
Ông Biden cảnh báo nguy cơ ‘ngày tận thế’ vì vũ khí hạt nhân đã quay trở lại
Tổng thống Joe Biden hôm thứ Năm (6/10) cảnh báo về nguy cơ hạt nhân đang ở mức cao nhất kể từ Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, trong bối cảnh các quan chức Nga nói về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật sau khi hứng chịu những thất bại lớn trên chiến trường Ukraine.
Theo hãng tin AP, ông Biden đã phát biểu tại một buổi gây quỹ riêng của đảng Dân chủ rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin là “một người mà tôi biết khá rõ” và nhà lãnh đạo Nga “không đùa khi đề cập đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc vũ khí sinh học”.
Ông Biden nói thêm rằng: “Chúng ta đã không phải đối mặt với viễn cảnh của Armageddon (thuật ngữ chỉ ngày tận thế) kể từ thời ông Kennedy và Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba”. Ông cho biết thêm rằng mối đe dọa từ ông Putin là có thật “bởi vì quân đội của ông ấy đang hoạt động kém hiệu quả”.
Các quan chức Mỹ trong nhiều tháng đã cảnh báo về viễn cảnh Nga có thể sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Ukraine khi nước này phải đối mặt với một loạt thất bại chiến lược trên chiến trường. Nhận xét của ông Biden đánh dấu cảnh báo rõ ràng nhất mà chính phủ Mỹ đưa ra về một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Không rõ liệu nhận định của ông Biden có đề cập đến bất kỳ động thái mới nào về ý định của Nga hay không. Tuy nhiên, gần đây nhất trong tuần này, các quan chức Hoa Kỳ cho biết họ không thấy có bất kỳ sự thay đổi nào đối với các lực lượng hạt nhân của Nga, điều này sẽ khiến các lực lượng hạt nhân Mỹ phải nâng cao vị thế sẵn sàng chiến đấu.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết: “Chúng tôi không thấy có lý do gì để điều chỉnh vị thế hạt nhân chiến lược của riêng mình, cũng như không thấy dấu hiệu nào cho thấy Nga sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân ngay lập tức”.
Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 là cuộc đối đầu trực diện nghiêm trọng nhất giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Vào thời điểm đó, Mỹ phát hiện ra rằng Liên Xô đã bí mật triển khai vũ khí hạt nhân ở Cuba, khiến cuộc đối đầu leo thang hơn nữa.
Các chuyên gia coi sự kiện này đã đẩy thế giới cận kề với cuộc chiến hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân. Cuộc khủng hoảng dưới thời Tổng thống John F. Kennedy đã làm dấy lên sự tập trung vào việc kiểm soát vũ khí ở cả hai phía của Bức màn Sắt.
Ông Biden cũng thách thức học thuyết hạt nhân của Nga khi cảnh báo rằng việc sử dụng vũ khí chiến thuật năng suất thấp cũng có thể nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát và dẫn đến sự hủy diệt toàn cầu.
“Tôi không nghĩ rằng có khả năng dễ dàng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật mà không kết thúc bằng ngày tận thế”, ông Biden nói.
Ông nói thêm rằng ông vẫn đang cố gắng theo dõi xem ông Putin sẽ rút lui như thế nào ở Ukraine.
Ông Biden hỏi: “Ông ấy sẽ tìm lối thoát ở đâu? Làm thế nào ông ấy phát hiện ra rằng, ông ấy không chỉ mất thể diện mà còn mất cả quyền lực đáng kể ở trong nước?”
Ông Putin đã nhiều lần ám chỉ đến việc sử dụng kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga, bao gồm cả tuyên bố vào tháng trước khi ông công bố kế hoạch bổ sung thêm hàng trăm nghìn quân dự bị vào chiến trường ở Ukraine.
“Nếu Nga vượt qua lằn ranh này, sẽ có những hậu quả thảm khốc đối với Nga”, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan nói với đài NBC trên chương trình “Meet the Press” vào ngày 25/9, đề cập đến các mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.
