Sat. Dec 2nd, 2023

Giám đốc FBI tiết lộ hoạt động hack của Nga không thể sánh được với Trung Quốc

Giám đốc FBI Christopher Wray tiết lộ tại một hội nghị an ninh mạng ngày 1 tháng 6 ở Massachusetts, về cách các đặc vụ Nga đứng sau một số phần mềm độc hại phá hoại nhất từng được triển khai, NotPetya, trong vụ tấn công vào lưới điện Ukraine vào năm 2015, trong số các mục tiêu quốc tế khác.

Ông nói: “Công việc điều tra tích lũy” được thực hiện bởi cơ quan cùng với các đối tác đã thiết lập “các mối liên hệ, động cơ và chiến thuật” tạo cơ sở cho việc “buộc chính phủ Nga phải chịu trách nhiệm”.

Nhưng “khả năng truy cập mạng tiềm năng của Nga trên khắp đất nước có thể rộng hơn, nhưng chúng nhạt nhòa so với của Trung Quốc”.

Chế độ Trung Quốc hoạt động trên quy mô lớn hơn nhiều, cực kỳ bài bản và tập trung vào các kế hoạch chiến lược dài hạn nhằm phá hoại các mục tiêu kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ.

Ông cho biết: “Họ có một chương trình hack lớn hơn tất cả các quốc gia lớn khác cộng lại. Họ đã đánh cắp nhiều dữ liệu cá nhân và công ty của người Mỹ hơn tất cả các quốc gia cộng lại.”

Tất cả các công ty hoạt động ở Trung Quốc – bao gồm cả của Mỹ và nước ngoài – đều đưa ra “sự đồng ý chung cho sự giám sát của nhà nước”, một lợi thế mà Trung Quốc hơn hẳn so với Nga.

Cài đặt phần mềm độc hại do nhà nước tài trợ là một phần của việc tuân thủ luật pháp Trung Quốc.

Ông Wray nói: “Đó thực sự là một hoạt động của cả chính phủ nhằm đánh cắp nghiên cứu và bí mật độc quyền từ các công ty Mỹ và sau đó hạ giá trên thị trường toàn cầu. Vì vậy, các công ty chơi theo luật không thể cạnh tranh ”.

Bên cạnh việc đánh cắp các thông tin cá nhân, Trung Quốc cũng nhắm mục tiêu vào các lĩnh vực khác như nông nghiệp, họ sử dụng các gián điệp trên mặt đất để hỗ trợ tin tặc Trung Quốc như “lẻn vào các cánh đồng để đào hạt giống độc quyền, thử nghiệm, biến đổi gen”.

Nhắm mục tiêu vào các lỗ hổng trong phần mềm Microsoft Exchange Server, tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập hơn 10.000 mạng của Hoa Kỳ.

Ông Wray nói rằng cần phải có một “hoạt động phẫu thuật, được tòa án cho phép” để xóa mã độc hại khỏi hàng trăm máy tính dễ bị tấn công.

FBI đang làm việc với các quốc gia cùng chí hướng để truy lùng những người chịu trách nhiệm về việc phá hoại. Cơ quan này cũng đang làm việc để gỡ bỏ “cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tội phạm mạng” và làm gián đoạn hoạt động của chúng một cách hiệu quả.

Cuối cùng, ông Wray đề cập đến việc thu giữ tài sản tài chính của tội phạm như ví ảo và đóng cửa các sàn giao dịch tiền tệ bất hợp pháp.

FBI đã mở rộng các hoạt động toàn cầu để thêm gần 80 quốc gia trong mạng lưới quan hệ đối tác của mình. Cơ quan này khuyến nghị một kế hoạch ứng phó sự cố cho tất cả các công ty hoạt động trực tuyến và bao gồm việc liên hệ với văn phòng địa phương FBI như một phần của kế hoạch đó.

Mỹ thừa nhận cử lực lượng tấn công mạng internet Nga ở Ukraine

image.png

Chỉ huy Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng và Giám đốc Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ Paul Nakasone

Trong bài trả lời phỏng vấn Sky News, chỉ huy Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng kiêm Giám đốc Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ Paul Nakasone hôm 1/6 cho biết, lực lượng này đã triển khai các chuyên gia tới Ukraine và thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm vào Nga.

Ngoài ra, ông Nakasone cũng cho biết, Mỹ đang tiến hành cuộc chiến thông tin chống lại Nga với sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông.

