở cửa hàng, cũng đã bỏ trốn, và cuộc chia ly đang gây ra nhiều hậu quả. “Mỗi ngày trải qua đều mệt mỏi,” Olya thừa nhận, cô giấu họ của mình, cũng như những phụ nữ khác được phỏng vấn trong phóng sự này vì sợ bị trả thù. “Thật khó để biết phải làm gì. Chúng tôi luôn lên kế hoạch cùng với nhau”.

Tình trạng trên đang xảy ra không chỉ với riêng Olya. Trong khi vẫn còn rất nhiều nam giới ở một thành phố 12 triệu dân, nhưng trên khắp Matxcơva, sự hiện diện của họ đã thưa dần – trong các nhà hàng, trong cộng đồng hipster và tại các cuộc tụ họp xã hội như bữa tối và tiệc tùng.

Điều này đặc biệt đúng đối với giới trí thức của thành phố, những người thường có thu nhập cao và hộ chiếu để đi du lịch nước ngoài.Một số người đàn ông không thích cuộc xâm lược Ukraine đã bỏ đi khi chiến tranh nổ ra; những người khác phản đối Điện Kremlin nói chung là đã bỏ trốn vì họ sợ bị cầm tù hoặc bị áp bức. Nhưng phần lớn những người đàn ông đã rời đi trong những tuần gần đây rơi vào hai dạng: hoặc được gọi nhập ngũ và muốn tránh quân dịch, hoặc lo lắng rằng Nga có thể đóng cửa biên giới nếu ông Putin tuyên bố thiết quân luật.

Không ai biết chính xác có bao nhiêu nam giới đã rời đi kể từ khi ông Putin tuyên bố điều mà ông gọi là “tổng động viên một phần”. Nhưng hàng trăm nghìn người đã ra đi. Ông Putin cho biết hôm thứ Sáu rằng ít nhất 220.000 người đã được gọi nhập ngũ.Theo các nhà chức trách, ít nhất 200.000 người đàn ông đã chạy đến nước láng giềng Kazakhstan, nơi mà người Nga có thể nhập cảnh mà không cần hộ chiếu. Hàng chục nghìn người khác đã chạy sang Gruzia, Armenia, Azerbaijan, Israel, Argentina và Tây Âu.“Tôi cảm thấy như bây giờ chúng ta đang ở Tây lương nữ quốc vậy,” Stanislava, một nữ nhiếp ảnh gia 33 tuổi, cho biết trong một bữa tiệc sinh nhật gần đây có hầu hết người tham dự là phụ nữ. “Tôi đang tìm kiếm những người bạn nam giới để giúp tôi di chuyển một số đồ đạc, và tôi nhận ra rằng gần như tất cả họ đã rời đi.

Nhiều phụ nữ đã kết hôn vẫn ở lại Matxcơva khi chồng họ bỏ trốn, sau khi chồng họ nhận được povestka – một thông báo nhập ngũ – hoặc trước khi cảnh sát có thể đến tận nhà.“Tôi và lũ bạn gái gặp nhau để uống rượu, trò chuyện và hỗ trợ lẫn nhau, để cảm thấy rằng chúng tôi không đơn độc”, Liza, người có chồng là luật sư của một công ty đa quốc gia lớn, cho biết vài ngày trước khi ông Putin tuyên bố tổng động viên, chồng cô đã bỏ việc và chạy trốn đến một nước Tây Âu, nhưng Liza, 43 tuổi, phải ở lại vì con gái của hai người đang đi học và tất cả ông bà của cô đều ở Nga.

Những phụ nữ có chồng bị bắt nhập ngũ cũng phải chịu đựng sự cô đơn – nhưng sự cô đơn của họ bị nỗi sợ rằng người bạn đời của họ có thể không còn sống trở về đè nặng.