Đáp lại, nhà lãnh đạo Nga hôm 21/9 tuyên bố rằng, “Tôi muốn nhắc những người đưa ra những tuyên bố như vậy với Nga rằng, đất nước chúng tôi cũng sở hữu nhiều loại vũ khí khác nhau, và một số trong số chúng còn hiện đại hơn vũ khí mà các nước NATO đang có”.
“Trong trường hợp có mối đe dọa đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga và để bảo vệ đất nước cũng như người dân của chúng tôi, chúng tôi chắc chắn sẽ sử dụng tất cả các hệ thống vũ khí sẵn có của mình. Đây không phải là một trò hù dọa”, ông nói thêm.
Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan tuần trước cho biết Mỹ đã “nói rõ” với Nga về “hậu quả” của việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.
Một cựu chỉ huy Nga nói rằng lý do Moscow đang phải chứng kiến hàng loạt thất bại quân sự ở Ukraine là do Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bị đánh lừa bởi những lời nói dối, làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định của ông trên chiến trường.“Tôi không nghĩ rằng Tư lệnh Tối cao của chúng tôi [sẽ] đưa ra quyết định [không phù hợp] nếu ông ấy có được thông tin chính xác về tình hình thực tế. Hệ thống dối trá hoàn toàn đã đưa chúng ta đến tình huống này”, Andrey
Gurulyov, cựu phó chỉ huy quân đội phía nam của Nga nói với người dẫn chương trình truyền hình và nhà tuyên truyền Vladimir Solovyov trên phương tiện truyền thông nhà nước.Những thất bại mới nhất mà quân đội của ông Putin phải chịu trước các cuộc phản công từ các lực lượng Ukraine đã dẫn tới một giai đoạn mới của cuộc chiến. Trong hai tuần gần đây, nhà lãnh đạo Điện Kremlin đã sáp nhập 4 vùng lãnh thổ ở Ukraine, cũng như mở rộng các nỗ lực chiến tranh của Nga bằng cách huy động tới 300.000 người Nga.Ông Gurulyov nói rằng ông Putin đã “hơi muộn” trong việc điều động và dự đoán rằng đó chỉ là một gợi ý về việc điều động nhiều hơn sắp tới.“Chúng ta nên chuẩn bị. Chuyện này sẽ không kết thúc nhanh chóng và dễ dàng. Bạn không thể lật ngược tình thế trong tình huống này trong một ngày”, ông Gurulyov nói.Việc điều động một phần của ông Putin đã khiến hàng trăm nghìn người đàn ông Nga chạy trốn khỏi đất nước để tránh quân dịch. Kể từ thông báo ngày 21 tháng 9, hơn 355.000 người đã rời khỏi Nga, trong đó hơn 200.000 nam giới trốn sang Kazakhstan.Hôm thứ Năm, Liên bang Nga đã sửa đổi lệnh nhập ngũ của mình để loại trừ sinh viên giáo dục đại học, cũng như sinh viên sau đại học và những người đăng ký học giáo dục tôn giáo.Ông
Gurulyov cũng dự đoán rằng với hai tháng “hoạt động chính xác” liên tục, các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Ukraine có thể “chấm dứt vấn đề Ukraine.”Người dân Ukraine đã phản kháng nhiều hơn những gì Điện Kremlin dự đoán, đẩy cuộc chiến sang tháng thứ tám.Ông
Gurulyov cho biết vấn đề chính mà quân đội Nga phải đối mặt là thiếu cơ sở hạ tầng quan trọng. “Bất cứ nơi nào những người được huy động của chúng tôi đi đến, những vấn đề tương tự cũng phát sinh. “Không có nước, cống rãnh không hoạt động, không có lò sưởi, v..v”Tòa Bạch Ốc cáo buộc OPEC ‘thông đồng với Nga’, ông Biden chịu nhiều áp lực hơn cho cuộc bầu cử giữa kỳ
Tòa Bạch Ốc đã mạnh mẽ chỉ trích Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sau khi tổ chức này quyết định cắt giảm đáng kể sản lượng khai thác dầu.
