
Quân Đội Mỹ chuẩn bị phương án bảo vệ chuyến đi Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện
Chủ tịch Hạ Viện Mỹ, Nancy Pelosi, phát biểu hôm 21/07/2022 tại Washington, Hoa Kỳ. AP – J. Scott Applewhite
Trọng Thành
Căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng với dự định của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan. Ngày 27/07/2022, bộ Ngoại Giao Trung Quốc một lần nữa tuyên bố ‘‘sẵn sàng đáp trả mạnh mẽ’’, nếu chuyến đi diễn ra. Theo nhiều nguồn tin, Lầu Năm Góc sẵn sàng các phương án để bảo vệ chuyến đi.
Hãng tin Mỹ AP dẫn lời một số quan chức Hoa Kỳ xin ẩn danh hôm 26/07/2022 cho biết, nếu bà Pelosi đi Đài Loan, chắc
chắc Quân Đội Mỹ sẽ điều động lực lượng tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương để bảo vệ an ninh trong thời gian chuyến bay, cũng như những ngày bà Pelosi viếng thăm Đài Loan. Theo các quan chức nói trên, rất có thể Quân Đội sẽ thiết lập một vùng đệm xung quanh chuyến phi cơ của chủ tịch Hạ Viện MỹHôm nay, khi được hỏi về vấn đề này, tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ cũng xác nhận, tuy hiện tại còn sớm để đưa ra thông tin cụ thể, nhưng nếu chuyến đi diễn ra, Quân Đội Mỹ sẽ ‘‘có biện pháp bảo vệ’’.
Cho đến nay, chưa có chuyến đi nào của giới chức cao cấp Hoa Kỳ lại cần đến các biện pháp an ninh bổ sung như trên. Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại rất khác. Theo chuyên gia Mark Cozad, quyền phó giám đốc Trung tâm Chính sách Quốc phòng và An ninh Quốc tế của công ty tư vấn quân sự Mỹ Rand Corp, không loại trừ có thể xảy ra ‘‘một vụ va chạm trên không, có thể là một cuộc thử nghiệm tên lửa nào đó’’, và như vậy, ‘‘luôn có khả năng xảy ra sự cố’’.Đầu tuần này, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ cũng cho biết Quân Đội Trung Quốc đã trở nên ‘‘hung hãn và nguy hiểm hơn nhiều’’, số lượng các vụ tiếp xúc không an toàn trên không và trên biển cũng gia tăng trong thời gian gần đây.Hồi tuần trước, khi thông tin về chuyến đi dự kiến của bà Pelosi được tung ra,
Nhà Trắng đã cho biết Quân Đội Hoa Kỳ lo ngại và không muốn một chuyến đi như vậy ‘‘diễn ra lúc này’’.Chính bà Pelosi cũng nói đến việc Quân Đội sợ Trung Quốc liều lĩnh bắn hạ máy bay. Hiện tại, bà Pelosi chưa đưa ra thông báo chính thức về chuyến đi Đài Loan.
Biden-Tập có thể đối thoại ngày 28/07
Hãng tin Anh Reuters dẫn một nguồn tin gần gũi với hồ sơ này, cho biết tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có kế hoạch đối thoại trực tuyến vào ngày 28/07/2022. Đây sẽ là lần thứ 5 hai lãnh đạo Mỹ – Trung hội đàm kể từ đầu nhiệm kỳ của ông Biden và là lần đầu tiên kể từ bốn tháng
nay, tức từ đầu cuộc xâm lăng của Nga tại Ukraina. Cuộc xâm lăng Ukraina sẽ là chủ đề chính của đối thoại. Trả lời báo giới hôm qua, điều phối viên truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết các cạnh tranh về kinh tế giữa hai quốc gia cũng sẽ là một nội dung chính của cuộc hội đàm.
