
Tổng thống Thái Anh Văn phát biểu về các cuộc tập trận bắn đạn thật của Trung Quốc
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết việc Trung Quốc bắn tên lửa gần các tuyến đường bay quốc tế và các tuyến đường biển đông đúc xung quanh Đài Loan vào hôm thứ 5 (04/08) là một hành động vô trách nhiệm, làm gia tăng căng thẳng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Đài Loan sẽ không làm leo thang căng thẳng trong bối cảnh Trung Quốc liên tục tập trận bắn đạn thật, kéo dài đến ngày 07/08, ở các khu vực hàng hải xung quanh quốc đảo độc lập; nhưng Đài Loan sẽ bảo vệ chủ quyền đất nước, bà Thái Anh Văn cho biết trong một bài phát biểu dài gần 4 phút được đăng trên trang web của Văn phòng Tổng thống vào tối thứ 5. Bà Thái cũng yêu cầu Bắc Kinh hành động kiềm chế.
Chính phủ Đài Loan đang nỗ lực để đảm bảo các hoạt động có thể diễn ra an toàn và thông suốt tại các cảng biển và sân bay trên khắp đất nước, cũng như đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính, bà Thái nói thêm.
Bài phát biểu của Tổng thống Đài Loan được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng nước này xác nhận quân đội Trung Quốc đã bắn 11 tên lửa đạn đạo vào vùng biển ngoài khơi các khu vực đông bắc và tây nam của Đài Loan vào chiều hôm qua.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, 4 trong số các tên lửa được cho là đã bay qua Đài Loan trước khi hạ cánh xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Đài Loan chưa xác nhận liệu tên lửa của Trung Quốc có được bắn qua Đài Loan hay không, chỉ nói rằng quân đội của quốc đảo đang sử dụng nhiều cơ chế giám sát và cảnh báo sớm khác nhau để theo dõi tên lửa do PLA bắn ra, đồng thời đã kích hoạt các hệ thống phòng thủ liên quan.
Bà Thái Anh Văn kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ nền dân chủ của Đài Loan và cùng phản đối hành động quân sự đơn phương và phi lý của Trung Quốc. Đài Loan đang tìm cách hợp tác với các nước trong khu vực và các đối tác dân chủ trên thế giới để duy trì hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Bà Tổng thống cũng cảnh báo công chúng Đài Loan về cuộc chiến thông tin do Trung Quốc khởi xướng thông qua các cuộc tấn công mạng và các chiến dịch lan truyền thông tin sai lệch.
Bà cảm ơn G7 đã kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế “hoạt động quân sự gây hấn” ở eo biển Đài Loan và nhắc lại cam kết đảm bảo ổn định trên eo biển này.
Bà Thái Anh Văn kết thúc bài phát biểu bằng cách kêu gọi đoàn kết ở Đài Loan, lưu ý rằng quốc đảo đã luôn vượt qua những thách thức mà nó phải đối mặt.Ngoại giao Đức – Trung Quốc: “Lời qua tiếng lại” về vấn đề Đài Loan
Trong bối cảnh thế giới “nóng lên” vì chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi khiến giới chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) huy động quân sự rầm rộ, phía chính giới Đức cũng đã lên tiếng sẵn sàng bảo vệ Đài Loan.
