Sat. Dec 2nd, 2023
Nguyễn Phương Hùng

Vụ chuyến bay “giải cứu” công dân trở về nước là bê bối nhận hối lộ để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước xảy ra tại Cục Lãnh sựBộ Ngoại giao Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 năm 2020 và 2021; phát hiện, khởi tố và bắt tạm giam các cá nhân liên quan vào cuối năm 2021 và năm 2022. Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự “đưa hối lộ”. Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Việt Nam đã tổ chức gần 800 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước. Khi các chuyến bay được mở, nhiều người dân phải mua vé rất đắt và thủ tục rườm rà.

Ngày 14 tháng 4 năm 2022, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Tô Anh Dũng – thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cùng 2 người khác để điều tra về hành vi nhận hối lộ. Trước đó Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan, Phó Cục trưởng Đỗ Hoàng Tùng cùng 2 nhân viên khác bị bắt về tội hối lộ cũng như sau đó Nguyễn Diệu Mơ, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại du lịch và Dịch vụ hàng không An Bình bị bắt với cáo buộc Đưa hối lộ.

Ngày 4 tháng 6 năm 2022, trong họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết có gần 2.000 chuyến bay giải cứu, mỗi chuyến thu lợi khoảng 2 tỷ đồng.

Bối cảnh

Từ giữa cuối tháng 3 năm 2020, Việt Nam đã tạm dừng các chuyến bay thương mại quốc tế để ngăn đại dịch COVID-19 lây lan. Kể từ đó, người lao động có tay nghề, chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam làm việc và người Việt ở nước ngoài muốn về nước phải đi bằng các chuyến bay giải cứu (hay còn được gọi là chuyến bay hồi hương). Khi đại dịch COVID-19 diễn biến ngày càng nguy hiểm, Việt Nam đã tổ chức nhiều chuyến bay để giải cứu công dân mắc kẹt ở nước ngoài. Chuyến bay đón công dân đầu tiên có liên quan đến việc đưa công dân từ vùng dịch về nước là chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines sử dụng chuyên cơ Airbus 321, mang số hiệu HVN68, khởi hành lúc 21h55 ngày 9 tháng 2 năm 2020, đưa 30 công dân Việt Nam từ tâm dịch Vũ HánTrung Quốc về nước.từ đó trở đi, một số hãng hàng không khác như Vietjet AirBamboo Airways cũng tham gia vào công tác đưa công dân về Việt Nam.

Việc tổ chức chuyến bay cứu hộ này vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động, vừa thể hiện tính nhân đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn quan tâm tới công dân Việt Nam ở nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tổ chức chuyến bay hồi hương trong một chiến lược “thần tốc” trên tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau.

Chi phí

Đầu tháng 9 năm 2020, website chính thức của hãng Vietnam Airlines cho rằng chi phí cho mỗi chuyến bay giải cứu người Việt về nước có thể lên đến 10 tỉ đồng/chuyến. Các chuyến bay giải cứu thường có chi phí khá đắt đỏ khi phải lắp đặt thêm nhiều thiết bị y tế hỗ trợ bệnh nhân như máy lọc không khí, máy thở, giường bệnh dã chiến,… Để kịp thời gian giải tỏa hành khách và đúng quy định của các nước như Mỹ, Canada, hãng phải thuê luật sư, đối tác tư vấn làm dịch vụ xin cấp phép bay, có chuyến hãng phải chi tới 700 triệu đồng (khoảng 30.000 USD). Một số lý do như mức phí phục vụ mặt đất, nạp nhiên liệu ở mức gấp nhiều lần thông thường, thường xuyên phải khử trùng và chuyến bay chiều đi không có hành khách, chỉ đón khách ở chiều về nên làm tăng giá vé. Lãnh đạo Vietnam Airlines Lê Hồng Hà cho biết các chuyến bay giải cứu của hãng thực hiện xuyên suốt từ tháng 4 đến nay (tháng 9 năm 2020) thể hiện vai trò, nhiệm vụ của hãng, vé bán thu từ chuyến bay “giải cứu” không đáng kể so với chi phí với một chuyến bay khai thác đưa công dân về nước an toàn.