Tuần trước tại một voenkomat, hay ủy ban quân sự, ở tây bắc Matxcơva, những người vợ, người mẹ và con cái đã tụ tập để nói lời từ biệt với những người chồng/cha/con thân yêu của họ được đưa đi chiến đấu.“

Những người đàn ông này giống như đồ chơi trong tay lũ trẻ vậy”, Ekaterina, 27 tuổi, có chồng, Vladimir, 25 tuổi, đang thu thập khẩu phần ăn của anh và chỉ một lát nữa là được chuyển đến trại huấn luyện bên ngoài Matxcơva. “Họ sẽ chỉ là những cái bia thịt.” Cô ước chồng mình đã trốn tránh lệnh triệu tập, và nói rằng thà anh ta ngồi tù vài năm còn hơn trở về nhà trong túi đựng xác.

Nếu người dân Matxcơva có thể tận hưởng một mùa hè vui vẻ thoải mái mà cảm giác như không có gì thay đổi đáng kể kể từ khi xâm lược Ukraine, thì tình hình đã khác đi nhiều khi mùa đông bắt đầu và hậu quả của chiến tranh, bao gồm cả các lệnh trừng phạt, trở nên rõ ràng hơn.

Vào ngày 17/10, thị trưởng của Matxcơva thông báo rằng lệnh tổng động viên tại đây đã chính thức kết thúc. Nhưng nhiều doanh nghiệp đã cảm giác được sự suy giảm lượng nam giới. Trong hai tuần sau lệnh tổng động viên, số lượng đơn đặt hàng tại các nhà hàng ở Matxcơva với tổng tiền trung bình cao hơn 1.500 rúp – khoảng 25 đô la – đã giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sberbank, ngân hàng tín dụng lớn nhất của Nga, đã đóng cửa 529 chi nhánh chỉ trong tháng 9, theo báo Kommersant.Nhiều mặt tiền của các cửa hàng ở trung tâm thành phố trở nên trống trải, với những tấm biển “CẦN CHO THUÊ” treo trên cửa sổ. Ngay cả văn phòng của hãng hàng không hàng đầu của Nga, Aeroflot, cũng đã đóng cửa văn phòng trên phố Petrovka sang trọng. Gần đó, các cửa sổ phía trước cửa hàng nơi các nhà thiết kế phương Tây liên tục thay đổi ma-nơ-canh của họ trong suốt mùa hè, cuối cùng đã được dán giấy che kín.Aleksei Ermilov, người sáng lập cửa hàng Chop-Chop, nói: “Nó khiến tôi nhớ đến Athens năm 2008″, ngầm so sánh Matxcơva với thủ đô của Hy Lạp trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ông Ermilov nói rằng trong số 70 tiệm cắt tóc nhượng quyền của ông, những tiệm cắt tóc ở Matxcơva và St Petersburg hầu hết cảm thấy vắng bóng đàn ông.Ông Ermilov nói: “Chúng ta có thể cảm thấy làn sóng di cư ồ ạt ở Matxcơva và St.Petersburg, nhiều hơn so với các thành phố khác, một phần vì nhiều người tại các thành phố này có phương tiện để rời khỏi đó.

Truyền thông địa phương đưa tin rằng số người đến giải trí tại một trong những câu lạc bộ thoát y lớn nhất ở Matxcơva đã giảm 60% và câu lạc bô này hiện tại cũng có ít nhân viên bảo vệ hơn vì họ đã được gọi nhập ngũ hoặc đã bỏ trốn.

Trong khi đó, lượt tải xuống các ứng dụng hẹn hò đã tăng lên đáng kể ở các quốc gia mà đàn ông Nga chạy trốn tới. Tại Armenia, số lượng đăng ký mới trên một ứng dụng hẹn hò, Mamba, đã tăng 135%, một đại diện của công ty nói với RBK, một hãng tin tức tài chính của Nga.