Đức sẽ hỗ trợ nếu Đài Loan bị xâm lược, Ngoại trưởng Đức cho biết hôm thứ Hai (1/8) cảnh báo nhà cầm quyền Trung Quốc không leo thang tình hình. Động thái của Ngoại trưởng Đức làm dấy lên bất mãn từ Chính phủ Trung Quốc, họ gọi đó là “nhận xét sai lầm”. Sau đó hôm thứ Ba tại New York, Ngoại trưởng Đức lại chỉ trích cử chỉ đe dọa của ĐCSTQ đối với Đài Loan. Ngay lập tức vào thứ Tư nhà cầm quyền Trung Quốc lại cảnh báo Đức không nên “khiêu vũ với Mỹ” về các vấn đề liên quan đến Đài Loan.Tờ Deutsche Welle ngày 3/8 đưa tin, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock một lần nữa chỉ trích cử chỉ đe dọa của ĐCSTQ đối với Đài Loan sau khi bà tuyên bố vào ngày 1/8 rằng “Đức không chấp nhận các cường quốc lớn lấn tới các nước láng giềng nhỏ”. Bà nói trong bài phát biểu tại New York hôm thứ Ba (2/8): “Trong những tháng kể từ ngày 24/2 (ngày Nga xâm lược Ukraine), chúng tôi đã học được một cách đau đớn rằng những lời lẽ hung hăng có thể châm ngòi cho hành động nguy hiểm”.Bà Baerbock cũng nói rằng thái độ của ĐCSTQ về vấn đề Đài Loan phải bị chất vấn nghiêm khắc, đồng thời nói thêm rằng sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc “không phù hợp lợi ích của chúng ta”.Đối với phát biểu của Ngoại trưởng Baerbock tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc hôm thứ Hai, nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Đức nói rằng Đức đã công nhận “một Trung Quốc”, đồng thời Đức trong khuôn khổ luật pháp quốc tế duy trì quan hệ chặt chẽ với Đài Loan, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học và nghiên cứu. Là một nền dân chủ với các tiêu chuẩn cao về bảo vệ nhân quyền, Đài Loan là một đối tác giá trị và là đối tác kinh tế quan trọng của Đức.
Thảm hoạ Sri Lanka đặt ra câu hỏi lớn về Trung Quốc
Thảm hoạ ở Sri Lanka báo hiệu sự bùng nổ các vấn đề trên toàn thế giới và đặt ra câu hỏi lớn cho nhiều quốc gia tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) – vốn được Bắc Kinh ca ngợi hết lời.
Thảm hoạ Sri Lanka sẽ có tác động tiêu cực đến kế hoạch toàn cầu của Trung Quốc. Nước này dường như đã hứng trọn cơn bão khủng hoảng. Tuy vấn đề có vẻ ít nghiêm trọng hơn ở những quốc gia khác, song tất cả các yếu tố của thảm họa Sri Lanka đều rải rác trên khắp các quốc gia đang phát triển.
Mọi vấn đề được khởi nguồn từ đại dịch COVID-19. Sri Lanka phụ thuộc rất lớn vào du lịch. Đương nhiên, nguồn lợi này sẽ bị dập tắt ngay khi đại dịch bùng phát. Du lịch ít quan trọng hơn ở các quốc gia khác, song đại dịch đã can thiệp vào các liên kết kinh tế quan trọng trên toàn thế giới. Việc mất đi sự hỗ trợ thiết yếu cho nền kinh tế đã buộc chính phủ Sri Lanka và các doanh nghiệp của họ phải sử dụng đến nợ nước ngoài nhiều hơn. Đây cũng chính là nguồn cơn của khủng hoảng.
Khoản nợ BRI do Trung Quốc áp đặt ngay lập tức trở thành tâm điểm. Khi gánh nặng nợ nần của Sri Lanka ngày càng tăng, các doanh nghiệp của họ ngày càng gặp khó khăn trong việc giải quyết các thỏa thuận. Mọi việc trở nên căng thẳng đến mức chính phủ Sri Lanka đã bán khoảng 70% cổ phần của Cảng quốc tế Hambantota, cảng lớn thứ hai của nước này, cho Trung Quốc để giải tỏa nợ nần trong dự án phát triển BRI đó.
Sự phụ thuộc quá mức vào nợ nần khiến Sri Lanka và phần lớn các quốc gia đang phát triển trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết, đặc biệt là đối mặt với các quy định nghiêm ngặt trên thị trường tài chính toàn cầu. Lúc này, sự nhấn mạnh của phương Tây về Báo cáo Môi trường, Xã hội, Quản Trị (ESG) có sức nặng đáng kể. Để nâng cao điểm số ESG và thu hút các bên cho vay, chính phủ Sri Lanka đã quyết định cấm sử dụng phân bón tổng hợp, một hành động hạn chế nghiêm trọng sản xuất chè và gạo, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của hòn đảo. Với nguồn thu hạn chế từ xuất khẩu, Sri Lanka thậm chí còn phải phụ thuộc vào nợ nhiều hơn nữa. Trong khi đó, sản lượng gạo giảm khoảng 20%. Hòn đảo không còn tự chủ về phương diện này. Phản ánh tất cả những điều này, lạm phát tăng 50% trong năm ngoái và 80% đối với thực phẩm.