Phát hiện
Nghi vấn tình trạng trục lợi giá vé

Ngày 7 tháng 12 năm 2021, trong buổi tọa đàm “Mở cửa du lịch, phục hồi kinh tế”, có thông tin cho rằng một gói “combo về nước” có giá lên đến 240 triệu đồng. Trên nhiều diễn đàn, bà con Việt Kiều chia sẻ kinh nghiệm về nước bằng cách “lách” sang Campuchia. Hành khách bay từ châu Âu về Phnôm Penh chỉ với giá 630 euro, đi ô tô mất 100 euro lên cửa khẩu Mộc Bài, chìa hộ chiếu Việt Nam ra chắc chắn sẽ được vào Việt Nam và sau đó, cách ly 1 tuần ở Tây Ninh. Có những đề xuất để ngăn chặn tình trạng trục lợi giá vé chuyến bay “giải cứu” này. Các chuyến bay combo do các công ty được cơ quan ngoại giao chỉ định thực hiện. Trường hợp này, các hãng hàng không được công ty tổ chức thuê vận chuyển, chi phí thu với khách bao nhiêu do các công ty này đưa ra, các hãng hàng không không nắm được chi phí.Phàn nàn của kiều bào về giá vé và thủ tục

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao cung cấp, đầu tháng 12 năm 2021, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các cơ quan chức năng trong và ngoài nước đã tổ chức hơn 800 chuyến bay, đưa gần 200.000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn. Tuy nhiên, thời gian vừa rồi có nhiều ý kiến phàn nàn giá vé các chuyến bay nhân đạo đưa công dân về nước cao so với bình thường. Trả lời về việc này, các hãng bay khẳng định không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, giá vé cao là do phát sinh nhiều chi phí khác. Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ngày 20 tháng 1 năm 2022, báo chí cũng đặt câu hỏi việc công dân về nước theo các chuyến bay giải cứu phải trả số tiền lớn, thủ tục khó khăn và nghi vấn có trục lợi từ các chuyến bay “giải cứu”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Chủ trương đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu và hoàn cảnh khó khăn về nước là chủ trương đúng đắn và nhân đạo của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Điều này cần đặt trong bối cảnh trong nước có những thời điểm hết sức khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh”.

Điều tra

Ngày 27 tháng 1 năm 2022, Bộ Ngoại giao đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với 4 cán bộ Cục Lãnh sự (gồm: Cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan, Phó Cục trưởng Đỗ Hoàng Tùng, Chánh Văn phòng Cục Lê Tuấn Anh và Phó trưởng Phòng Bảo hộ công dân Lưu Tuấn Dũng) để phục vụ công tác điều tra. Cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 4 cá nhân nêu trên về tội “Nhận hối lộ” để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa Công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự

Đến tháng 3, bà Nguyễn Diệu Mơ (42 tuổi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại du lịch và Dịch vụ hàng không An Bình) cũng bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc Đưa hối lộ.

Ngày 14 tháng 4 năm 2022, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Tô Anh Dũng – thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Phạm Trung Kiên – chuyên viên Vụ Trang thiết bị và công trình y tế Bộ Y tế, và ông Vũ Anh Tuấn – nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để điều tra về hành vi nhận hối lộ. Danh sách tạm giam tính đến thời điểm này:

STTHọ và tênChức danhTội danhNguồn
1Tô Anh Dũngthứ trưởng Bộ Ngoại giaoNhận hối lộ[3]
2Phạm Trung Kiênchuyên viên Vụ Trang thiết bị và công trình y tế Bộ Y tếNhận hối lộ[3]
3Vũ Anh Tuấnnguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công anNhận hối lộ[3]
4Nguyễn Diệu MơTổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại du lịch và Dịch vụ hàng không An BìnhĐưa hối lộ[3]
5Nguyễn Thị Hương LanCục trưởng Cục Lãnh sựNhận hối lộ[18]
6Lê Tuấn AnhChánh Văn phòng Cục Lãnh sựNhận hối lộ[18]
7Đỗ Hoàng TùngPhó Cục trưởng Cục Lãnh sựNhận hối lộ[18]
8Lưu Tuấn DũngPhó trưởng Phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sựNhận hối lộ[18]

Ngày 25 tháng 7 năm 2022, Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam thêm 6 người, gồm:

STTHọ và tênChức danhTội danhNguồn
1Trần Văn DựCựu phó cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an)Nhận hối lộ[20]
2Vũ Sỹ CườngNguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an)Nhận hối lộ[20]
3Nguyễn Mai AnhChuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế (Văn phòng Chính phủ)Nhận hối lộ[20]
4Ngô Quang TuấnChuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Giao thông vận tải)Nhận hối lộ[20]
5Bùi Huy HoàngCán bộ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)Lừa đảo chiếm đoạt tài sản[20]
6Nguyễn Tiến MạnhPhó giám đốc Công ty cổ phần du lịch thương mại Lữ Hành Việt, giám đốc Công ty vận tải du lịch Hoàng Long LuxuryĐưa hối lộ[20]
Trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải

Cơ quan điều tra Bộ Công an có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cung cấp danh sách chi tiết chuyến bay “giải cứu” công dân về nước để phục vụ điều tra vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

Bộ GTVT khẳng định không được giao trách nhiệm phê duyệt danh sách công dân, cấp phép cho doanh nghiệp tổ chức chuyến bay “combo”, “giải cứu”… nhưng dư luận vẫn đặt câu hỏi về trách nhiệm rất lớn của bộ này. Bộ GTVT với vai trò là cơ quan phối hợp chịu trách nhiệm chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam cấp phép bay theo kế hoạch được Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phê duyệt. Dư luận mong các cơ quan chức năng cần tiếp tục làm rõ vai trò trách nhiệm của Bộ Y tếBộ Giáo dục và Đào tạo trong việc phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải xem xét, duyệt cấp chuyến bay và các quy trình, thủ tục xử lý việc xét duyệt cho hãng hàng không bay combo, “giải cứu”.

Nhận xét

Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4 năm 2022, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, hoạt động của các đối tượng trong vụ án này rất tinh vi, số người tham gia đông, phạm vi rộng, cả trong nước và ngoài nước gồm một số cơ quan, ban, ngành trung ương, địa phương, xảy ra trong thời gian dài.

Hoàng Duy Hùng đã xâm nhập vào Việt Nam bằng quốc tịch Cameroon qua ngả Singapore – Campuchia

Phút thứ 5 video chiếu quốc tịch Cameroon

Video của LS Hoàng Duy Hùng tố cáo phương án “chuyến bay giải cứu” xác nhận HDH đã được móc nối để “xâm nhập” vào Việt Nam bằng quốc tịch Cameroon? Vậy ai đứng sau lưng và bảo trợ? Nguyên Trung tướng “bất ngờ” xuất hiện ngay sau khi HDH vào Việt Nam ngày 20/1/2022 là tại sao?

Lạm bàn về ‘tinh vi’ trong ‘chuyến bay giải cứu’
Thêm 6 người bị bắt vì liên quan đến vụ đưa, nhận hối lộ tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam, 25/7/2022.
Thêm 6 người bị bắt vì liên quan đến vụ đưa, nhận hối lộ tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam, 25/7/2022.

Vụ án “đưa và nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa có thêm sáu bị can nữa.

Vụ án “đưa và nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa có thêm sáu bị can nữa (1). Lần này có hai trong sáu bị can là công an (ông Trần Văn Dự – cựu Cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh và ông Vũ Sỹ Cường – “nguyên cán bộ” của Cục Quản lý xuất nhập cảnh).

Giống như lần trước (4/2022), khi công an khởi tố thêm ba bị can dính đến vụ án vừa đề cập, các bị can dính líu đến ngành công an (Vũ Anh Tuấn – bị bắt cách nay ba tháng, Vũ Sỹ Cường – mới bị bắt) đều không có cấp bậc và chức vụ cụ thể, chỉ ghi chung chung “nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh (XNC)”, riêng ông Trần Văn Dự – nhân vật mà vai vế vốn thuộc loại… “dễ dầu gì giấu diếm” cho nên Bộ Công an mới chiu… “chú thích” về chức vụ là “cựu Cục phó Cục Quản lý XNC” nhưng không nêu cấp bậc (Đại tá).

Cứ đối chiếu các thông tin liên quan đến khởi tố, tống giam những cá nhân đã hoặc vừa trở thành bị can của vụ án “đưa và nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ thấy điều đó khác hoàn toàn với những bị can ngoài ngành công an: Công an công bố đầy đủ chức vụ, nơi làm việc của từng người, dù họ chỉ là “chuyên viên”, chẳng hạn như bà Nguyễn Mai Anh (Vụ Quan hệ quốc tế thuộc Văn phòng Chính phủ), ông Ngô Quang Tuấn (Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giao thông Vận tải).

Trong khi các bị can của vụ án “đưa và nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam đều bị khởi tố, tống giam lúc đang tại nhiệm thì chẳng hiểu tại sao, công an Việt Nam – nơi điều tra vụ án – lại… chỉ… phát giác và khởi tố “đồng đội” sau khi họ đã thành… “nguyên”, thành… “cựu”. Rõ ràng, phát giác và khởi tố chậm như thế giúp ngành công an giữ được thể diện, đỡ phải hổ thẹn như ngành ngoại giao, ngành y tế, ngành giao thông vận tải, thậm chí… Văn phòng Chính phủ.