Theo tư lệnh này, các chuyên gia tác chiến mạng của Mỹ đã được triển khai tới 16 quốc gia theo lời mời của các chính phủ để làm nhiệm vụ tìm kiếm tin tặc nước ngoài và xác định công cụ mà các đối tượng trên sử dụng.

“Chúng tôi đến Ukraine vào tháng 12/2021 theo lời mời của chính phủ Kiev. Chúng tôi ở lại đó trong gần 90 ngày”, ông Nakasone nói, cho biết thêm rằng các chuyên gia Mỹ đã rời đi vào tháng 2, trước khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Ông Nakasone cũng lần đầu tiên xác nhận rằng Mỹ đã thực hiện các hoạt động tác chiến mạng để hỗ trợ cho Ukraine.

Chúng tôi đã tiến hành một loạt hoạt động trong các lĩnh vực tấn công, phòng thủ, tác chiến thông tin”, ông nói, không nêu cụ thể các vụ tấn công mạng đã diễn ra như thế nào, và đạt kết quả ra sao. 

Vị tướng Mỹ cáo buộc Nga thường cung cấp tin tức không chính xác và đó là sự khác biệt giữa tác chiến thông tin giữa Mỹ và Nga vì Washington “nói sự thật”.

Hồi tháng 4, các quan chức tình báo Mỹ được cho đã thừa nhận với NBC News rằng họ đã làm lộ có chủ ý các tin tức cho truyền thông về chiến sự Nga – Ukraine, như một phần trong cuộc chiến thông tin chống lại Moscow.

Thổ Nhĩ Kỳ tặng máy bay không người lái tấn công cho Ukraine

image.png

Nhà sản xuất Baykar và Cơ quan công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định tặng một máy bay không người lái (UAV) tấn công Bayraktar TB2 tân tiến, trị giá hàng triệu USD cho Ukraine.

Bộ Quốc phòng Lithuania ngày 2/6 cho biết, phía Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra quyết định trên sau khi người dân Lithuania gây quỹ được gần 6 triệu Euro nhằm mua Bayraktar TB2 viện trợ cho Kiev. Theo trang Military Today, giá mỗi chiếc UAV này xấp xỉ 5 triệu USD.

Theo nhà chức trách Lithuania, công ty Baykar sẽ bàn giao máy bay trong vòng một vài tuần. Nó sẽ được sơn các màu đặc trưng của quốc kỳ Lithuania và Ukraine.

Nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ đã xác nhận thông tin trên trong một thông điệp đăng tải trên Twitter cùng ngày: “Người dân Lithuania đã tự hào gây quỹ để mua một chiếc Bayraktar TB2 cho Ukraine. Khi biết được điều này, Baykar hứa sẽ tặng miễn phí một UAV cho Lithuania và yêu cầu số tiền huy động được chuyển sang viện trợ nhân đạo cho Ukraine”.

Thứ trưởng Quốc phòng Lithuania Vilius Semaska mô tả động thái là “sự ngạc nhiên dễ chịu nhất” của Thổ Nhĩ Kỳ dành cho họ.

Đài truyền hình Laisves của Lithuania đưa tin, chiến dịch gây quỹ hỗ trợ Kiev đã thu được tổng cộng 5,9 triệu Euro (hơn 6,2 triệu USD) chỉ trong 5 ngày rưỡi. Khoảng 1,5 triệu Euro (1,6 triệu USD) trong số này hiện sẽ được dùng để mua vũ khí đạn dược cho Bayraktar TB2 và phần còn lại được sử dụng cho các hoạt động trợ giúp khác cho Ukraine.

Kiev trước đây đã mua hàng chục chiếc Bayraktar TB2, mẫu UAV đang chứng tỏ tính hiệu quả trong cuộc chiến chống lại các lực lượng Moscow hiện nay cũng như quân Nga và đồng minh trong các cuộc xung đột ở Syria và Libya thời gian gần đây. 

Theo Reuters, Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quan hệ tốt với cả Kiev và Moscow, không nằm trong số những nước thành viên tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã viện trợ vũ khí hạng nặng cho Ukraine.

Ông Semaska tiết lộ, Lithuania cũng đang tìm cách mua một chiếc Bayraktar TB2 hoặc một UAV tương tự, chẳng hạn như Bayraktar TB3 có trang bị tên lửa cho quân đội của họ. 