Nếu những rắc rối kể trên chỉ xảy ra với một mình Sri Lanka thì sẽ chẳng có tác động gì lớn đối với Trung Quốc hay toàn thế giới. Tuy nhiên, tình trạng trên đã lan ra trên khắp các quốc gia đang phát triển, trong đó có nhiều khách hàng của BRI. Ví dụ nổi bật là Pakistan – một viên ngọc quý trong sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.
Trong số 144 quốc gia tham gia BRI, chỉ riêng Pakistan đã chiếm 10% tổng nợ BRI. Cuối cùng, Pakistan nợ các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc khoảng 25 tỷ USD: khoảng 30% tổng số nợ của Pakistan đối với thế giới bên ngoài và 40% trong tổng số 60 tỷ USD vốn mà Trung Quốc dành cho BRI nói chung. Các vấn đề của Pakistan ít nghiêm trọng hơn Sri Lanka, nhưng sự khác biệt là ở mức độ chứ không phải phân loại. Và nước này đang gặp khó khăn trong việc giải quyết gánh nặng nợ nần của mình đối với Trung Quốc và các nước khác. Sức nặng đối với nền kinh tế cũng rõ ràng hơn. Lạm phát ở Pakistan đã tăng lên 20% trong năm qua và giá nhiên liệu cao hơn 90% so với năm ngoái.
Thực tế này khi lặp lại trên khắp các quốc gia đang phát triển khiến Bắc Kinh phải đối mặt với hai vấn đề.
Thứ nhất là về tài chính.
Các số liệu của Sri Lanka, Pakistan và toàn bộ BRI nhìn thì có vẻ nhỏ so với khoản thiệt hại 300 tỷ USD của nhà phát triển bất động sản Trung Quốc, Evergrande. Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc không thể chịu thêm gánh nặng nào trước thảm họa đó, kèm theo những thất bại của các nhà phát triển Trung Quốc khác.
Ngay cả trước khi có nhiều lời bàn tán về thất bại ở các quốc gia đang phát triển, gánh nặng nợ tổng thể của Trung Quốc đã tăng vượt quá 270% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào cuối năm 2020, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Kể từ đó, gánh nặng đó chắc chắn đã tăng vọt và thậm chí ít có khả năng được thanh toán toàn bộ. Hệ thống tập trung và kiểm soát của Trung Quốc có thể che giấu tốt thiệt hại, nhưng tình trạng nợ nần chồng chất, đặc biệt là nợ xấu, không thể không đè nặng lên triển vọng kinh tế Trung Quốc.
Thứ hai là số phận của Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Về mặt tài chính, các khoản tiền liên quan là rất nhỏ bên cạnh các khoản nợ trong nước của Trung Quốc tăng lên, nhưng sáng kiến này vẫn cực kỳ quan trọng đối với tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh. Trong sáng kiến này, Trung Quốc đạt được ảnh hưởng toàn cầu bằng cách cho các nước tham gia vay số tiền cần thiết để thanh toán cho các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc quản lý. Theo đó, thất bại gia tăng trên khắp các quốc gia đang phát triển đương nhiên làm tăng sự miễn cưỡng của các quốc gia nhỏ hơn, nghèo hơn về việc tham gia BRI. Ít nhất, các sự kiện gần đây sẽ làm chậm quá trình mở rộng chương trình và có khả năng thu hẹp nó, khiến Bắc Kinh không còn chút ảnh hưởng nào từ sáng kiến này nữa. Nó cũng sẽ để lại cho Bắc Kinh một đống nợ khó đòi.
Tuy nhiên, những khó khăn về kinh tế, tài chính và ngoại giao của Trung Quốc không báo hiệu sự sụp đổ ở quốc gia này. Học thuyết kinh tế của Adam Smith lý giải rằng, có rất nhiều đống đổ nát trong một đất nước. Mặc dù không phải là một thảm họa, nhưng bức tranh vẫn cho thấy một bước thụt lùi lớn đối với Bắc Kinh. Ít nhất nó sẽ khiến cho nhà lãnh đạo Trung Quốc mất nhiều thời gian hơn nữa để đạt được một vị thế tài chính, kinh tế và địa chính trị mà nước này hằng mong đợi.