Châu Âu đạt thỏa thuận cắt giảm tiêu thụ 15% khí đốt để dự trữ
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, Phó chủ tịch Frans Timmermans và Ủy viên Châu Âu Kadri Simson họp báo hôm 20/07/2022 tại Bruxelles, Bỉ. REUTERS – YVES HERMAN
Anh Vũ
Trong khi Matxcơva thông báo đóng dần van cấp khí đốt cho Châu Âu, các bộ trưởng Năng lượng của 27 nước Liên Liên Hiệp Châu Âu, họp tại Bruxelles ngày 26/07/2022, đã thông qua thỏa thuận cắt giảm tiêu thụ khí đốt, theo tinh thần của kế hoạch khẩn cấp về năng lượng của Ủy Ban Châu Âu, chuẩn bị đối phó với kịch bản bị Nga cắt khí đốt hoàn toàn. Hungary đã phản đối gay gắt, Đức vui mừng với thỏa thuận tiết kiệm.Nội dung chủ yếu của thỏa thuận là, bắt đầu
tư ngày 1 đến 31/08, các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu sẽ cắt giảm 15% tiêu thụ khí đốt so với mức trung bình của 5 mùa đông vừa qua. Tiêu thụ khí đốt của các hộ gia đình không bị tác động. Biện pháp cắt giảm trước mắt chỉ liên quan đến các xí nghiệp và cơ quan hành chính. Mục tiêu rõ ràng là để chuẩn bị cho mùa đông tới và chủ yếu là để các nước có thể tích trữ khí đốt cho mùa đông tiếp theo.Việc thực thi thỏa thuận tiết kiệm là dựa trên cơ sở tự nguyện theo hoàn cảnh của từng nước. Nếu việc cắt giảm tiêu thụ không đủ để chuẩn bị tích trữ thì Ủy Ban Châu Âu sẽ có thể ra quyết định bắt buộc.Tuy nhiên,
thỏa thuận cũng cho phép nhiều nước được quyền miễn trừ áp dụng thỏa thuận, như đảo Chypre, Malte và Ireland, vì không kết nối với
dường ống dẫn khí của lục địa, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vì đang bị hạn hán, các nhà máy thủy điện hoạt động cầm chừng và cuối cùng là những nước đã vượt mục tiêu tích trữ khí đốt.Với đa số 26 ủng hộ, chỉ có Hungary phản đối, thỏa thuận của các bộ trưởng Năng Lượng vẫn có hiệu lực áp dụng. Sau cuộc họp tại
Bruxelles, Budapest đánh giá thỏa thuận « không thể chấp nhận được ». Trong khi đó Berlin tỏ vui mừng với thỏa thuận cắt giảm tiêu thụ khí đốt. Mục tiêu tiết kiệm khí đốt chuẩn bị cho mùa đông còn nhằm giúp các nước bị lệ thuộc nhiều vào khí đốt Nga, đặc biệt có Đức.
Thông tín viên RFI tại Berlin, Violette Bonnebas
Cảm giác thở phào nhẹ nhõm bao trùm Berlin. Tại đó người ta ca ngợi « tình đoàn kết của Châu Âu ». Nếu như Nga đóng hoàn toàn van khí đốt, thì « nguy cơ khan hiếm trầm trọng » là rõ ràng. Trong trường hợp đó, Đức có thể trông chờ vào nguồn dự trữ của các nước láng giềng để tiếp tục sưởi ấm cho dân chúng và nhất là để các nhà máy hoạt động.
Vấn đề là ở chỗ : Nền kinh tế lớn nhất Liên Âu ngốn rất nhiều khí đốt, tiêu thụ 90 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, tức là gấp đôi nước Pháp. Khí đốt đặc biệt không thể thiếu được cho ngành hóa chất. Đây là lĩnh vực mang tính chiến lược đặc biệt, bởi vì nó nuôi sống phần còn lại của công nghiệp Đức. Ngành hóa chất ngừng hoạt động sẽ gây hiệu ứng dây chuyền cho toàn bộ lục địa.