Nhóm các nhà sản xuất dầu quan trọng, bao gồm Ảrập Xêút và Nga, tuyên bố sẽ cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày. Trong nhiều tháng, chính quyền Biden đã cố gắng vận động Ảrập Xêút sản xuất nhiều dầu hơn; Tổng thống Mỹ thậm chí đã đến thăm Ảrập Xêút vào tháng 7.
“Tổng thống rất thất vọng trước quyết định thiển cận của OPEC+ trong việc cắt giảm hạn ngạch sản xuất trong khi nền kinh tế toàn cầu phải liên tục đối phó với tác động tiêu cực từ cuộc xâm lược Ukraine của [Tổng thống Nga Vladimir] Putin”, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Brian Deese của Mỹ cho biết trong một tuyên bố vào sáng thứ 4 (05/10) theo giờ địa phương, chỉ vài tiếng đồng hồ sau thông báo của OPEC.
Tuyên bố của họ cũng xác nhận rằng “Bộ Năng lượng sẽ cung cấp [ra thị trường] thêm 10 triệu thùng lấy từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược” để “bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy an ninh năng lượng Mỹ”.
Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre hôm thứ 4 nói rằng quyết định của OPEC là một “sai lầm” và cáo buộc nhóm này “thông đồng với Nga“, mặc dù trên thực tế Nga là một thành viên quan trọng của OPEC.
Trong cuộc họp báo cùng ngày tại cuộc họp của OPEC+ ở Vienna (Áo), một phóng viên đã hỏi một bộ trưởng của Ảrập Xêút rằng liệu OPEC có đang cố gắng “giữ thế giới làm con tin” thông qua động thái giảm sản lượng dầu mới nhất này hay không. Vị Bộ trưởng trả lời rằng một tuyên bố như vậy là “rất khiêu khích” và yêu cầu phóng viên “chỉ ra đâu là hành động hiếu chiến”.
Việc OPEC cắt giảm sản lượng dầu chỉ diễn ra vài tuần trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tại Mỹ. Điều này đặt ra mối lo chính trị cho ông Biden và các thành viên Đảng Dân chủ. Tổng thống Mỹ vẫn luôn tuyên bố ông ấy đang làm tất cả để giảm giá xăng dầu.
Kể từ khi ông Biden nhậm chức vào tháng 01/2021, Đảng Cộng hòa và ngành dầu mỏ Mỹ đã chỉ trích chính quyền của ông về việc chấm dứt xây dựng đường ống Keystone XL, đình chỉ hợp đồng thuê đất liên bang phục vụ khai thác dầu mỏ và ưu tiên xe điện.
Tại Mỹ, giá xăng trung bình đã tăng lên mức 5 USD trong tháng 6. Kể từ đó, giá liên tục giảm khi chính quyền Biden giải phóng dầu từ Kho Dự trữ Dầu Chiến lược của Mỹ, theo Hiệp hội Ô tô Mỹ (AAA).
Tuy nhiên, trong vài tuần qua, giá xăng trung bình đã tăng trở lại. Dữ liệu của AAA cho thấy nó ở mức 3,83 USD/gallon vào thứ 4 – tăng khoảng 7 xu so với một tuần trước.
Đồng minh của TT Nga thừa nhận tổn thất ‘nặng nề’ ở Kherson; ông Putin đẩy lùi Bộ Quốc phòng?
Truyền thông Mỹ Newsweek đưa tin, Người dẫn chương trình của truyền hình Nga Vladimir Solovyov hôm thứ Năm ngày 6/10 thừa nhận rằng những bước tiến của quân đội Ukraine ở Kherson và Lyman đang khiến Nga trông thật ngu ngốc.