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ đổi tên nước?

image.png

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuần này thông báo Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi thư tới Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác, yêu cầu sử dụng tên gọi “Türkiye”, thay vì “Turkey”, trên toàn cầu.

Ông Stéphane Dujarric, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, hôm 2/6 cho biết quyết định đổi tên nước của Thổ Nhĩ Kỳ đã có hiệu lực.

“Không có gì bất thường khi chúng tôi nhận được những yêu cầu như vậy”, ông Dujarric nói với Washington Post.

Động thái này sẽ điều chỉnh tên tiếng Anh của đất nước theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Hai từ được phát âm tương tự nhau, nhưng “Türkiye” có thêm một âm tiết ở cuối – được phát âm là “yay”.

Thổ Nhĩ Kỳ đã lấy tên chính thức là Türkiye Cumhuriyeti, hay Republic of Turkey (Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ), sau khi thành lập nước vào năm 1923.

Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã được gọi là “Turkey” bằng tiếng Anh trong ít nhất một thế kỷ, và tên gọi này cũng được sử dụng trong nước, nhưng ngày càng có nhiều người muốn thúc đẩy việc đổi tên thành “Türkiye”. Vào tháng 1/2020, một nhóm các nhà xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẽ sử dụng cụm từ “Made in Türkiye”, thay vì “Made in Turkey” (Sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ) trên tất cả các nhãn của mình, nhằm tiêu chuẩn hóa thương hiệu.

Động thái này được nêu ra chính thức trong một sắc lệnh của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan vào năm 2021.

“Tên gọi “Türkiye” đại diện và thể hiện rõ nhất văn hóa, văn minh và các giá trị của dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Erdogan giải thích.

Tên gọi mới sẽ không chỉ thay thế cho “Turkey”, mà còn những tên gọi khác được sử dụng trên toàn cầu, chẳng hạn “Turkei” và “Turquie”.

Chính phủ của Tổng thống Erdogan coi việc đổi tên như một động thái xây dựng thương hiệu kinh tế nhằm tăng cường vị thế thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế.

Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã rơi vào khủng hoảng trong nhiều tháng do lạm phát tăng nhanh, trong bối cảnh Tổng thống Erdogan đang thúc đẩy cắt giảm lãi suất. Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ có giá trị thấp khiến hàng hóa xuất khẩu từ nước này tương đối rẻ, mặc dù các nhà kinh tế cho rằng thâm hụt thương mại có thể vẫn tiếp diễn do chi phí hàng hóa trung gian cao.

Cuộc tổng tuyển cử tại Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ được tổ chức trong hơn một năm tới. Kinh tế vẫn là vấn đề then chốt đối với ông Erdogan, người đã nắm quyền từ năm 2003.

Một động lực khác khiến Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi tên có thể bắt nguồn từ niềm tự hào. Một bản tin gần đây của đài truyền hình nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ TRT đã lý giải rằng từ “Turkey”, ngoài việc được sử dụng như một danh từ riêng, còn có một số nghĩa khác không thực sự tích cực.

“Gõ “Turkey” vào trang Google, bạn sẽ nhận được một loạt hình ảnh, bài báo và định nghĩa từ điển gắn Thổ Nhĩ Kỳ với Meleagris – hay còn được gọi là gà tây, một loài chim lớn có nguồn gốc từ Bắc Mỹ – nổi tiếng vì thường được phục vụ trong thực đơn Giáng sinh hoặc bữa tối trong Lễ tạ ơn. Lướt qua Từ điển Cambridge và “Turkey” được định nghĩa là “thứ gì đó thất bại nặng nề” hoặc “một người ngu ngốc hoặc ngớ ngẩn”, bản tin của TRT cho biết.

Đầu năm nay, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phát hành một video quảng cáo trong nỗ lực nhằm thay đổi tên gọi bằng tiếng Anh. Video cho thấy khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới nói “Xin chào Türkiye” tại các điểm đến nổi tiếng.

By KBCHNTV

Nhả báo tự do là một người đang sống hải ngoại rời Việt Nam ngày 27/4/1975 và trở lại đất nước 10/9/2011 và thay đổi tầm nhìn. Nhưng tính cách làm báo với chủ trương tôn trọng sự thật nên tin tức của ông được chiếu cố bởi những người thích sự ngay thẳng.

Leave a Reply

Verified by MonsterInsights