Các nước Châu Âu vì thế phải cứu giúp nước Đức. Về phần mình, bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck tỏ ra ân hận thừa nhận rằng nước ông « đã phạm sai lầm chiến lược trong quá khứ » khi để lệ thuộc vào Matxcơva. Berlin hiện vẫn phải nhập 26% nhu cầu khí đốt từ Nga so với trước chiến tranh là 55%.
Nghiên cứu mới: Dịch Covid-19 xuất phát từ chợ Vũ Hán, Trung Quốc
Virus Cornona. Ảnh do WHO cung cấp. World Health Organization
Trọng Thành
Hai nghiên cứu, một về dịch tễ học và một về gien, khẳng định đại dịch Covid-19 đúng là đã xuất phát từ một chợ buôn bán động vật hoang dã tại thành phố Vũ Hán (Wuhan), tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh đã từng nhiều lần bác bỏ khả năng này và thậm chí tuyên truyền rộng rãi về việc Trung Quốc là nạn nhân của virus đến từ nước ngoài.
Hai nghiên cứu được công bố ngày 26/07/2022, trên tạp chí khoa học uy tín Science kết luận: có xác suất rất cao là virus Sars-Cov-2 gây bệnh Covid-19 bắt nguồn từ các động vật được mua bán ở chợ Vũ Hán. Nghiên cứu thứ nhất dựa trên việc phân tích 155 ca nhiễm đầu tiên, được xác nhận vào tháng 12/2019, cho thấy các ca nhiễm phát hiện sớm nhất tập trung tại khu vực chợ, trái ngược với các ca được ghi nhận trong những tháng tiếp theo, chủ yếu tại một số khu dân cư có mật độ cao. Một số trường hợp được nghiên cứu cũng cho thấy nhiều người bị nhiễm sống gần khu chợ, hoặc có tiếp xúc với những người làm việc tại chợ, hoặc mới đến chợ gần đây. Cũng trong nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều mẫu dương tính với virus Sars-Cov-2 tập trung tại khu vực phía tây nam của khu chợ, nơi bán nhiều động vật sống (như chồn hương, lửng, chó lửng…). Hiện tại động vật trung gian truyền virus Sars-Cov-2 từ loài dơi sang người vẫn chưa được xác định. Đồng tác giả của nghiên cứu nói trên, nhà virus học Michael
Worobey, Đại học Arizona, Hoa Kỳ, từng ký một lá thư năm 2021 kêu gọi xem xét nghiêm túc giả thuyết virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm sinh học ở Vũ Hán, nay chuyển hẳn sang nhấn mạnh kịch bản ổ dịch chợ Vũ Hán là điều gần như chắc chắn. Nghiên cứu thứ hai, dựa trên việc phân tích
gien virus của những người bị nhiễm đầu tiên, xác định hai dòng virus ‘‘A’’ và ‘‘B’’ đã tồn tại trước tháng 2/2020. Cả hai dòng virus này có thể là kết quả của hai tuyến lây truyền, và cùng xuất phát từ khu chợ Vũ Hán. Nghiên cứu thứ hai cũng cho thấy virus rất khó lưu hành rộng rãi ở người từ tháng 11/2019 trở về trước.
