
Ukraine tuyên bố đã giành chiến thắng trong ‘cuộc chiến borsch’
Bộ trưởng Văn hóa Ukraine Aleksandr Tkachenko hôm 1/7 thông báo rằng borsch hay borscht – một món súp phổ biến của Đông Âu được làm từ củ cải đỏ – đã được đưa vào danh sách di sản văn hóa của UNESCO như một món ăn độc quyền của Ukraine.
“Hôm nay, ngày 1/7, tại phiên họp đặc biệt lần thứ 5 của Ủy ban Liên chính phủ về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể, ‘Văn hóa nấu borscht của Ukraine’ đã được UNESCO ghi vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Cần được Bảo vệ Khẩn cấp”, Tkachenko đăng trên Telegram.
Ông lưu ý rằng “cuộc chiến giành borscht đã được bắt đầu ngay cả trước khi xung đột diễn ra” và ăn mừng sự kiện rằng món súp hiện đã được chính thức công nhận là của Ukraine và đang được UNESCO bảo vệ.
Borsch là một món súp truyền thống phổ biến ở nhiều nước Đông Âu. Món ăn này thường bao gồm củ cải đỏ, mang lại màu đỏ như máu đặc trưng, kết hợp cùng bắp cải, cà rốt, hành tây, khoai tây và thịt. Tuy nhiên, tương tự như vodka, từ lâu đã có những tranh cãi gay gắt về nguồn gốc của nó. Hầu hết mọi quốc gia trong khu vực đều có biến thể riêng của món súp. Và mặc dù nguồn gốc chính xác của món súp vẫn chưa được biết, nhưng người ta tin rằng nó được phát minh ra trên lãnh thổ của Kievan Rus vào khoảng thế kỷ 16.
Ukraine đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ giữ tàu gắn cờ Nga chở ngũ cốc đánh cắp của Ukraine
Ukraine đã đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ chặn và bắt giữ tàu chở hàng mang cờ Nga Zhibek Zholy đang chở ngũ cốc Ukraine được chuyển từ cảng Berdyansk do Nga chiếm đóng, theo một quan chức Ukraine, Reuters cho biết.
Quan chức Bộ Ngoại giao Ukraine, trích dẫn thông tin nhận được từ cơ quan quản lý hàng hải của nước này, cho biết tàu Zhibek Zholy có trọng tải 7.146 tấn đã bốc chuyến hàng đầu tiên với khoảng 4.500 tấn ngũ cốc từ Berdyansk, mà quan chức này cho biết thuộc về Ukraine.Trong một bức thư ngày 30 tháng 6 gửi cho Bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ, văn phòng tổng công tố Ukraine nói rằng tàu Zhibek Zholy có liên quan đến “xuất khẩu bất hợp pháp ngũ cốc Ukraine” từ Berdyansk và đi đến Karasu, Thổ Nhĩ Kỳ với 7.000 tấn hàng hóa – con số lớn hơn khối lượng hàng hóa được trích dẫn bởi các quan chức.Văn phòng tổng công tố Ukraine đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ “tiến hành kiểm tra tàu biển này, thu giữ các mẫu ngũ cốc để giám định pháp y, và yêu cầu thông tin về xuất xứ của loại ngũ cốc đó”, bức thư cho biết Ukraine sẵn sàng tiến hành một cuộc điều tra chung với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ.Ukraine đã cáo buộc Nga ăn cắp ngũ cốc từ các vùng lãnh thổ mà lực lượng Nga đã chiếm giữ kể từ khi cuộc xâm lược vào cuối tháng Hai. Điện Kremlin trước đó đã bác bỏ thông tin rằng Nga đã đánh cắp ngũ cốc của Ukraine.Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết các cảng Berdyansk và Mariupol của Ukraine, do lực lượng Nga kiểm soát, đã sẵn sàng nối lại các chuyến hàng ngũ cốc.Các nước phương Tây cáo buộc Nga tạo ra nguy cơ nạn đói toàn cầu bằng cách ngăn Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua các cảng ở Biển Đen. Moscow phủ nhận trách nhiệm về cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế, đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của phương Tây.Na Uy cam kết hỗ trợ 1 tỷ euro cho Ukraine
Na Uy hôm thứ Sáu (1/7) đã cam kết hỗ trợ 1 tỷ euro (1,04 tỷ USD) để giúp Ukraine tự vệ, giúp những người gặp khó khăn và tái thiết đất nước sau cuộc xâm lược của Nga.