Ở Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ, tỷ lệ tải xuống mới là trên 110%, trong khi ở Kazakhstan, con số này tăng 32%.“Tất cả những đàn ông ngon lành giờ đã chạy trốn hết mẹ nó rồi!”, Tatiana, một phụ nữ 36 tuổi, làm việc trong lĩnh vực bán hàng công nghệ phàn nàn khi đang xem một trận bida với bạn bè tại câu lạc bộ xã hội dành cho phụ nữ ở con phố thời thượng Stoleshnikov Lane. “Số đàn ông còn hẹn hò được giờ đã giảm ít nhất 50 phần trăm.

Trong suốt mùa hè, câu lạc bộ này chật cứng với những thanh niên Nga sành điệu và vui nhộn. Nhưng vào một tối thứ bảy gần đây, câu lạc bộ này đã trở nên tương đối vắng vẻ.

Tatiana cho biết nhiều khách hàng của cô đã rời đi, nhưng cô nói rằng cô sẽ ở lại. Công việc của Tatiana không cho phép làm việc từ xa và cô nói rằng cô không muốn đưa con chó cưng lớn của mình lên máy bay.Nhưng những người dân Matxcơva khác vẫn có kế hoạch rời đi. Một thành viên khác của câu lạc bộ phụ nữ, Alisa, 21 tuổi, cho biết cô vừa tốt nghiệp và muốn tiết kiệm đủ tiền để rời khỏi Nga sau khi bạn bè của cô kết thúc việc học, để họ có thể cùng nhau thuê một chỗ ở tại nước ngoài.Alisa nói: “Tôi không nhìn thấy bất kỳ tương lai nào ở Nga, ít nhất là trong thời điểm ông Putin còn nắm quyền.

Đối với những người đàn ông còn ở lại, việc đi lại trong thành phố trở nên căng thẳng.

Aleksandr Perepelkin, giám đốc tiếp thị và biên tập viên của Blueprint, một ấn phẩm thời trang và văn hóa cho biết: “Tôi cố gắng tự lái xe đi khắp nơi vì quân đội có thể phát lệnh bắt nhập ngũ trên đường phố và bên cạnh các ga tàu điện ngầm.”

Perepelkin ở lại Nga vì anh cảm thấy có nghĩa vụ đối với hơn 100 nhân viên của mình, nhằm duy trì hoạt động của công ty. Nhưng bây giờ văn phòng của anh làm anh nhớ lại về những tháng đầu của đại dịch coronavirus, vì hàng loạt nhân viên nam đã chạy trốn mất. Perepelkin và các đối tác kinh doanh của anh hiện tại không biết phải làm gì.“Tiếp thị là loại hình kinh doanh bạn làm trong cuộc sống bình thường, nhưng không phải trong thời chiến,” Perepelkin nói trong một quán cà phê sang trọng với không gian làm việc chung.

Quán cà phê khi đó hầu như chỉ toàn phụ nữ, có cả nhóm tổ chức sinh nhật với lớp dạy cắm hoa.Tại cửa hàng cắt tóc Chop-Chop, ông Ermilov, người sáng lập, cũng nhận xét tương tự. Vào cuối tháng 9, Ermilov lên đường đến Israel và hiện ông có kế hoạch mở một doanh nghiệp mà không có sự hiện diện vật lý ở Nga và “ít chịu rủi ro địa lý hơn”.

Ở bên trong nước Nga, những người quản lý các tiệm cắt tóc đang bàn luận về việc có thể mở rộng thêm các dịch vụ chuyên phục vụ các khách hàng nữ.“Chúng tôi bàn luận về việc định hướng lại công việc kinh doanh,” Olya, người quản lý cửa hàng cho biết. “Nhưng không thể lập kế hoạch ngay bây giờ, khi hiệu lực của các kế hoạch giờ đã giảm xuống chỉ còn chừng một tuần.” ĐCSTQ coi Hoa Kỳ là kẻ thù, chứ không phải đối thủ cạnh tranh kinh tế

image.png
Theo một cựu giám đốc viễn thông, chính quyền cộng sản Trung Quốc rõ ràng coi Hoa Kỳ là một kẻ thù hơn là một đối thủ cạnh tranh kinh tế.