Tuần này, Trung tướng Igor Konashenkov của Bộ Quốc phòng Nga xác nhận việc quân Nga rút lui ở Lyman, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Putin tuyên bố sáp nhập 4 khu vực của Ukraina
Ông Solovyov, người nổi tiếng với quan điểm ủng hộ Điện Kremlin, cho biết: “Bản thân chúng tôi hiểu rằng mọi thứ rất khó khăn ở khu vực Kherson, vâng, chúng tôi đã cố gắng tránh bị bao vây và bị chia cắt lực lượng. “Họ đang tích cực tấn công”
Ông nói thêm rằng người Ukraine không quan tâm đến việc hết binh lính vì những người lính bị thương vong đang được thay thế bằng lính đánh thuê. Trong khi đó, Việc Nga khai triển thêm khoảng 300.000 binh sĩ đã vấp phải phản ứng trái chiều.
Tuyên truyền viên Solovyov nói thêm: “NATO đã ngửi thấy máu của chúng tôi. “Họ cảm thấy phấn khích trước việc Ukraina ở vùng Kharkiv dễ dàng như thế nào và Lyman rơi vào tay họ nhanh như thế nào, và bây giờ là ở vùng Kherson. Họ nghĩ rằng họ đạt được bước tiến chứ không phải chúng tôi, và họ có thể quét sạch chúng tôi . “
Sau chiến dịch Kharkiv thành công của Ukraine, ông Solovyov bình luận phản ứng của Nga là “thực sự đáng lo ngại”. Tuần trước, ông nói trên chương trình Russia-1:
“Không có một cuộc hành quân nào sau Kharkiv có thể làm giảm bớt sự cay đắng này, , “Cả phương Tây đang bắt đầu chế nhạo chúng tôi.”
Trong một diễn biến khác, theo Viện nghiên cứu Chiến tranh ISW, người đứng đầu Cộng hòa Chechnya, Ramzan Kadyrov, thông báo rằng Tổng thống Putin đã trao quân hàm thượng tướng cho ông vào ngày 5 tháng 10. Sự thăng tiến này đặc biệt đáng chú ý trong bối cảnh những tranh cãi gần đây xung quanh ông Kadyrov và lời chỉ trích trực tiếp của ông đối với Thượng tướng Tư lệnh Quân khu Trung tâm của Nga, Aleksander Lapin.
Mặc dù ISW chưa tìm thấy xác nhận chính thức về việc thăng cấp của Kadyrov, nhưng ông Putin có thể đã đưa ra quyết định thăng cấp bậc cho ông Kadyrov để duy trì sự ủng hộ của các lực lượng Chechnya, đồng thời đẩy lùi Bộ Quốc phòng Nga và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.
Cấp bậc mới của Kadyrov có thể là một dấu hiệu cho thấy ông Putin sẵn sàng xoa dịu những lời kêu gọi cấp tiến và mạnh mẽ hơn.Đài Loan mở rộng định nghĩa về “cuộc tấn công đầu tiên” nhằm đối phó với Trung Quốc
Theo một quan chức quốc phòng hàng đầu Đài Loan, đảo quốc đang mở rộng định nghĩa về “cuộc tấn công đầu tiên” nhằm mục đích xác định xem đâu là điều kiện đủ để đáp trả quân sự chống lại sự xâm lược của Trung Quốc.Bộ trưởng Quốc phòng Chiu Kuo-cheng nói với các nhà lập pháp vào ngày 5/10 rằng chính phủ Đài Loan sẽ coi các cuộc tấn công “đáng kể” vào không phận của mình bằng máy bay chiến đấu và máy bay không người lái Trung Quốc là một “cuộc tấn công đầu tiên”, giống như một cuộc tấn công tên lửa.Ông Chiu cho biết hành động gây hấn gần đây của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đòi hỏi phải mở rộng định nghĩa về “cuộc tấn công đầu tiên.” Ông nói thêm rằng việc ĐCSTQ thường xuyên bay vượt đường trung tuyến, điểm giữa của eo biển Đài Loan, là một nỗ lực nhằm tạo ra một quy chuẩn mới cho việc đe dọa và quấy rối.“Đường phân cách được cho là một thỏa thuận ngầm cho tất cả mọi người,” ông