Nếu ngành ngoại giao dẫn đầu vì đóng góp cho vụ án sáu bị can thì ngành công an xếp thứ hai với ba bị can, kế đó mới là các ngành y tế, giao thông – vận tải, Văn phòng Chính phủ nhưng việc tống giam những… “nguyên” và… “cựu” khiến thiên hạ… không để ý đến… “bàn tay lông lá” của ngành công an trong việc kiến tạo các… “chuyến bay giải cứu” và để chúng kéo dài hàng năm, hút của đồng bào hàng chục tỉ đồng và hàng trăm ngàn Mỹ kim.

Ông Trần Văn Dự trở thành… “cựu Cục phó Cục Quản lý XNC” hồi nào và khi nào thì những ông Vũ Anh Tuấn, Vũ Sỹ Cường trở thành… “nguyên cán bộ Cục Quản lý XNC”? Bộ Công an không thèm giải thích nhưng nhìn vào lý do khởi tố các ông này, có thể khẳng định, họ vừa trở thành… “cựu” và… “nguyên” trước khi quyết định khởi tố được công bố. Khi xảy ra vụ án, nếu đã là… “cựu” hay… “nguyên” thì ai thèm “đưa hối lộ” để bị điều tra vì… “nhận hối lộ”?

***

Cách nay ba tháng, khi công bố thêm thông tin về kết quả điều tra vụ án “đưa và nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Tô Ân Xô – Trung tướng, Chánh Văn phòng kiêm Phát ngôn viên Bộ Công an – bảo rằng: Một số đối tượng liên quan đến vụ án đã đối phó rất quyết liệt và hoạt động tinh vi (2)...

Lúc ấy, nghe vậy, nhiều người đã bật cười. Nếu chính phủ biết nghe và biết nghĩ, đừng “đối phó” với dịch… “quyết liệt” theo kiểu như đã biết thì làm sao viên chức nhiều ngành có cơ hội kiếm chác từ các… “chuyến bay giải cứu”? Làm sao có thể gọi là… “tinh vi” khi ai cũng nhận thấy chủ trương, chính sách trong việc đưa người Việt hồi hương giữa đại dịch vừa vô lý, vừa bất nhân nhưng chúng vẫn có hiệu lực gần một năm? “Hoạt động” phạm tội… “tinh vi” hay… bất động, dứt khoát không làm gì cả mới là… “tinh vi”?

Nếu cuộc điều tra chỉ chạm đến Thứ trưởng Ngoại giao bởi dù sao cũng đã chọn được một số đối tượng để buộc phải chịu trách nhiệm nhằm giúp dân chúng hạ hỏa thì đó có phải là… “tinh vi” không? Rồi vừa điều tra, vừa phủi trách nhiệm liên đới bằng việc biến một số cá nhân thành… “cựu” hay… “nguyên” có… “tinh vi” không?

Ở Hội nghị toàn quốc Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN khóa 13, bà Trương Thị Mai – Trưởng Ban Tổ chức của BCH TƯ đảng – vừa đề cập đến chuyện: Tổ chức cơ sở đảng ở đâu bị kỷ luật, phải thay cấp ủy ở đó (3). Đảng ủy một số bộ đã bị kỷ luật vì dung dưỡng, không ngăn chặn một số viên chức cao cấp trong bộ vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng điều này sẽ không xảy ra với Đảng ủy Công an Trung ương vì tội phạm luôn là… “cựu” và… “nguyên”. Nếu sắp tới, ý tưởng“tổ chức cơ sở đảng ở đâu bị kỷ luật, phải thay cấp ủy ở đó” thành hiện thực, Đảng ủy Công an Trung ương cũng chẳng cần phải lo vì đã có giải pháp đặc hiệu – hóa giải trách nhiệm. Chẳng lẽ như thế không… “tinh vi”?

Chú thích

(1) https://thanhnien.vn/bat-them-6-nguoi-trong-vu-dua-nhan-hoi-lo-tai-cuc-lanh-su-bo-ngoai-giao-post1481775.html

(2) https://tuoitre.vn/trung-tuong-to-an-xo-thong-tin-vu-ba-phuong-hang-cuc-lanh-su-bo-ngoai-giao-20220404173448221.htm

(3) https://vietnamnet.vn/truong-ban-to-chuc-tu-khong-xem-thuong-ty-le-0-2-to-chuc-co-so-dang-bi-ky-luat-2042186.html


By KBCHNTV

Nhả báo tự do là một người đang sống hải ngoại rời Việt Nam ngày 27/4/1975 và trở lại đất nước 10/9/2011 và thay đổi tầm nhìn. Nhưng tính cách làm báo với chủ trương tôn trọng sự thật nên tin tức của ông được chiếu cố bởi những người thích sự ngay thẳng.

Leave a Reply

Verified by MonsterInsights