Ông Jon Pelson, cựu giám đốc của British Telecom, cho biết, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và nhà lãnh đạo đảng Tập Cận Bình coi Hoa Kỳ là một kẻ thù của Trung Quốc và đang theo đuổi các chính sách phù hợp để đối phó với Hoa Kỳ.Trong cuộc phỏng vấn hôm 18/10 với đài NTD, ông Pelson lưu ý: “Chúng ta phải nhận ra rằng cái mà chúng ta gọi là mặt trận kinh tế rất khác đối với họ [ĐCSTQ]; thực tế họ hoàn toàn không coi đó là một mặt trận kinh tế.”“Mục đích của ông ấy [Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình] không phải là nâng cao chất lượng cuộc sống và mức sống cho người dân của mình. Ông ấy thực sự coi thương mại và công nghệ là một công cụ để theo đuổi bá quyền trong khu vực và trên thế giới.”

Ông Pelson giải thích, trong khi Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ khác cố gắng coi Trung Quốc là một đối tác thương mại hoặc đối thủ cạnh tranh kinh tế, thì giới lãnh đạo ĐCSTQ lại coi phương Tây là kẻ thù về ý thức hệ và quân sự.Ông 

Pelson cảnh báo: “Chúng ta càng muốn xem Trung Quốc là đối tác thương mại, thì họ lại càng xem chúng ta là đối thủ; tôi nghĩ họ thậm chí coi chúng ta là kẻ thù. Và chúng ta phải nhận ra điều đó và đối xử với họ một cách phù hợp.”“Chúng ta thực sự phải xem chúng ta có thể làm gì để kiềm chế và kìm hãm sức mạnh kinh tế của Trung Quốc bởi vì họ đang sử dụng kinh tế như một công cụ [chống lại chúng ta].”

Ông Pelson chỉ ra, đây là một vấn đề đặc biệt đối với các quốc gia tư bản bởi vì các quốc gia như vậy có khả năng coi bất kỳ giao dịch thương mại nào với Trung Quốc mà có lợi là một sự thành công, thậm chí nếu giao dịch thương mại đó dẫn đến việc Trung Quốc đạt được lợi thế chiến lược trong lĩnh vực ngoại giao và quân sự.

Tuy nhiên, theo ông Pelson, ĐCSTQ đang sẵn sàng chiến tranh và quan điểm của họ đối với thương mại là một cái gì đó có mục đích đen tối hơn.Ông nêu rõ: “Quan điểm của Trung Quốc là thành công có nghĩa là họ trở nên mạnh hơn chúng ta, ngay cả khi họ phải trả giá bằng tiền, ngay cả khi người dân của họ trở nên nghèo hơn trong quá trình này. Miễn là họ tạo ra khoảng cách so với Hoa Kỳ và phương Tây cũng như các quốc gia tự do [khác], thì đó là một thắng lợi đối với họ.”“Đó là cách nhìn tồi tệ về mọi thứ, nhưng tôi thực sự nghĩ rằng họ đang xem nó [thương mại] theo cách mà hai quốc gia làm khi xảy ra chiến tranh.”

Ông Pelson nhận định, ĐCSTQ đang hiện đại hóa quân đội với công nghệ đạt được thông qua thương mại với phương Tây và việc Hoa Kỳ ngày càng mong muốn có nhiều giao dịch thương mại hơn với Trung Quốc về cơ bản đang phá hoại an ninh lâu dài của mình

Tuy nhiên, theo ông, sự tách biệt hoàn toàn nền kinh tế của hai quốc gia [Hoa Kỳ và Trung Quốc] sẽ là “thảm họa” đối với nền kinh tế thế giới và chắc chắn không có khả năng xảy .Để đạt mục tiêu đó, ông Pelson cho rằng, ĐCSTQ cần phải bị đánh bại trong lĩnh vực công nghệ và thương mại trước khi giới lãnh đạo của ĐCSTQ cho phép Trung Quốc trở thành một xã hội cởi mở và tự do.