Chiu nói. “Thỏa thuận ngầm đó đã bị phá hủy.”Đường trung tuyến được Hoa Kỳ quyết định làm vùng đệm vào những năm 1950 như một phương tiện làm giảm leo thang xung đột giữa Trung Quốc cộng sản và Đài Loan. Kể từ đó, cả hai bên nói chung đều tôn trọng ranh giới này.Tuy nhiên, trong vài tháng qua, các lực lượng của ĐCSTQ dưới thời Tập Cận Bình đã khởi xướng một chiến dịch tích cực nhằm “bình thường hóa” sự hiện diện quân sự trên tuyến đường thủy của Đài Loan.Đài Loan trước đây khẳng định rằng họ sẽ không tấn công quân sự chống lại Trung Quốc trừ khi Trung Quốc tấn công trước. Cho đến hiện tại, điều đó có nghĩa là lực lượng ĐCSTQ tấn công hòn đảo bằng tên lửa.Ông Chiu cho biết: “Ban đầu chúng tôi nói rằng chúng tôi không thực hiện cuộc tấn công đầu tiên… nếu họ chưa thực hiện cuộc tấn công đầu tiên, nghĩa là bắn một quả đạn hoặc tên lửa… Nhưng tình hình rõ ràng đã thay đổi.”“Tất nhiên, chúng tôi có một lằn ranh đỏ,” ông nói thêm. “Chúng tôi chắc chắn sẽ đáp trả.”Ông Chiu cũng lên án ĐCSTQ vì nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng thông qua vũ lực và đe dọa quân sự và nói rằng người dân Đài Loan đã chuẩn bị để tự vệ.“Họ muốn xây dựng một bình thường mới,” ông
Chiu nói. Nhưng “chúng tôi sẽ đứng vững khi họ tới. Chúng tôi không nhượng bộ”.
Bắc Kinh kín tiếng về cuộc họp của Bộ Chính Trị, một tín hiệu bất thường?
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ khai mạc vào ngày 16 tháng này, tuy nhiên Bắc Kinh vẫn kín tiếng về nội dung cuộc họp của Bộ Chính Trị diễn ra vào cuối tháng 9. Động thái này được cho là một tín hiệu ‘bất thường’ trong nội bộ ĐCSTQ. Liệu sẽ có sự thay đổi nào sắp được công bố?
Theo phân tích của giới truyền thông Hong Kong, lẽ ra Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ đã tổ chức cuộc họp cách đây vài ngày, nhưng các nhà chức trách đã giữ bí mật về cuộc họp do có nhiều vấn đề nhạy cảm xung quanh việc sắp xếp nhân sự cho Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ.
Các cuộc họp của Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ được tổ chức thường xuyên vào mỗi cuối tháng và có thể được tổ chức bất thường trong trường hợp khẩn cấp. Chương trình kỳ họp do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ quyết định. Ví dụ, cuộc họp của Bộ Chính trị tổ chức vào ngày 31/8 đã xác định và công bố ngày diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ.
Kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã chủ trì mọi cuộc họp của Bộ Chính trị, và các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ như Tân Hoa xã sẽ theo dõi các báo cáo chính. Khi có những vấn đề tối mật như thay đổi nhân sự cấp cao, Tân Hoa xã thường thêm một câu vào cuối thông cáo báo chí: “Cuộc họp cũng đã nghiên cứu nhiều vấn đề khác”.
Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, theo thông lệ cuộc họp Bộ Chính trị sẽ được tổ chức vào cuối tháng 9 để thảo luận và thông qua một số “vấn đề lớn”, thế giới bên ngoài từ đó có thể quan sát các tín hiệu khác nhau phát đi từ sự kiện này. Nhưng cho đến nay, nội dung liên quan của cuộc họp Bộ Chính trị hồi cuối tháng 9 vẫn không xuất hiện trên các mặt báo.