Đã khá đủ thông tin về giai đoạn đầu đại dịch tại Vũ Hán
Bà Maria Van Kerkhove, giám đốc kỹ thuật cơ quan quản lý dịch bệnh Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trên Twitter đã ngay lập tức hoan nghênh việc công bố các nghiên cứu này. Theo bà, việc nghiên cứu rõ về nguồn gốc của đại dịch giúp ‘‘chuẩn bị tốt hơn việc ngăn chặn và giảm thiểu các dịch và đại dịch trong tương lai”, cho phép cứu sống hàng triệu mạng người.Chính quyền Trung Quốc thường xuyên bị cáo buộc làm sai lệch thông tin, hoặc không hợp tác đầy đủ với các cuộc điều tra quốc tế. Theo nhà vi sinh học và miễn dịch học Đan Mạch Kristian Andersen, đồng tác giả nghiên cứu thứ nhất, truy tìm nguồn gốc virus không phải để tìm ra một người chịu trách nhiệm, mà là để hiểu được diễn biến thực sự của dịch. Hiện tại, tuy còn tồn tại một số mảng tối, trên thực tế, các thông tin mà giới khoa học thu thập được về giai đoạn đại dịch khởi phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, đã rất chi tiết, ‘‘trái ngược hẳn với cảm nhận chung là không có đủ thông tin về khởi đầu’’ của đại dịch Covid-19, theo ghi nhận của chuyên gia Kristian Andersen. Tổng thống Đài Loan thị sát cuộc tập trận đẩy lùi xâm lược Trung Quốc
Ảnh do Văn phòng tổng thống Đài Loan cung cấp: Tổng thống Thái Anh Văn ( giữa ) chụp hình với lính hải quân Đài Loan khi thị sát cuộc tập trận Hán Quang ngày 26/07/2022. AP – Shioro Lee
Thu Hằng
Đài Loan tổ chức cuộc tập trận hàng năm quy mô lớn trong vòng năm ngày, từ ngày 25/07/2022. Đích thân tổng thống Thái Anh Văn thị sát một phần cuộc tập trận từ một tầu khu trục có tên lửa dẫn đường đóng vai trò soái hạm của hạm đội.
Trong ngày tập trận thứ hai, không quân và hải quân Đài Loan bắn đạn thật ở Thái Bình Dương, ngoài khơi cảng quân sự ở huyện Nghi Lan (Yilan, đông bắc Đài Loan) với kịch bản chống các cuộc tấn công trên không và trên biển của Trung Quốc. Theo đài truyền hình Nhật NHK, lực lượng hải cảnh Đài Loan cũng tham gia tập trận và sẽ được đặt dưới sự chỉ huy của hải quân nếu xảy ra xung đột.Trước đó, ngày đầu của đợt tập trận dành cho việc ngăn chặn kẻ thù tiến vào thủ đô Đài Bắc. Người dân được kêu gọi ở nhà trong nhiều giờ, quân dự bị được trang bị súng trường tập dượt trong các chiến hào theo kiểu « chiến tranh đô thị ở Ukraina ». Thậm chí, nhiều tên lửa Stinger chống máy bay ở tầm thấp cũng được triển khai ở nhiều tòa nhà cao tầng trong vùng. Cùng lúc, nhiều khu phố tại các thành phố khác ở phía bắc cũng bị phong tỏa khoảng 30 phút trong khuôn khổ tập sơ tán vì không kích.Theo bộ Quốc Phòng Đài Loan, được AFP trích dẫn, cuộc tập trận Hán Quang ( Han Kuang ) 2022 gồm cả những bài học từ chiến tranh Ukraina, mô phỏng « mọi hành động có thể » được Trung Quốc tiến hành để tấn công Đài Loan.Phản ứng về đợt tập trận nói trên, Trung Quốc tái khẳng định không để Đài Loan độc lập. Họp báo ngày 26/07, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đe dọa Đài Bắc đừng ảo tưởng có thể đối đầu quân sự với Trung Quốc và mọi ý đồ sẽ bị thất bại.Quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh trở nên căng thẳng hơn từ khi bà Thái Anh Văn được bầu làm tổng thống năm 2016. Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một tỉnh không thể tách rời. lãnh thổ Trung Quốc. Theo giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Bill Burns, dường như Trung Quốc kiên quyết dùng vũ lực đối với Đài Loan. Kinh nghiệm từ việc Nga tấn công Ukraina chỉ ảnh hưởng đến tính toán của Bắc Kinh về thời điểm và phương thức, chứ không phải về khả năng tấn công Đài Loan.Trung Quốc đã gia tăng các vụ xâm phạm vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan. Chỉ từ đầu năm 2022 đến nay đã có hơn 600 vụ, trong khi cả năm 2021 có 969 vụ.