Ông Pelson nhấn mạnh: “Tôi nghĩ sẽ là một chặng đường dài chậm chạp để Trung Quốc có thể đạt được sự tự do hóa thực sự. Và sự tự do hóa có thể sẽ phải đến từ những thất bại. Tôi hy vọng điều đó [sự thất bại của ĐCSTQ] sẽ không được thực hiện trên chiến trường.” “Tôi hy vọng điều đó [sự thất bại của ĐCSTQ] sẽ là lĩnh vực thương mại, công nghệ và xã hội mà họ [ĐCSTQ] nói rằng lĩnh vực này không hiệu quả, và những người ở cấp cao nhất quyết định rằng họ muốn có giới lãnh đạo sẽ thực sự tự do hóa bởi vì người dân của họ sẽ thành công hơn.”

Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã đi vào ngõ cụt?

image.png

Cách đây không lâu, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh là “Dự án thế kỷ”, thứ sẽ thay đổi cán cân quyền lực và sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên gần đây, Bắc Kinh ít khoe khoang về tiềm năng của BRI và trở nên “khiêm tốn hơn nhiều” khi nói về cải cách và rút lui. Phải chăng Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã đi vào ngõ cụt?

Ngay từ đầu, BRI của Trung Quốc luôn mang lại cảm giác giống như xã hội đen. Theo đó, Bắc Kinh sẽ tiếp cận các quốc gia khó khăn ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh, Trung Đông và ngoại vi châu Âu để cung cấp các khoản vay cho các dự án cơ sở hạ tầng trọng yếu như cảng biển, đường sắt, các con đập, các con đường, v.v. Các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc sẽ thu xếp tài chính. Các nhà thầu Trung Quốc sẽ thực hiện các dự án và quản lý chúng khi hoàn thành. Nếu nước chủ nhà không thanh toán thì các dự án sẽ thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc.

Dù bằng cách nào đi nữa thì Bắc Kinh cũng đã thành công giành được ảnh hưởng ở các quốc gia cho phép họ can dự. Kể từ lần đầu tiên ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012, Trung Quốc đã cho vay hơn 1 nghìn tỷ USD ở 150 quốc gia. “Thành tích” này khiến Trung Quốc trở thành chủ nợ chính thức lớn nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, bây giờ kế hoạch đã gặp rắc rối. Vấn đề là các dự án trên được chọn vì lý do chính trị và ngoại giao chứ không phải vì lý do kinh tế. Rất nhiều dự án không rõ ràng. Giờ đây, điều rõ ràng duy nhất là họ không đủ khả năng để trả nợ các khoản vay.

Lấy Sri Lanka làm ví dụ. Ngay cả trước khi bùng phát đại dịch COVID-19 khiến hoạt động thương mại đình trệ, cảng do BRI xây dựng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của khoản vay về lưu lượng giao thông. Khoản vay đó đã trở nên tồi tệ.

Kịch bản tương tự đang lặp lại đối với các dự án BRI của Pakistan, một trong những quốc gia tích cực nhất trong dự án Vành đai và Con đường. Cho đến nay, Pakistan không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình đến mức phải nhờ đến gói cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, hiện nay khoảng 60% tổng số các khoản vay BRI liên quan đến các quốc gia gặp khó khăn tài chính. Các khoản cho vay ở châu Phi có vẻ đặc biệt lung lay. Ngay cả trước khi xuất hiện tin tức về khả năng vỡ nợ này, các chủ ngân hàng Trung Quốc đã cảnh báo Bắc Kinh về khả năng tài chính và kinh tế của các thỏa thuận BRI. Một số chủ ngân hàng lo ngại đến mức họ khăng khăng đòi Bắc Kinh mở rộng cho một số khoản vay dưới cái tên “chính sách được chỉ định” (policy designated) để làm rõ rằng, quyết định cho vay là do Bắc Kinh quản lý chứ không phải do các ngân hàng phụ trách.

