Sat. Dec 2nd, 2023

Thich Thanh Thang

Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina do Nga phát động đã lan rộng trở thành “cuộc chiến khí đốt”. Nga buộc các nước nhập khẩu khí đốt thanh toán bằng đồng rúp, nhằm tránh cho đồng tiền này mất giá khi phương Tây không ngừng gia tăng các đòn trừng phạt kinh tế.

Nếu chỉ nhìn vào lượng xuất khẩu dầu khí của Nga tăng vọt sau khi cuộc chiến xảy ra mà cho rằng Nga vẫn đang chống chọi tốt với các lệnh trừng phạt là không đầy đủ.

Ở đây cần phân biệt rõ 2 nguồn cung của Nga là dầu và khí đốt.

Thực tế 60% nguồn dầu hàng ngày được lưu thông bằng đường biển. Nga không cung ứng nguồn dầu cho châu Âu thì các nước khác sẽ thế chỗ. Đương nhiên do tác động của cuộc chiến nên giá dầu tăng cao hơn.

Duy chỉ có khí đốt là mang tính đặc thù vì nó phải thông qua đường ống dẫn cố định, nơi kẻ bán người mua phụ thuộc lẫn nhau. Chỉ có 13% nguồn khí đốt thế giới được cung cấp thông qua các bình chứa khí hóa lỏng.

Nhìn vào các dự án đường ống dẫn khí đốt của Nga là rõ.

Khi chiến tranh xâm lược Ukraina nổ ra, dự án Dòng chảy phương Bắc-2 bị đình chỉ. Đây là dự án liên doanh quốc tế do Nga và Đức khởi xướng, trị giá 11 tỉ euro, xây dựng tuyến đường ống xuyên biển Baltic đi qua lãnh hải một số nước, dự tính sẽ chuyển khí đốt từ Nga sang Đức với công suất 55 tỉ m3/năm.

Như vậy cùng với dòng chảy phương Bắc -1, Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, Đường ống dẫn khí đốt Ukraina, Nga sẽ cung ứng cho thị trường Châu Âu hàng 100tỉ m3 khí đốt/năm.

Tháng 5/2021, Nga cho phép đơn vị thành viên Tập đoàn Rosrec liên doanh, thi công Dự án Bắc-Nam (Pakistan Stream) trị giá 2-2,5 tỉ USD, xây lắp tuyến đường ống dài 1.100 km, cấp 12,4 tỉ m3 khí/năm từ Nga sang Pakistan. Dự án mở ra cơ hội cung cấp khí hydrocacbon cho cả Pakistan và Ấn Độ.

Nhìn vào khí đốt sẽ dễ hình dung hơn về thái độ của Ấn Độ đối với Nga. Và cũng sẽ rõ hơn châu Âu có thực sự già cỗi và mất đoàn kết không khi Đức thẳng tay cho dừng dự án Dòng chảy phương Bắc -2.

Nhưng điểm đáng chú ý hơn cả là Đường ống dẫn khí đốt mang tên “Sức mạnh Siberia”. Hiện “Sức mạnh Siberia” là đường ống dẫn khí đốt duy nhất giữa Nga và Trung Quốc. Hai nước dự định lập tuyến đường ống dẫn khí theo thỏa thuận mới với lưu lượng 10 tỉ m3 khí đốt/năm.

Nguồn cung cấp này đã bắt đầu vào cuối năm 2019, cung ứng khoảng 4,1 tỉ mét khối vào năm 2020. Dự kiến Nga sẽ tăng khối lượng cung cấp khí đốt sang Trung Quốc cho đến khi đạt công suất thiết kế hàng năm là 38 tỷ mét khối vào năm 2025.

Hiện tại xuất khẩu khí đốt của Nga sang Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí đốt mang tên “Sức mạnh Siberia” tăng gần 60% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, nếu nhìn vào tổng thể, sẽ thấy việc dừng cung ứng khí đốt giữa Nga và Châu Âu không chỉ thiệt cho Châu Âu mà cũng thiệt rất lớn cho Nga.

Nếu chỉ mở lối khí đốt cho Trung Quốc, Pakistan và Ấn Độ, thì hiện tại cũng chỉ chiếm 1/4 sản lượng khí đốt xuất khẩu.

Vũ khí khí đốt của Nga lúc này cũng như con dao 2 lưỡi đối với chính Nga. Châu Âu trong nhất thời có thể khó khăn về khí đốt. Nhưng nếu Nga không sớm kết thúc chiến tranh, nối lại nguồn cung này, để khi Châu Âu định hình được nhu cầu và nguồn cung khí đốt từ Mỹ, Canada và các nước khác thì chính Nga phải đối thoại và nhượng bộ chính sách.

Bởi trong cái khó ló cái khôn, khi Nga khóa van khí đốt có thể giúp các nước châu Âu chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng điện năng hiệu quả hơn. Việc giảm tiêu thụ khí hoá thạch cũng phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh và chống biến đổi khí hậu của châu Âu.

Điều đáng nói, việc xuất khẩu dầu khí của Nga sang Trung Quốc dù tăng lên nhưng cũng không có gì đáng mừng. Vì việc xuất nhập khẩu của một quốc gia đâu chỉ riêng gì dầu lửa và khí đốt. Chỉ mỗi khí đốt không thể gánh hết nhiệm vụ cho nền kinh tế.

Trong tình hình này, Nga xuất càng nhiều cho Trung Quốc, Nga càng thiệt hại. Vì sao? Cứ thử hình dung giá dầu từ 80 đô la/thùng tăng lên hơn 100 đô la/thùng, nhưng giá cả tăng khoảng 20% trong khi thu nhập từ xuất khẩu chỉ tăng 10%.

Như vậy buộc Nga phải tính toán, hoặc giảm khối lượng xuất khẩu, hoặc tiếp tục xuất khẩu nhiều nhưng không có lợi bao nhiêu. Trong khi Trung Quốc cũng buộc Nga phải giảm giá sâu ngay cả khi giá đã được cố định trong các hợp đồng dài hạn trước đó.

Nếu tiếp tục kéo dài cuộc chiến xâm lược, nền kinh tế của Nga sẽ càng suy kiệt. Và đương nhiên Nga sẽ phải lệ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc, nhượng bộ chính sách sẽ xảy ra. Nga suy yếu Trung Quốc sẽ mạnh lên trong việc định hình chiến lược. Không những thế, hành vi xâm lược của Nga sẽ là một tiền lệ xấu thúc đẩy Trung Quốc “tiền trảm hậu tấu” với các nước láng giềng để bảo vệ cái gọi là “lợi ích cốt lõi” của mình.

By KBCHNTV

Nhả báo tự do là một người đang sống hải ngoại rời Việt Nam ngày 27/4/1975 và trở lại đất nước 10/9/2011 và thay đổi tầm nhìn. Nhưng tính cách làm báo với chủ trương tôn trọng sự thật nên tin tức của ông được chiếu cố bởi những người thích sự ngay thẳng.

Leave a Reply

Verified by MonsterInsights