Về vấn đề này, tờ Sing Tao Daily của Hong Kong ngày 4/10 đăng bài phân tích rằng, cuộc họp Bộ Chính trị ĐCSTQ vào cuối tháng 9 lẽ ra phải được triệu tập, nhưng vì nội dung quá nhạy cảm về vấn đề nhân sự cấp cao, do đó, các nội dung liên quan đến Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ được giữ bí mật.
Bài báo cho biết, Trung Quốc chính thức công bố lịch trình của Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình trong tháng 9, bao gồm cuộc họp của Bộ Chính trị Trung ương vào ngày 9/9, chuyến thăm Trung Á của ông Tập từ ngày 14/9 đến ngày 16/9 và đặt lẵng hoa tại Đài Tưởng niệm Anh hùng Nhân dân ngày 30/9. Tuy nhiên, đến cuối tháng 9 vẫn chưa có thông tin về cuộc họp của Bộ Chính trị.
Một kịch bản tương tự đã xảy ra vào cuối tháng 9 năm năm về trước – thời điểm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ, tức là cuộc họp của Bộ Chính trị.
Ngày 25/9/2017, Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ đề xuất cá các ứng cử viên cho các chức danh lãnh đạo mới của Ban Chấp hành Trung ương. Bốn ngày sau, ngày 29/9, Bộ Chính trị Trung ương đã xem xét và thông qua danh sách đề xuất ứng cử viên mới của Ban Chấp hành Trung ương.
Sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ bế mạc vào ngày 24/10/2017, các phương tiện truyền thông nhà nước của ĐCSTQ mới tiết lộ câu chuyện nội bộ của cuộc họp Bộ Chính trị diễn ra vào tháng Chín.
Các nhà phân tích bên ngoài cho rằng, trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, bầu không khí chính trị ở Trung Nam Hải căng thẳng chưa từng có. Ông Tập Cận Bình chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị để chốt lại những thay đổi nhân sự cấp cao, và diễn ra một “trò chơi vương quyền”.
Ông Tập cố gắng hết sức để sắp xếp những người thân tín của mình vào Bộ Chính trị, và bố trí những người mà ông tin tưởng để kiểm soát quân đội, hệ thống chính trị và pháp luật, nhân sự trong lĩnh vực truyền thông, cũng như hệ thống chống tham nhũng của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ. Có như vậy ông Tập mới có thể hoàn toàn yên tâm.
Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình đã mắc một loạt sai lầm về chính sách đối ngoại trong những năm gần đây, đặc biệt là chính sách bù trừ bằng không do ông dẫn đầu, dẫn đến suy thoái kinh tế nghiêm trọng và chắc chắn sẽ vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ trong nội bộ đảng, cũng như từ các phe phái khác trong Bộ Chính trị.
Cục Điều tra Hình sự Đức: Có yếu tố ‘nhà nước’ đứng sau vụ phá hủy đường ống Nord Stream
Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream của Nga tới châu Âu đã bất ngờ phát nổ vào tuần trước, đe dọa đến an ninh năng lượng Châu Âu. Cơ quan Điều tra Hình sự Liên bang Đức (BKA) kết luận rằng vụ nổ đường ống dẫn khí Nord Stream là một ‘hoạt động phá hoại có mục tiêu’ và có thể có yếu tố ‘nhà nước’ đứng đằng sau.
Yếu tố ‘Nhà nước’ liên quan đến vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream
Tờ Der Spiegel của Đức ngày 5/10 đưa tin, Cơ quan Điều tra Hình sự Liên bang Đức (BKA) đã gửi một bức thư tới các đại diện trong ngành cảnh sát nước này, phân tích rằng xét về mức độ phức tạp của quá trình chuẩn bị và thực hiện hành vi nhằm phá hủy đường ống Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc), rất có khả năng có hành động của các chủ thể “nhà nước” đứng sau, mặc dù chưa rõ ai là thủ phạm.