Phát biểu tại một cuộc họp báo tại Kyiv cùng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere cho biết
Na Uy muốn bày tỏ tình đoàn kết với cuộc chiến sinh tồn của Ukraine.“Tôi ở đây để nói rằng cuộc chiến của Ukraine không chỉ vì Ukraine. Đây là về các nguyên tắc cơ bản của thế giới mà chúng ta sẽ để lại cho con cháu mình. Đây là về an ninh ở châu Âu,” ông nói.“Chúng tôi sẽ cam kết hỗ trợ 1 tỷ euro cho đất nước và người dân của các bạn trong thời gian còn lại của năm 2022 và năm 2023”, ông tiếp tục. “Cuộc chiến này là vi phạm luật pháp quốc tế. … Các bạn có quyền tự vệ và chúng tôi có quyền giúp các bạn tự vệ.”
Khi được hỏi liệu Na Uy có sẵn sàng tăng nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu hay không, ông Stoere cho biết Na Uy đã sản xuất khí đốt ở mức “tối đa” nhưng họ sẽ làm mọi cách để cung cấp khí đốt.Tổng thống Ukraine Zelenskiy nói rằng cần phải duy trì áp lực lên Nga để kết thúc chiến tranh.Ông cho biết Nga đã sử dụng tên lửa Kh-22 từ thời Liên Xô được thiết kế để đánh tàu sân bay hoặc các vật thể lớn khác nhằm tấn công một tòa nhà chín tầng của người dân, ám chỉ một cuộc tấn công vào đầu giờ sáng ngày thứ Sáu vào khu chung cư gần Odesa, trong đó các quan chức Ukraine nói rằng ít nhất 21 người đã thiệt mạng.Nga phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường. Được hỏi hôm thứ Sáu rằng liệu Nga có tấn công tòa nhà chung cư ở làng nghỉ dưỡng Serhiivka hay không, người phát ngôn Điện Kremlin nói: “Tôi muốn nhắc lại lời của tổng thống rằng Lực lượng vũ trang Nga không hành động với các mục tiêu dân sự”.
Hoa Kỳ bổ sung 820 triệu USD hỗ trợ cho Ukraine, tài trợ hệ thống tên lửa đất đối không NASAMS
Trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) hôm qua (1/7/2022) thông báo Mỹ chi hỗ trợ thêm cho Ukraine 820 triệu USD. Khoản hỗ trợ này bao gồm hai hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia NASAMS, đạn bổ sung cho hệ thống Tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS)
Theo tin từ Lầu Năm Góc, Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ an ninh bổ sung 820 triệu USD cho Ukraine. Khoản hỗ trợ an ninh này bao gồm:
Đạn bổ sung cho Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS);
Hai hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS);
Khoảng 150.000 viên đạn pháo 155mm;
Bốn radar phản pháo bổ sung.
NASAMS là một hệ thống tên lửa phòng không trên mặt đất tầm ngắn đến tầm trung do Kongsberg Defense & Aerospace và Raytheon (Na Uy) phát triển. Hệ thống bảo vệ chống lại máy bay không người lái, máy bay trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu khác.
Phiên bản NASAMS 3 mới nhất được quân đội Na Uy đưa vào sử dụng từ năm 2019. Ưu điểm của hệ thống này là có thể sử dụng nhiều đạn tên lửa phòng không khác nhau của Mỹ hoặc các đồng minh châu Âu. Mỗi xe phóng được trang bị 6 tên lửa.
Theo CNN, tầm bắn tối đa của tên lửa phòng không NASAMS vào khoảng 160km. Nhưng binh sĩ Ukraine sẽ cần phải được huấn luyện cấp tốc để sử dụng vũ khí mới này, nguồn tin cho biết.
Cho tới thời điểm này, Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ an ninh khoảng 7,6 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi thành lập Chính quyền Tổng thống Joe Biden, bao gồm khoảng 6,9 tỷ USD kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24/2/2022. Kể từ năm 2014, Hoa Kỳ đã cam kết hơn 8,8 tỷ USD trong hỗ trợ an ninh cho Ukraine.