Quốc hội Anh đóng tài khoản Tiktok

Quốc hội Anh đã đăng trên Twitter vào ngày 27/7, thông báo về việc mở một tài khoản Quốc hội Anh trên TikTok. Tweet có nội dung “Chúng tôi đang trực tuyến trên TikTok”, qua đó kêu gọi mọi người theo dõi “thông tin từ Tháp Elizabeth”. Tháp Elizabeth là chỉ Quốc hội Anh.
Ngày 3/8, Sky News đưa tin rằng vào tuần trước, một nhóm Nghị sĩ Anh đã gửi thư chung đến người đứng đầu Thượng viện và Hạ viện, cho hay nhiều báo cáo chỉ ra vấn đề dữ liệu của TikTok thường xuyên được gửi về Trung Quốc. Trong khi đó, Quốc hội Anh lại mở tài khoản TikTok khiến họ thấy sốc và thất vọng, đồng thời thúc giục cần hủy tài khoản trên nền tảng xã hội này.
Những quan chức này coi việc nhà cầm quyền Trung Quốc có thể tiếp cận dữ liệu cá nhân của thế hệ trẻ Anh là mối quan tâm lớn.
Gần đây, TikTok đã bị phanh phui cho phép nhân viên [công ty mẹ] từ Trung Quốc thu thập dữ liệu người dùng của Mỹ.
Những nghị sĩ ký thư chung đã chỉ trích động thái mở tài khoản trên TikTok của Quốc hội Anh khiến họ “ngạc nhiên và thất vọng”, đồng thời chỉ ra rằng theo Luật Tình báo Quốc gia của nhà cầm quyền Trung Quốc được thông qua vào năm 2017 thì các công ty bắt buộc phải cung cấp thông tin khi Chính phủ yêu cầu. Từ năm 2021, giới lập pháp Anh đã chất vấn trước Quốc hội về độ tin cậy vấn đề dữ liệu người dùng nền tảng TikTok sẽ không được chia sẻ với Douyin của Trung Quốc.
Bức thư viết: “Khả năng Chính phủ của Tập Cận Bình có thể đọc dữ liệu cá nhân trên điện thoại di động của con cái chúng ta là nguyên nhân gây lo ngại”. Các nghị sĩ thúc giục Quốc hội Anh hủy tài khoản liên quan “trước khi có thể bảo đảm đáng tin cậy và chưa có dữ liệu nào được truyền tới Trung Quốc”.
Chủ tịch Thượng viện Lord McFall và Chủ tịch Hạ viện Lindsay Hoyle của Anh phản hồi rằng tài khoản TikTok của Quốc hội Anh vốn có mục đích thu hút những người trẻ thờ ơ trên các nền tảng xã hội khác hiện có, tuy nhiên họ thừa nhận rằng họ không đã tham khảo ý kiến khi cho khởi động chương trình thử nghiệm, vì vậy sau khi tham khảo ý kiến của các bên, quyết định ngay lập tức cho ngừng hoạt động trên TikTok.
Chuyên gia :không loại trừ khả năng Nga đứng sau vụ việc đang căng thẳng giữa Serbia và Kosovo

Vấn đề tồn tại trong nhiều năm liên tiếp giữa Serbia và Kosovo sẽ không thể giải quyết nhanh chóng. Tuy nhiên, tình huống phát sinh lúc này là giả tạo và rất có lợi cho Nga. Tiến sĩ khoa học chính trị và giáo sư Olha Brusylovska đã nói về điều này trong một bình luận với kênh UNN của Ukraina.
Giáo sư cho biết: “Chúng ta biết rằng Serbia, không giống như Mỹ và nhiều nước EU, đã không công nhận Kosovo, vì vậy giữa Serbia và Kosovo luôn có quan hệ xấu. Đối với người Serb, Kosovo là lãnh thổ lịch sử của họ, nơi có tất cả các đền thờ Chính thống giáo, và họ sẽ không bao giờ từ bỏ Kosovo. Nhưng bây giờ có rất ít người Serb sinh sống ở đó. Một phần lớn dân số là người Albania.