Ngày 26/9, hai đường ống dẫn khí đốt tự nhiên nối từ Đức đến Nga lần đầu tiên bị phát hiện rò rỉ. Cơ quan tình báo Đức nhận định rằng, đường ống đã bị hư hại do chất nổ có cường độ cao, căn cứ vào dữ liệu địa chấn của các nước châu Âu. Điều này sẽ khiến châu Âu phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng trước mùa đông đang cận kề.
Cơ quan Điều tra Hình sự Liên bang Đức (BKA) cũng cảnh báo rằng, sau đường ống Nord Stream, các tác nhân hậu trường có thể chuyển sang cơ sở hạ tầng quan trọng về năng lượng, chẳng hạn như khí đốt tự nhiên hoặc đường ống điện, tuabin gió, thiết bị đầu cuối LNG, v.v. Và cứ như vậy, “tần suất” và “số lượng” của các hành động phá hoại có thể sẽ tăng lên.
Một phát ngôn viên của chính phủ Đức cũng cho biết vào ngày 5/10 rằng tất cả các thông tin có sẵn cho đến nay đều chỉ ra rằng “Dòng chảy phương Bắc” đã bị cố tình phá hoại, nhưng chính phủ Đức từ chối bình luận về việc liệu các chủ thể nhà nước có chịu trách nhiệm về vụ việc hay không.
Đức đang hợp tác với Đan Mạch và Thụy Điển để điều tra thủ phạm gây ra vụ phá hoại đường ống Nord Stream. Tư lệnh Hải quân Thụy Điển Ewa Skoog Haslum không tiết lộ tiến trình điều tra mà chỉ nói rằng, Thụy Điển đã cử một số tàu chiến đến vùng biển nơi xảy ra vụ rò rỉ để thu thập dữ liệu về chuyển động của tàu cùng các dữ liệu khác.
Nga khẳng định cần phải vào cuộc điều tra vụ ‘khủng bố quốc tế’
Châu Âu đang điều tra nguyên nhân của hai vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream gần vùng biển của Thụy Điển và Đan Mạch. Nga nhanh chóng đổ lỗi cho phương Tây, cáo buộc Mỹ có thể thu lợi từ vụ này.
Thụy Điển đã thông báo phong tỏa khu vực rò rỉ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream ở biển Baltic để điều tra nghi vấn về hành vi phá hoại. Chính quyền Moscow hôm 5/10 cho biết Nga cũng nên tham gia vào cuộc điều tra.
Theo truyền thông Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin cho biết: “Thực sự cần phải tiến hành một cuộc điều tra. Đương nhiên, Nga cần phải vào cuộc”.
Căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine tăng cao khi Thụy Điển phát hiện ra 4 vết rò rỉ trong đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream nối Nga và Đức vào tuần trước.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã triệu tập cuộc họp về vấn đề này vào ngày 30/9. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin phát biểu trước cuộc họp vào thời điểm đó rằng, “hầu hết đều coi đây là hành vi phá hoại và cần được điều tra” nhưng “chưa có quyết định nào được đưa ra” về một cuộc điều tra quốc tế.
Nga mở cuộc điều tra “khủng bố quốc tế” về vụ nổ đường ống Nord Stream vào ngày 28/9.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết một cuộc điều tra như vậy “đòi hỏi sự hợp tác từ nhiều nước”, nhưng ông nhấn mạnh đang có “sự thiếu liên kết nghiêm trọng và miễn cưỡng của nhiều nước trong việc phối hợp với Moscow”.
Phản ứng từ các quốc gia nơi đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream phát nổ
Cơ quan Năng lượng Đan Mạch tuần trước cho biết hai vết rò rỉ đã được phát hiện tại đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 1 ở phía đông bắc đảo Bornholm của nước này. Một vụ nổ thứ hai, mạnh hơn vào đêm đó tương đương với một trận động đất 2,3 độ richter. Các trạm địa chấn ở Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan cũng ghi nhận các vụ nổ.