Theo Lầu Năm Góc, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với các đồng minh và các đối tác của mình để cung cấp cho Ukraine vũ khí, chế tài, nâng cao năng lực của Ukraine trên chiến trường. Đặc biệt, việc Bộ quốc phòng Hoa Kỳ cộng tác với Na Uy đã cho phép Hoa Kỳ cung cấp hệ thống tên lửa phòng không hiện đại mang tính lịch sử giúp Ukraine phòng thủ trước cuộc tấn công bằng đường không của Nga.
Học thuyết an ninh mới của NATO tuyên bố Nga là mối đe dọa trực tiếp

Học thuyết An ninh NATO mới cho rằng Nga là một “mối đe dọa nghiêm trọng và trực tiếp” đối với NATO. Trong khi đó, các chính sách của Trung Quốc đang tích cực gây ra các vấn đề với lợi ích, an ninh và các giá trị của NATO.
Tài liệu nêu rõ NATO không còn coi Nga là đối tác chiến lược. Đồng thời, nhấn mạnh rằng liên minh không muốn xảy ra xung đột và không gây ra mối đe dọa nào đối với Nga. Trong khi đó, Trung Quốc tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế và quân sự để phô trương sức mạnh của mình. Như đã nêu trong học thuyết rằng NATO lần đầu tiên tập trung chú ý vào Trung Quốc.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid, các nhà lãnh đạo NATO đã ký một khái niệm chiến lược mới về liên minh xác định các mục tiêu và cách tiếp cận của NATO trong thập niên tới. Một tài liệu như vậy đã được thông qua lần cuối vào năm 2010.
Các nhà lãnh đạo NATO cũng nhất trí tăng cường phòng thủ Đông Âu trước hành động xâm lược Ukraine của Nga. Ngoài ra còn có kế hoạch tăng Lực lượng Phản ứng của NATO từ 40.000 lên 30.000 lính.
Các nhà lãnh đạo NATO cũng đã hứa sẽ tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, bao gồm cả việc cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự.
Trung Quốc chỉ trích NATO khi bị coi là ‘thách thức nghiêm trọng’

Báo Guardian đưa tin, Trung Quốc đã chỉ trích NATO “tư duy chiến tranh lạnh và thiên vị ý thức hệ” sau khi khối quân sự phương Tây cho rằng Bắc Kinh đang đặt ra “những thách thức nghiêm trọng” đối với sự ổn định toàn cầu.
Các đồng minh của NATO lần đầu tiên nhất trí gộp những thách thức và mối đe dọa từ Trung Quốc vào một bản kế hoạch chiến lược trong hội nghị thượng đỉnh mới nhất của khối diễn ra ở Madrid vào tuần này. Tài liệu trước đó của liên minh được ban hành vào năm 2010 không đề cập đến Trung Quốc.
Trong tài liệu “Khái niệm chiến lược mới” của mình, NATO cho biết việc giải quyết “những thách thức mang tính hệ thống do Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đặt ra đối với an ninh của Châu u – Đại Tây Dương” và quan hệ đối tác chiến lược ngày càng sâu sắc giữa Trung Quốc và Nga giờ đây sẽ là một trong những ưu tiên chính của khối. Bắc Kinh rất tức giận về quyết định của NATO.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, Trung Quốc đã nhiều lần chĩa mũi dũi vào Mỹ và NATO. Nhưng sự chú ý của NATO đối với quan hệ đối tác Trung Quốc – Nga đã bắt đầu ngay cả trước khi Nga xâm lược Ukraina.
Trong hội nghị thượng đỉnh thường niên ở Brussels vào tháng Sáu năm ngoái, liên minh quân sự truyền thống tập trung vào Nga lần đầu tiên khẳng định rằng họ cần phải đáp trả sức mạnh ngày càng tăng của Bắc Kinh. Ngôn ngữ mà NATO sử dụng tại thời điểm đó cũng lặp lại cụm từ “đối thủ có hệ thống” của EU và “đối thủ cạnh tranh có hệ thống” của Vương quốc Anh khi mô tả Trung Quốc.