Theo cách này, người Serb ở đó cảm thấy mình giống như một dân tộc thiểu số thường xuyên bị đe dọa. Lần đầu tiên họ bị đuổi ra khỏi nhà vào năm 1999. Đó là một thời gian dài trước đây, nhưng người Serb vẫn tiếp tục rời khỏi đó. Và do đó, có rất ít người Serb ở Kosovo, nhưng có một vấn đề về người Serb ở Kosovo. Và cũng có vấn đề là Serbia không công nhận Kosovo.
Đây là một bế tắc chưa có lời giải trong trung hạn. Ví dụ, tình hình chỉ có thể được xoa dịu bằng cách cả Serbia và Kosovo gia nhập EU. Khi đó biên giới các bang sẽ không có tầm quan trọng như vậy. Và tùy chọn này được đưa ra bởi Liên minh Châu u. Nhưng vẫn chưa được giải quyết trong 25 năm”.
Giáo sư tin rằng khi nhiều sự kiện xảy ra cùng lúc, tức là căng thẳng ngày càng tăng giữa Kosovo và Serbia, và xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về Đài Loan, thì đều có lợi cho Nga. Bà không loại trừ rằng vai trò của Nga ở đây là hoàn toàn có thể.
Giáo sư cho biết: “Serbia tự định vị mình là một quốc gia tuyên bố mong muốn gia nhập EU. Tuy nhiên, đây là quốc gia duy nhất có thể được coi là đồng minh của Nga ở Ban-căng. Rất có thể Nga có thể xúi giục Serbia xung đột với Kosovo, nghĩa là xung đột với EU và Mỹ. Đồng thời, chúng ta thấy sự đối đầu giữa Đài Loan, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang tăng cường.
Điều này một lần nữa có lợi cho Nga. Do đó, tôi tin rằng một nỗ lực đang được thực hiện ở đây để ngăn chặn những cuộc bùng phát chiến tranh mới có thể xảy ra từ một cuộc xung đột nhân tạo nhỏ. Vì vậy, tình huống này đòi hỏi rất nhiều sự thận trọng và ngoại giao từ tất cả các bên”, giáo sư Brusylovska nhận định.
Bà lưu ý rằng cả Kosovo và Serbia đều không cần xung đột. Suy cho cùng, mọi thứ đều được tạo ra một cách giả tạo, và khi sự giả tạo của tình huống bộc lộ ra ngoài, thì sẽ có thể kiểm soát được nó.
Khi được hỏi liệu NATO có thể can thiệp trong trường hợp xung đột giữa Kosovo và Serbia hay không, bà tin rằng mặc dù NATO có nghĩa vụ duy trì sự cân bằng ở Kosovo, nhưng sự can thiệp vào cuộc xung đột giữa Serbia và Kosovo là một câu hỏi lớn.
Căng thẳng bùng lên giữa Kosovo và Serbia sau khi Pristina trả đũa bằng cách nói rằng tất cả các xe ô tô của Serbia vào Kosovo phải có biển số tạm thời của Kosovo và những người nhập cảnh bằng hộ chiếu Serbia phải hoàn thành các giấy tờ bổ sung. Quyết định này đã dẫn đến các cuộc biểu tình và phong tỏa từ phía người Serb và thậm chí có cả những phát súng bắn vào phía Kosovo.
Sau khi tham vấn, chính phủ Kosovo đã trì hoãn việc thực hiện quyết định yêu cầu người dân tộc Serb, chiếm đa số ở miền bắc, phải nộp giấy tờ bổ sung cho đến ngày 1/9.
Cảnh sát Kosovo cho biết, việc phá dỡ các rào chắn ở miền bắc nước này cho phép mở lại hai điểm giao nhau với Serbia. Nhưng việc không giải quyết dứt điểm được tình hình đồng nghĩa với việc vào ngày 1 tháng 9, một tình huống tương tự có thể lại nảy sinh.