Vụ rò rỉ thứ ba và thứ tư được tìm thấy trong đường ống Nord Stream 2 ở vùng biển Thụy Điển ở phía đông nam của hòn đảo. Phía Đan Mạch nhận định rằng,”đây không phải là những vết nứt nhỏ mà là những lỗ hổng thực sự lớn”.
Trung tâm địa chấn quốc gia của Thụy Điển đã phát hiện hai vụ nổ ở biển Baltic và cho biết, chấn động lan đến tận Phần Lan. Khí tự nhiên liên tục thoát ra ra khỏi lỗ rò rỉ trên bề mặt đường ống Nord Stream. Nhà chức trách Đan Mạch đã thiết lập vùng cấm bay xung quanh Bornholm với bán kính 8 km, đồng thời cấm máy bay bay ở độ cao dưới 1.000 m.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen gọi vụ tai nạn là “hành động phá hoại”. Thủ tướng Ba Lan Morawiecki cho biết vụ việc “có thể đánh dấu bước tiếp theo trong việc leo thang tình hình ở chiến trường Ukraine”.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết chính phủ nước này coi những vụ rò rỉ là kết quả của “những hành động phá hoại có chủ ý” của những thủ phạm không rõ danh tính. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo và chuyên gia châu Âu cũng chỉ ra khả năng phá hoại trong bối cảnh bế tắc năng lượng với Nga do cuộc chiến ở Ukraine gây ra.
Liên tục lở tuyết ở Himalaya, người quay phim kinh hãi nhìn tuyết nuốt chửng 30 chiếc lều trong 10 giây
Một trận tuyết lở đột ngột ập xuống trên dãy Himalaya của Ấn Độ vào ngày mùng 4, chôn vùi một đội leo núi gồm 41 người và giết chết 10 người.
Gần đây nhất là vào ngày mùng 2, núi Manaslu hay Kutang của Nepal ở giữa dãy Himalaya đã hứng chịu một trận tuyết lở “cấp thảm họa nặng” phá hủy hơn 30 căn lều dưới chân núi, nhưng may mắn không có thương vong.
Theo các phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin, một trận tuyết lở đã xảy ra trên dãy Himalaya ở Nepal vào lúc 9:37 sáng ngày mùng 2. Có thể thấy từ hiện trường, những đợt tuyết hỗn loạn bất ngờ ập xuống từ “đỉnh núi cao thứ 8 thế giới” với độ cao 8.163 mét. Tuyết đổ xuống núi gần như với tốc độ hàng trăm dặm một giờ, và mọi thứ bị cuốn trôi.
Vào thời điểm xảy ra vụ việc, có tới 30 chiếc lều đang được dựng dưới chân núi, tuy nhiên, so với bức tường tuyết khổng lồ đang đổ sập thì những chiếc lều và người leo núi này chỉ như những con kiến. Những chiếc lều đầy màu sắc đã bị tuyết nuốt chửng trong vòng chưa đầy 10 giây, điều này khiến Tashi, người đang quay phim rất kinh hãi.
Nhiều người leo núi vô cùng sợ hãi và choáng ngợp khi khối tuyết ập xuống, họ không kịp phản ứng cho đến khi băng tuyết lao gần đến nơi, họ hét lên “chạy đi” và vội vàng chạy giữ mạng nhưng đã quá muộn, nhiều người đã bị chìm trong tuyết trắng. May mắn thay, trong trận tuyết lở xảy ra ở Nepal vào ngày mùng 2 đã không có báo cáo bất kỳ thương vong nghiêm trọng nào.
Manaslu được công nhận là “ngọn núi nguy hiểm thứ 5” trên thế giới. Trước 2 trận lở tuyết trên, trận tuyết lở ở địa phương hôm 26/9 đã cướp đi sinh mạng của nữ hoàng leo núi nổi tiếng người Mỹ. Vào thời điểm đó, Hilaree Nelson, 49 tuổi, bị nghi trượt chân trong lúc chạy trốn và không may rơi xuống vết nứt dài 600 mét.