Tối cao Pháp viện giới hạn khả năng quy định phát thải carbon dioxide của EPA
Chánh án Tối cao Pháp viện John Roberts
Sáng hôm thứ Năm (30/06), Tối cao Pháp viện đã ra phán quyết với tỷ lệ 6–3 rằng Đạo luật Không khí Sạch không trao cho Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) quyền lực rộng rãi để quy định lượng khí thải carbon dioxide vốn là một lý thuyết phổ biến cho rằng chất này góp phần vào sự nóng lên toàn cầu.
Chánh án John Roberts đã chấp bút cho ý kiến đa số của tòa án (pdf) trong vụ tiểu bang West Virginia kiện EPA, hồ sơ tòa án 20-1530. Ông Roberts đã cùng với năm thẩm phán khác thuộc phái bảo tồn truyền thống của tòa án đưa ra quyết định này. Ba thẩm phán thiên tả của tòa án đã có quan điểm bất đồng.
Mặc dù “quy định mức phát thải carbon dioxide ở một mức mà sẽ buộc toàn quốc chuyển đổi khỏi việc sử dụng than để sản xuất điện có thể là một ‘giải pháp hợp lý cho cuộc khủng hoảng ngày nay,’” ông Roberts đã viết, trích dẫn một tiền lệ năm 1992, “Nhưng việc Quốc hội đã trao cho EPA quyền thông qua một kế hoạch quy định của chính mình như vậy trong Mục 111 (d)” của Đạo luật Không khí Sạch “là không chính đáng”.
“Một quyết định có tầm quan trọng và hệ quả như vậy thuộc về chính Quốc hội, hoặc một cơ quan hoạt động dưới sự ủy quyền rõ ràng từ cơ quan đại diện đó”, ông viết.
Tiểu bang West Virginia và 18 tiểu bang khác đã khởi kiện thẩm quyền mà Đạo luật Không khí Sạch trao cho EPA.
Năm 2016, Tối cao Pháp viện đã đảo ngược Kế hoạch Điện sạch (CPP) dưới thời cựu Tổng thống Obama, trong đó mở rộng các biện pháp kiểm soát đối với ngành công nghiệp này. Sau đó, chính phủ Tổng thống Trump có tư tưởng bãi bỏ quy định đã đảo ngược hướng đi, nới lỏng kiểm soát đối với ngành bằng Quy định Năng lượng Sạch Giá cả phải chăng (Quy định ACE).
Hôm 19/01/2021, Tòa án Phúc thẩm Hoa Kỳ Hoa Thịnh Đốn (DC) đã hủy bỏ Quy định ACE, khôi phục một số thẩm quyền của EPA trong vụ kiện Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ kiện EPA (pdf). Tòa án cho rằng EPA, dưới thời cựu TT Trump, đã hiểu sai mục 7411 (d) của Đạo luật Không khí Sạch.
Trong cuộc tranh luận trực tiếp tại Tối cao Pháp viện, Tổng luật sư West Virginia Lindsay See cho biết Quốc hội đã chỉ thị cho EPA hợp tác với các tiểu bang “để quy định ở cấp nguồn cụ thể, có nghĩa là xác định các biện pháp mà một số tòa nhà cụ thể có thể thực hiện để giảm lượng khí thải của chính họ”.
Nhưng tòa án Hoa Kỳ đã vượt ra ngoài điều đó, bà See nói, đã trao cho EPA “quyền hạn rộng hơn nhiều… để định hình lại ngành năng lượng của quốc gia, hoặc hầu hết bất kỳ ngành công nghiệp nào khác cho vấn đề đó, bằng cách chọn những nguồn nào nên tồn tại và thiết lập các tiêu chuẩn để làm cho điều đó trở thành hiện thực”.
EPA đã làm điều này mặc dù sản xuất điện “là một khía cạnh phổ biến và thiết yếu của cuộc sống hiện đại và nằm ngay trong khu vực truyền thống” của cơ quan quản lý của các tiểu bang, vị luật sư này cho biết.
“Tuy nhiên, EPA hiện có thể điều chỉnh theo những cách tiêu tốn hàng tỷ dollar, ảnh hưởng đến hàng ngàn doanh nghiệp và được thiết lập để giải quyết một vấn đề có ảnh hưởng trên toàn thế giới. Đây là quyền hoạch định chính sách quan trọng theo bất kỳ định nghĩa nào”, bà nói, đồng thời cho biết thêm rằng Đạo luật Không khí Sạch “đã không trao cho quyền hạn có tác dụng biến đổi này”.