Trong một thời gian dài, Bắc Kinh bác bỏ việc họ gặp khó khăn về tài chính. Các quan chức đã gây áp lực buộc các nhân viên ngân hàng phải tránh mọi khoản nợ xấu. Thay vào đó, các ngân hàng được khuyến khích giữ chân những người đi vay bằng cách kéo dài thời gian đáo hạn của các khoản vay.

Bắc Kinh từ chối hợp tác với phương Tây thông qua Câu lạc bộ Paris của G-20 để đàm phán lại các khoản vay đang gặp khó khăn. Không còn nghi ngờ gì nữa, giới lãnh đạo Trung Quốc muốn tránh thừa nhận rằng các khoản vay BRI có vấn đề. Tuy nhiên, việc từ chối hợp tác cũng sẽ buộc Trung Quốc phải trả nợ những người khác nếu thất bại là điều khó tránh khỏi.

Nhưng giờ đây, các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc đang phải đối mặt với những vụ vỡ nợ lớn từ các nhà phát triển bất động sản trong nước – chẳng hạn như Evergrande, cũng như các khoản vay BRI của họ. Áp lực quá lớn khiến Trung Quốc phải giải quyết vấn đề một mình. Trong quá khứ, khi nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhảy vọt, Bắc Kinh có đủ sức trang trải các vụ vỡ nợ bằng chính nguồn lực của mình, nhưng giờ đây thì không.

Theo đó, Bắc Kinh đã trở nên cởi mở hơn nhiều trong các cuộc đàm phán về tái cơ cấu nợ. Các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Chad, Ethiopia và Zambia đã được khởi động. Thật vậy, các nhà chức trách Trung Quốc đã tham gia với các tổ chức quốc tế, chẳng hạn như Câu lạc bộ Paris, để tìm ra cái được gọi là “khuôn khổ chung” nhằm giải quyết các khoản vay này, cho dù đó có là một phần của BRI hay không. Ông Tập chắc chắn đã thay đổi các luận điệu của mình. Giờ đây, ông mô tả BRI là “ngày càng phức tạp” và cần sự hợp tác cũng như kiểm soát rủi ro mạnh mẽ hơn. Khá là hài hước.

BRI của Bắc Kinh sẽ không biến mất, nhưng trong một thời gian tương đối ngắn, dự án đã bị thiệt hại rất nhiều. Các biện pháp kiểm soát rủi ro mới sẽ khiến nó kém hấp dẫn hơn rất nhiều đối với các nước chủ nhà tiềm năng. Trung Quốc đã có một bước thụt lùi lớn về uy tín, kéo theo sự sụt giảm về tài chính. Sáng kiến này không còn có thể được gọi là “dự án của thế kỷ” nữa.

Có một bài học rút ra cho Bắc Kinh và các chính phủ tham vọng khác. Để đạt được các mục tiêu chính trị, thậm chí là quyền lực, thì cũng không thể bỏ qua tất cả các quy luật kinh tế. Nếu không trả được nợ thì gánh nặng sẽ đổ xuống nơi khác. Đây cũng là bài học thất bại trong quá trình thúc đẩy phát triển bất động sản kéo dài hàng thập kỷ của Bắc Kinh. Với những thành tích trong quá khứ, nhà lãnh đạo Trung Quốc hoặc các nhà hoạch định trung ương của họ sẽ rút ra được bài học. Còn Washington sau mọi thất bại dường như vẫn không thể học hỏi được chút gì.

By KBCHNTV

Nhả báo tự do là một người đang sống hải ngoại rời Việt Nam ngày 27/4/1975 và trở lại đất nước 10/9/2011 và thay đổi tầm nhìn. Nhưng tính cách làm báo với chủ trương tôn trọng sự thật nên tin tức của ông được chiếu cố bởi những người thích sự ngay thẳng.

Leave a Reply

Verified by MonsterInsights